Khủng hoảng lương thực toàn cầu - Nguy cơ hiện hữu
Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay được ví như “Quả cầu tuyết”, bắt đầu những vòng lăn chậm rãi đầu tiên từ trước đại dịch, dần tăng tốc mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu và quả cầu này trở nên không kiểm soát được trước xung đột Nga-Ukraine.
Nga và Ukraine nằm trong số các quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Chỉ riêng hai nước này đã chiếm đến 27% sản lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu từ năm 2016 đến năm 2020, và 16% sản lượng ngô. Cuộc xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt Nga, cùng với việc các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, đang khiến gần 30% xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, 18% xuất khẩu ngô và hơn 70% xuất khẩu dầu hướng dương bị chặn lại. Những yếu tố này đang đẩy giá các sản phẩm nông nghiệp tăng cao, đe dọa an ninh lương thực và ổn định chính trị trên thế giới.
Theo các chuyên gia, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay được ví như “Quả cầu tuyết”, bắt đầu những vòng lăn chậm rãi đầu tiên từ trước đại dịch, dần tăng tốc mạnh mẽ trong bối cảnh dịch bệnh, suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu và quả cầu này trở nên không kiểm soát được trước xung đột Nga-Ukraine.
Nga và Ukraine nằm trong số các quốc gia xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Chỉ riêng hai nước này đã chiếm đến 27% sản lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu từ năm 2016 đến năm 2020, và 16% sản lượng ngô. Cuộc xung đột Nga-Ukraine, các lệnh trừng phạt Nga, cùng với việc các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, đang khiến gần 30% xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, 18% xuất khẩu ngô và hơn 70% xuất khẩu dầu hướng dương bị chặn lại. Những yếu tố này đang đẩy giá các sản phẩm nông nghiệp tăng cao, đe dọa an ninh lương thực và ổn định chính trị trên thế giới.
Ảnh minh họa, nguồn Internet
Tình trạng khủng hoảng lương thực hiện nay dự báo có thể tiếp diễn trong 12-18 tháng tới, dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực toàn cầu và những hậu quả chính trị ở một số quốc gia. Cuộc khủng hoảng này cũng làm gia tăng xu hướng đầu cơ tích trữ hàng nông sản, khiến giá cả tăng mạnh. Chỉ số giá ngũ cốc của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) trong tháng 3/2022 đạt mức cao nhất từng được ghi nhận kể từ năm 1990, tăng hơn 17% so với tháng Hai. Theo tính toán của FAO, giá lúa mỳ, ngô và hạt có dầu, ba thành phần chính của chỉ số giá thực phẩm cơ bản, đang tăng vọt. Chỉ số này hiện đã vượt qua mức kỷ lục được ghi nhận vào năm 1961. Trong 60 năm qua, giá các loại thực phẩm cơ bản này chưa bao giờ cao như hiện nay.
Theo đó, lạm phát nông nghiệp sẽ giáng một đòn rất mạnh vào an ninh lương thực thế giới. FAO ước tính rằng sẽ có hơn 800 triệu người rơi vào cảnh thiếu ăn. Thậm chí xung đột Ukraine có khả năng khiến con số này tăng từ 7 đến 13 triệu người, chủ yếu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và khu vực phía Nam Sa mạc Sahara. Riêng ở khu vực Sahel thuộc châu Phi, vốn đã thiếu lương thực do biến đổi khí hậu, hạn hán, xung đột địa phương và đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng đã ở mức“đặc biệt nghiêm trọng”. Tình trạng đói và suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến 38,3 triệu người trong những tháng tới nếu không triển khai các biện pháp thích hợp, theo cảnh báo của FAO.
Châu Âu cũng phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực. Ở cấp độ khu vực, EU hiện đang thiếu các phương tiện can thiệp và cũng không còn nguồn dự trữ lương thực chiến lược nào. Ở cấp độ toàn cầu, hiện cũng đang thiếu một hệ thống phối hợp quản lý các nguồn dự trữ để điều tiết thị trường. Trong bối cảnh này, chỉ có các nhà khai thác tư nhân lớn, nắm giữ phần lớn nguồn dự trữ lương thực là có lợi. Không có sự điều tiết, sẽ không có ai kiềm chế sự tăng giá trên thị trường và điều này dẫn đến nguy cơ phát triển tình trạng đầu cơ tích trữ là rất cao.
Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Theo tính toán của các chuyên gia, trong ngắn hạn, nguồn lương thực dự trữ có thể giúp giải quyết nạn đói tạm thời. Nhưng về lâu dài, cần có những giải pháp đồng bộ với sự phối hợp của tất cả các bên.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày một nghiêm trọng, tổ chức FAO đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp thế giới tránh được kịch bản khủng hoảng lương thực. Theo đó, FAO sẽ hỗ trợ các chính sách và chương trình phục hồi liên quan đến dịch COVID-19 của quốc gia thành viên trên nguyên tắc “Tái thiết theo hướng tốt hơn” phục hồi toàn diện, và đóng góp vào tiến trình hướng đến mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc chuyển đổi sang một hệ thống nông sản hiệu quả, toàn diện và có khả năng chống chịu tốt hơn. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ làm tăng tính hiệu quả của sản xuất và dinh dưỡng, thân thiện với môi trường và đặc biệt là không để ai ở lại phía sau.
FAO đưa ra bốn khuyến nghị nhằm giúp thế giới khắc phục tình trạng khủng hoảng lương thực. Trước tiên, cần tiếp tục duy trì dòng chảy thương mại đối với thị trường lương thực và phân bón toàn cầu. Trong đó, mọi nỗ lực cần được thực hiện để bảo vệ hoạt động sản xuất và tiếp thị cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và toàn cầu. Ngoài ra, chuỗi cung ứng cần được vận hành liên tục. Điều này có nghĩa là các yếu tố bao gồm cây trồng, vật nuôi, cơ sở hạ tầng chế biến thực phẩm và tất cả các hệ thống hậu cần sẽ phải được bảo vệ.
Thứ hai, thế giới cần tìm kiếm những nhà cung cấp thực phẩm mới và đa dạng hơn. Các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm từ Nga và Ukraine nên hướng tới các nhà cung cấp thay thế để chống đỡ cú sốc. Họ cũng nên dựa vào nguồn dự trữ lương thực hiện có và đa dạng hóa sản xuất trong nước để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh.
Thứ ba, các nhóm người dễ bị tổn thương cần được bảo vệ. Để làm được điều này, chính phủ cần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, đồng thời tránh đưa ra các phản ứng chính sách một cách vội vàng. Trước khi ban hành bất kỳ biện pháp nào để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, cần phải xem xét những tác động tiềm tàng đối với thị trường quốc tế.
Cuối cùng, thế giới cần tăng cường tính minh bạch trong công tác thông tin liên quan đến các điều kiện thị trường toàn cầu, nhằm giúp các chính phủ và nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt khi thị trường hàng hóa nông sản có nhiều biến động.
Đồng quan điểm trên, Viện nghiên cứu Chatham House của Vương quốc Anh, trong báo cáo mới nhất với tựa đề “Căng thẳng tại Ukraine và các mối đe dọa đối với thị trường thực phẩm, an ninh năng lượng,” nhận định rằng thế giới nên hướng đến một kế hoạch “Tái thiết theo hướng tốt hơn,” thay vì “Tái thiết nhanh hơn” như đã từng xảy ra trong các cuộc khủng hoảng trước.
