VNHN - Viêm khớp dạng thấp (hay thường gọi là thấp khớp) là căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Viêm khớp dạng thấp ban đầu không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây biến dạng khớp, tàn phế và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch… thậm chí giảm tuổi thọ và tử vong.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn tự miễn của cơ thể gây ra viêm kèm theo các cơn đau, xơ cứng và sưng khớp. Bệnh xảy ra phần lớn ở khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Đây là một trong các bệnh lý về xương khớp phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, chiếm tỷ lệ 0,5 - 2% dân số.
Bệnh làm tổn thương hệ xương khớp trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, những người bị viêm khớp dạng thấp phải đối mặt với nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 3 lần và nguy cơ bị đột quỵ gấp 2 lần so với người bình thường.
Viêm khớp dạng thấp ban đầu không nguy hiểm nhưng không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp
Theo các chuyên gia, yếu tố miễn dịch trong cơ thể là yếu tố then chốt có thể tạo nên và gây ra viêm khớp dạng thấp nếu trục trặc. Vì thế, khác với những dạng bệnh xương khớp khác, viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với rất nhiều yếu tố tạo thành bệnh.
Ở người bệnh viêm khớp dạng thấp, người ta nhận thấy tình trạng các tế bào bạch cầu có chức năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus di chuyển từ máu vào trong màng bao quanh khớp. Những tế bào bạch cầu này vì một lý do nào đó mà hoạt động bất thường, tạo ra các protein gây viêm và các chất gây phản ứng viêm như TNF - alpha. Quá trình tự nhiên này diễn ra âm thầm và khiến cho sức khỏe xương khớp suy yếu dần.
Mặc dù vẫn chưa chắc chắn về cơ chế thúc đẩy quá trình tự miễn nhưng một số yếu tố nguy cơ dưới đây góp phần thúc đẩy quá trình tự miễn gây ra viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Giới tính: 70% trong số người bệnh viêm khớp dạng thấp là nữ giới.
- Tuổi tác: Bệnh phát triển mạnh ở những người từ 30 đến 60 tuổi.
- Yếu tố di truyền.
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt nếu bạn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền ở trên.
- Mặc dù không chắc chắn và ít thông tin nhưng sự phơi nhiễm môi trường như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Những người thừa cân hoặc béo phì dường như có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn. Đặc biệt là ở những phụ nữ tuổi trung niên trở lên.
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý được xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố. Tuy nhiên, người bệnh bị viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng sau:
- Cứng khớp làm hạn chế sự vận động của các khớp. Biểu hiện này thường xuất hiện vào sáng sớm ngay khi ngủ dậy và thường kéo dài trong vòng 1 giờ rồi sau đó các khớp sẽ tự mềm ra.
- Sưng khớp có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên.
- Vùng da ở khớp viêm có thể nóng và đỏ hơn những vùng da khác.
- Hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.
- Xuất hiện cục nổi lên khỏi bề mặt da. Có thể đau hoặc không đau.
- Bệnh có thể ảnh hưởng đến thanh quản gây khàn giọng.
- Ngoài ra còn có những triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.
- Biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh là : suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi toàn thân.
Viêm khớp dạng thấp ban đầu không nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây biến dạng khớp, tàn phế và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch… thậm chí giảm tuổi thọ và tử vong.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
Theo nhận định của các chuyên gia, viêm khớp dạng thấp thuộc nhóm bệnh tự miễn mạn tính, hiện chưa điều trị dứt điểm được mà cần điều trị liên tục. Hiện nay, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp cả Tây Y và Đông Y. Ngoài ra còn kết hợp vật lý trị liệu, các biện pháp chỉnh hình, luyện tập, châm cứu,… Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng biệt trong điều trị bệnh.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng Tây Y
Chữa trị bằng Tây y cần tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc: cắt giảm triệu chứng, ngăn ngừa viêm nhiễm và theo dõi thường xuyên. Các cách điều trị thông thường:
Sử dụng thuốc Tây
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Celecoxib, Meloxicam, Etoricoxib… giúp chống viêm, giảm sưng hiệu quả.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Paracetamol kết hợp codein….có tác dụng giảm đau tức thì.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Methotrexate, Leflunomide, Hydroxychloroquine… làm giảm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa tổn thương khớp.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật thay thế khớp: bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị hư hỏng và thay thế bằng khớp nhân tạo.
