VNHN - Ngày 25/3, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt để kiểm tra, đánh giá về nguồn cung, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông.
Nông dân dự trữ lúa
Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật quản lý ngoại thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan, trước ngày 28/3/2020.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay. Tổng cục Hải quan giao Cục Quản lý rủi ro thiết lập tiêu chí đưa mặt hàng gạo các loại thuộc phân nhóm HS 1006.20, 1006.30 và 1006.40 vào diện cấm xuất khẩu, đảm bảo an ninh và nguồn cung cấp lương thực ổn định trong nước.
Bên cạnh đó, hiện nay giá cả mặt hàng gạo trong nước cũng đã tăng từ 25% so với mức bình thường. Dịch bệnh được dự báo diễn biến phức tạp nên tác động trực tiếp tới tâm lý của người tiêu dùng, vì dịch bệnh ngày càng phát triển theo hướng xấu đi, người dân có xu hướng đổ xô đi mua tích trữ lúa gạo với số lượng lớn. Dẫn đến tình trạng cung cấp không đủ cho nhu cầu thực tế.
Việc tạm dừng cũng là để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ đông xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp. Nhằm đánh giá nắm bắt kịp thời nguồn lương thực hiện có, để đưa ra các phương án thích hợp.
Dự đoán giá lúa sẽ tăng mạnh trong thời gian sắp tới.
Theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, dự kiến xuất khẩu gạo trong năm nay đạt 6,75 triệu tấn. Lương thực hiện nay vẫn rất cần thiết và quan trọng để chống dịch Covid-19. Về việc không xuất khẩu là để dự trữ lương thực, ổn định tâm lý thị trường là một quyết định hoàn toàn chính xác./.