02/05/2024 lúc 09:20 (GMT+7)
Breaking News

Việt Nam đứng thứ 7 Thế giới về sử dụng công nghệ robot

VNHN - Từ 2-3 năm qua thị trường robot tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh và "bùng nổ", đáng chú ý trong năm 2017 thị trường robot tại Việt Nam được thống kê xếp hạng lớn thứ 7 trên thế giới với 8.000 con. Với nhu cầu về robot được ước tính sẽ lên tới 1 triệu con vào năm 2020.

VNHN - Từ 2-3 năm qua thị trường robot tại Việt Nam tăng trưởng rất nhanh và "bùng nổ", đáng chú ý trong năm 2017 thị trường robot tại Việt Nam được thống kê xếp hạng lớn thứ 7 trên thế giới với 8.000 con. Với nhu cầu về robot được ước tính sẽ lên tới 1 triệu con vào năm 2020.

 

Việt Nam đang chuyển mình trở thành một cơ sở sản xuất toàn cầu

Năm 2011, Robot Titan đã đến Việt Nam, tự tay đã quay clip này tại Triển Lãm Metalex

Nhờ làn sóng đầu tư từ nước ngoài tăng cao, trong đó đáng chú ý là đầu tư của doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực điện tử. Các công ty trong lĩnh vực ô tô, thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng, sản xuất kim loại nói chung, lắp ráp, kiểm tra trong ngành điện tử,... có nhu cầu sử dụng robot với mức tăng trưởng cao.

Sự xuất hiện các nhà sản xuất quy mô lớn trên thế giới như Samsung, LG, Toyota, Honda, Canon, Brother... tại Việt Nam, một số cơ sở sản xuất này là trọng tâm trong cả hệ thống cung ứng sản xuất trên toàn thế giới. Ngoài ABB, một số các tên tuổi trong ngành robotic khác cũng xuất hiện tại Việt Nam như Universal Robots (UR), Yaskawa Kuka...

Tổng Giám đốc ABB Việt Nam, ông Brian Hull cho biết, sản lượng của ABB (một trong những thương hiệu lớn trong ngành robot thế giới) tại Việt Nam trong 3 năm gần đây đã tăng trưởng 2 con số mỗi năm. Tập đoàn này đã dành 50% sản lượng tại Việt Nam để xuất khẩu, phần còn lại phục vụ tại thị trường nội địa.

Thực tế, nhiều nhà máy của Việt Nam đang dịch chuyển dần sang tự động hóa thay cho hoạt động sản xuất gần như thủ công trước đây. Chẳng hạn, Vinamilk đã chi hàng ngàn tỉ đồng cho tự động hóa. Xu hướng này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng bắt đầu tìm hiểu các giải pháp kỹ thuật số cho các trạm biến áp và nhà máy điện.

Một thực tế khác, nếu ai đã từng tham quan các nhà máy lớn như LG của Hàn Quốc hay Bridegestone của Nhật Bản đều thấy công nghệ ứng dụng thật tuyệt vời. Thế nhưng ngay tại Việt Nam, ứng dụng robot và công nghệ hiện đại đến không ngờ bằng chuỗi dây chuyển sản xuất lớn chỉ với vài người nhân công tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông. Một doanh nghiệp được hình thành từ nửa thế kỷ trước với nền kinh tế tập trung đến nay đã được cổ phẩn hóa, năng lực sản xuất tăng cao gấp bội với ứng dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa của Thế giới, tiết kiệm chi phí nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm của các loại sản phẩm trong đó có thể nói tới sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường lớn của Thế giới như đèn LED.

Công nghệ LED trong phát triển hệ thống chiếu sáng thông minh, giám sát và điều khiển từ xa bằng điện thoại di động

Theo Báo cáo mới đây của World Bank (Ngân hàng thế giới) cho thấy, robot được sử dụng trong sản xuất của Việt Nam thuộc nhóm thấp trong khối ASEAN-6. Thế nhưng, đây lại cũng là cơ hội cho thị trường robot mở ra khi Việt Nam muốn thúc đẩy năng suất, chất lượng hàng hóa lên mức cao hơn.