Phát biểu tại hội nghị về an ninh lương thực tại trụ sở của LHQ, Tổng Thư ký Guterres cho biết, tổ chức này đang tăng cường tiếp xúc chặt chẽ với Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực khôi phục hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Theo ông Guterres, không có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực mà không khôi phục mối liên kết giữa thế giới với hoạt động sản xuất lương thực của Ukraine. Người đứng đầu LHQ kêu gọi Nga tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc an toàn tại các cảng của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng thực phẩm và phân bón của Nga cũng phải được tiếp cận đầy đủ và không hạn chế với các thị trường thế giới…
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) ông Akinwumi Adesina cho rằng, để ứng phó với khủng hoảng lương thực, AfDB và các đối tác đặt mục tiêu huy động 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất lúa mỳ và các loại cây trồng khác ở châu Phi, với mục tiêu giúp 40 triệu nông dân gia tăng sản lượng lúa mỳ chịu nhiệt, gạo, đậu nành và các cây trồng khác để cung cấp lương thực cho khoảng 200 triệu người. Trọng tâm của những nỗ lực này là đào tạo và cung cấp cho người nông dân các kỹ thuật mới nhằm giúp họ thích ứng tốt nhất với tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, bảo vệ đa dạng sinh học phong phú ở châu Phi là một lộ trình để gia tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và tìm ra các giống cây trồng mới phù hợp hơn với khí hậu khô và nóng hơn.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Safwat Wl Alfy, Tổng thư ký Phòng Thương mại tỉnh Biển Đỏ của Ai Cập cho hay, đầu tư vào các nước châu Phi, nhất là vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, là yếu tố rất quan trọng, qua đó giúp những nước này tự chủ hơn về lương thực trên chính mảnh đất của họ, thay vì nhập khẩu lương thực từ Nga và Ukraine.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và xung đột chủ yếu xuất phát từ tình trạng hợp tác giữa các quốc gia hiện nay. Thực tế cho thấy tình trạng nghèo đói gia tăng trong khi dự trữ gạo, lúa mỳ, ngô (ba mặt hàng chủ lực của thế giới) không hề chịu tác động từ khủng hoảng và thậm chí đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử. Do vậy, các quốc gia cần đưa ra một cách tiếp cận tập thể táo bạo hơn. Trong đó, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Anh có thể ngăn chặn nạn đói bằng cách phối hợp hành động để làm hạ nhiệt thị trường lúa mỳ toàn cầu cũng như các thị trường ngũ cốc khác, đồng thời thực hiện các biện pháp để giữ cho xuất khẩu lưu thông.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng để giải quyết tình trạng khủng hoảng lương thực. IMF và một số tổ chức tài chính quốc tế khác đã công bố kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Trong đó, IMF, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã nhất trí hợp tác xây dựng một kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Theo kế hoạch mới được công bố, các tổ chức tài chính quốc tế tập trung vào 6 mục tiêu ưu tiên, gồm: Hỗ trợ những người dễ bị tổn thương; thúc đẩy thương mại mở; giảm tình trạng thiếu phân bón; hỗ trợ sản xuất lương thực; đầu tư vào nông nghiệp thích ứng với khí hậu cho tương lai và phối hợp để những nỗ lực này phát huy hiệu quả tối đa./.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày một nghiêm trọng, tổ chức FAO đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp thế giới tránh được kịch bản khủng hoảng lương thực. Theo đó, FAO sẽ hỗ trợ các chính sách và chương trình phục hồi liên quan đến dịch COVID-19 của quốc gia thành viên trên nguyên tắc “Tái thiết theo hướng tốt hơn” phục hồi toàn diện, và đóng góp vào tiến trình hướng đến mục tiêu phát triển bền vững thông qua việc chuyển đổi sang một hệ thống nông sản hiệu quả, toàn diện và có khả năng chống chịu tốt hơn. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ làm tăng tính hiệu quả của sản xuất và dinh dưỡng, thân thiện với môi trường và đặc biệt là không để ai ở lại phía sau.
FAO đưa ra bốn khuyến nghị nhằm giúp thế giới khắc phục tình trạng khủng hoảng lương thực. Trước tiên, cần tiếp tục duy trì dòng chảy thương mại đối với thị trường lương thực và phân bón toàn cầu. Trong đó, mọi nỗ lực cần được thực hiện để bảo vệ hoạt động sản xuất và tiếp thị cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và toàn cầu. Ngoài ra, chuỗi cung ứng cần được vận hành liên tục. Điều này có nghĩa là các yếu tố bao gồm cây trồng, vật nuôi, cơ sở hạ tầng chế biến thực phẩm và tất cả các hệ thống hậu cần sẽ phải được bảo vệ.
Thứ hai, thế giới cần tìm kiếm những nhà cung cấp thực phẩm mới và đa dạng hơn. Các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu thực phẩm từ Nga và Ukraine nên hướng tới các nhà cung cấp thay thế để chống đỡ cú sốc. Họ cũng nên dựa vào nguồn dự trữ lương thực hiện có và đa dạng hóa sản xuất trong nước để đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh.
Thứ ba, các nhóm người dễ bị tổn thương cần được bảo vệ. Để làm được điều này, chính phủ cần mở rộng mạng lưới an sinh xã hội, đồng thời tránh đưa ra các phản ứng chính sách một cách vội vàng. Trước khi ban hành bất kỳ biện pháp nào để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, cần phải xem xét những tác động tiềm tàng đối với thị trường quốc tế.