- Phẫu thuật sửa gân: thực hiện bằng cách sửa chữa và hàn gắn các gân bị lỏng hoặc đứt do viêm khớp.
- Phẫu thuật chỉnh trục: thực hiện khi phẫu thuật thay thế khớp không tiến hành được.
Phương pháp khác
- Chiếu đèn hồng ngoại: có tác dụng làm giãn mạch, tăng cường lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau do viêm khớp gây ra.
- Điện cao tần, siêu âm: giúp lưu thông máu, giảm xơ hoá và giãn dây chằng.
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng Đông Y
Đông Y có nhiều phương pháp đẩy lùi viêm khớp dạng thấp an toàn và tiết kiệm, người bệnh có thể áp dụng:
Bài thuốc nam
- Cây đau xương: Người bệnh lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng, cho vào bình. Đổ ngập rượu, ngâm tối thiểu 2 tháng rồi dùng để xoa bóp tại vị trí khớp gối đau nhức sẽ thấy cải thiện đáng kể.
- Mật ong và bột quế: Cho 1 thìa mật ong và nửa thìa bột quế cho vào cốc nước nóng. Khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày để làm giảm tình trạng viêm, sưng khớp.
- Cỏ trinh nữ: Chuẩn bị các nguyên liệu rễ cúc tần, rễ trinh nữ, rễ bưởi bung mỗi thứ 20g; 10g rễ đinh lăng. Tất cả thái nhỏ, làm sạch rồi đem sắc lấy nước, uống 2 lần trong ngày có tác dụng giảm đau, tiêu viêm.
Phương pháp khác
- Xoa bóp, bấm huyệt: Đây là 2 kĩ thuật phổ biến của Đông Y nhằm hỗ trợ giảm đau và chống co cơ. Trong đó, bấm huyệt được coi là trọng yếu bởi nó có thể giúp giảm tắc nghẽn của huyệt vị, đả thông kinh mạch giúp người bệnh vận động linh hoạt.
- Giác hơi: Là cách điều trị tác động lên cơ thể bằng nhiệt và khí giúp người bệnh được hoạt huyệt, giảm trạng thái co cứng, giãn gân.
- Tắm suối khoáng: bệnh nhân ngâm mình trong nước khoáng nóng có tác dụng phục hồi chức năng xương khớp, thư giãn tình thần đồng thời chống căng cơ.
Viên khớp “Salix Plus” sản phẩm 100% từ thiên nhiên giúp người bệnh yên tâm hơn trong điều trị viêm khớp dạng thấp
Viên khớp “Salix Plus” khắc tinh bệnh viêm khớp dạng thấp
Ngoài những phương pháp điều trị đông, tây y, người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng sản phẩm chức năng Viên khớp “Salix Plus” trong quá trình điều trị bởi Viên khớp “Salix Plus” có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên không gây ra các tác dụng phụ như: độc với gan, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
Viên khớp “Salix Plus” được chiết xuất từ hơn 10 loại cao thảo dược quý như cao liễu trắng, cao đương quy, cao khương hoạt, cao ngưu tất... có tác dụng giảm đau, kháng viêm, kích thích tái tạo collagen ở khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đặc biệt, trong vỏ liễu trắng có thành phần hoạt chất chính là salicin, chất này đã được các nhà hóa học nghiên cứu đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp. Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên an toàn khi sử dụng lâu dài.
Bên cạnh đó, Viên khớp “Salix Plus” cũng được giới thiệu tại nhiều hội thảo khoa học trên cả nước và nghiên cứu tác dụng đối với bệnh viêm khớp dạng thấp ở nhiều bệnh viện lớn như Bạch Mai, Quân Y 108…
Đơn vị phân phối sản phẩm viên khớp Salix Plus:
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sức Khỏe Cộng Đồng
Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
* Điện thoại: 0246 650 5803 - Hotline: 0966 755 995.
* Email: [email protected].
* Website: www.visuckhoecongdong.com.vn