Universal Robots cũng dự đoán lĩnh vực tự động hóa của Việt Nam sẽ trị giá khoảng 184,5 triệu USD vào năm 2021. Đó chính là lý do hãng quyết không thể bỏ qua việc giành thị phần tại Việt Nam. Việc triển khai robot ở Việt Nam vẫn còn thấp. Ở Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu việc sử dụng robot với 488 con/10.000 lao động, tiếp theo là Thái Lan và Malaysia với 45 con và 34 con. Chính vì vậy, Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng.

Chi phí robot còn cao, Chính phủ nỗ lực định hướng cho các công nghệ cốt lõi

Giới chuyên gia nhận định, hiện có 2 thách thức lớn tại thị trường Việt Nam trong việc tăng khả năng ứng dụng robot vào tự động hóa. Đó là nhân lực và thuyết phục khách hàng về giá trị thực mà robot mang lại.

Ông Huỳnh Phong Phú, Giám đốc Ban Robot và tự động hóa nhà máy của Công ty ABB Việt Nam, cũng chia sẻ, hiện thị trường có khoảng 6 nhà cung cấp robot nhưng tất cả là của doanh nghiệp nước ngoài. Riêng ABB, hiện đã cung cấp cho thị trường Việt Nam gần 5.000 robot. Tiềm năng thị trường robot ở Việt Nam tiếp tục tăng cao và còn nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp sản phẩm công nghệ này, nhất là đối với doanh nghiệp trong nước muốn tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí lao động và chi phí vận hành vốn tiêu tốn không ít nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Một số sản phẩm rotbot của Công ty ABB Việt Nam

Các nhà sản xuất, lắp ráp Việt Nam cũng đã phát triển đến quy mô lớn và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn sản xuất của thế giới. Tuy nhiên, chi phí robot hiện vẫn còn khá cao nên phần lớn chỉ có các doanh nghiệp quy mô vừa trở lên mới có khả năng đầu tư, sở hữu.

Ông Phú đánh giá xu hướng ứng dụng robot công nghiệp trong nhà máy tương lai ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ tại Việt Nam đang phát triển. Đồng thời nó đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các doanh nghiệm cung ứng, phụ trợ. Các yêu cầu về sản phẩm và năng suất cũng tăng lên. "Đây chính là những yếu tố đã thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ phát triển cả về lượng và chất trong thời gian gần đây” – Ông Phú nhấn mạnh.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam một số loại robot được nhập khẩu như: robot pha cafe, hút bụi thông minh,... Bên cạnh hàng nhập khẩu, sản phẩm robot do Việt Nam sản xuất như sản phẩm robot của Công ty Cổ phần ROBOT Tosy... nhưng điều có thể thấy khi giá nhân công của Việt Nam không còn rẻ và đang ngày một cao hơn, trong khi giá công nghệ đang xu hướng giảm dần, kéo giá bán robot xuống mức thấp hơn. Vì đó, Chính phủ đang tập trung vào việc phát triển các sáng kiến và ban hành pháp luật để đẩy nhanh quá trình tự động hóa.

Sản phẩm Robot mới của Công ty Cổ phần ROBOT Tosy trong đó có sản phẩm đã tham gia Triển lãm CES năm 2012

Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, cũng ưu tiên vào tầm quan trọng của robot công nghiệp và tự động hóa công nghệ cao.

Chính phủ xác định hướng tập trung vào các công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) như robot, AI, blockchain... góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Ước tính của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương mới đây cho thấy, đến năm 2030, CMCN 4.0 có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm từ 28,5-62,1 tỉ USD, tương đương mức tăng GDP 7-16% tùy theo từng kịch bản.