Cuối cùng, thế giới cần tăng cường tính minh bạch trong công tác thông tin liên quan đến các điều kiện thị trường toàn cầu, nhằm giúp các chính phủ và nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt khi thị trường hàng hóa nông sản có nhiều biến động.
Đồng quan điểm trên, Viện nghiên cứu Chatham House của Vương quốc Anh, trong báo cáo mới nhất với tựa đề “Căng thẳng tại Ukraine và các mối đe dọa đối với thị trường thực phẩm, an ninh năng lượng,” nhận định rằng thế giới nên hướng đến một kế hoạch “Tái thiết theo hướng tốt hơn,” thay vì “Tái thiết nhanh hơn” như đã từng xảy ra trong các cuộc khủng hoảng trước.
Phát biểu tại hội nghị về an ninh lương thực tại trụ sở của LHQ, Tổng Thư ký Guterres cho biết, tổ chức này đang tăng cường tiếp xúc chặt chẽ với Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực khôi phục hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine. Theo ông Guterres, không có giải pháp hữu hiệu nào để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực mà không khôi phục mối liên kết giữa thế giới với hoạt động sản xuất lương thực của Ukraine. Người đứng đầu LHQ kêu gọi Nga tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc an toàn tại các cảng của Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng thực phẩm và phân bón của Nga cũng phải được tiếp cận đầy đủ và không hạn chế với các thị trường thế giới…
Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) ông Akinwumi Adesina cho rằng, để ứng phó với khủng hoảng lương thực, AfDB và các đối tác đặt mục tiêu huy động 1 tỷ USD nhằm thúc đẩy sản xuất lúa mỳ và các loại cây trồng khác ở châu Phi, với mục tiêu giúp 40 triệu nông dân gia tăng sản lượng lúa mỳ chịu nhiệt, gạo, đậu nành và các cây trồng khác để cung cấp lương thực cho khoảng 200 triệu người. Trọng tâm của những nỗ lực này là đào tạo và cung cấp cho người nông dân các kỹ thuật mới nhằm giúp họ thích ứng tốt nhất với tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, bảo vệ đa dạng sinh học phong phú ở châu Phi là một lộ trình để gia tăng năng suất sản xuất nông nghiệp và tìm ra các giống cây trồng mới phù hợp hơn với khí hậu khô và nóng hơn.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Safwat Wl Alfy, Tổng thư ký Phòng Thương mại tỉnh Biển Đỏ của Ai Cập cho hay, đầu tư vào các nước châu Phi, nhất là vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, là yếu tố rất quan trọng, qua đó giúp những nước này tự chủ hơn về lương thực trên chính mảnh đất của họ, thay vì nhập khẩu lương thực từ Nga và Ukraine.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và xung đột chủ yếu xuất phát từ tình trạng hợp tác giữa các quốc gia hiện nay. Thực tế cho thấy tình trạng nghèo đói gia tăng trong khi dự trữ gạo, lúa mỳ, ngô (ba mặt hàng chủ lực của thế giới) không hề chịu tác động từ khủng hoảng và thậm chí đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử. Do vậy, các quốc gia cần đưa ra một cách tiếp cận tập thể táo bạo hơn. Trong đó, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Anh có thể ngăn chặn nạn đói bằng cách phối hợp hành động để làm hạ nhiệt thị trường lúa mỳ toàn cầu cũng như các thị trường ngũ cốc khác, đồng thời thực hiện các biện pháp để giữ cho xuất khẩu lưu thông.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng để giải quyết tình trạng khủng hoảng lương thực. IMF và một số tổ chức tài chính quốc tế khác đã công bố kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Trong đó, IMF, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã nhất trí hợp tác xây dựng một kế hoạch hành động chung nhằm giải quyết vấn đề an ninh lương thực.
Theo kế hoạch mới được công bố, các tổ chức tài chính quốc tế tập trung vào 6 mục tiêu ưu tiên, gồm: Hỗ trợ những người dễ bị tổn thương; thúc đẩy thương mại mở; giảm tình trạng thiếu phân bón; hỗ trợ sản xuất lương thực; đầu tư vào nông nghiệp thích ứng với khí hậu cho tương lai và phối hợp để những nỗ lực này phát huy hiệu quả tối đa./.