05/05/2024 lúc 07:29 (GMT+7)
Breaking News

Ung thư xương và những điều cần biết

VNHNO – Ung thư xương là loại ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn hoặc tế bào mô liên kết của xương. Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư xương không dễ nhận biết, nên nếu bạn không chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể thì có thể sẽ bỏ qua cơ hội điều trị bệnh tốt nhất ở giai đoạn sớm.

VNHNO – Ung thư xương là loại ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn hoặc tế bào mô liên kết của xương. Những triệu chứng sớm của bệnh ung thư xương không dễ nhận biết, nên nếu bạn không chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể thì có thể sẽ bỏ qua cơ hội điều trị bệnh tốt nhất ở giai đoạn sớm.

Ung thư xương.Nguồn: Internet

Ung thư xương là gì?

Cơ thể con người chỉ có một bộ xương với hơn 200 chiếc xương có hình dạng và kích thước khác nhau. Xương có các tế bào sống kết nối với nhau bởi một loại vật chất cứng như canxi. Canxi này giúp cho bộ xương khỏe, và cứng. Xương có cấu tạo rỗng bên trong chứa một loại chất xốp gọi là tuỷ để sản xuất ra các tế bào máu.

Ung thư xương là ung thư liên kết (sacôm) xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương. Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Ung thư xương nguyên phát cần phải phân biệt với ung thư ở vị trí khác di căn tới xương.

Phân biệt các loại ung thư xương:

  • Sarcoma xương: loại ung thư này xuất hiện ở mô dạng xương. Loại ung thư này thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.
  • Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn.
  • Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): ung thư thường hiện diện ở xương, cũng có thể ở mô mềm (cơ, mô mỡ, mô sợi, mạch máu, hay mô nâng đỡ khác). Loại này thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

Dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của Ung thư xương

Dưới đây là 7 dấu hiệu bất thường của xương:

Đau đớn

Các triệu chứng chính của các khối u xương phát sinh sớm, bệnh ban đầu chỉ đau nhẹ, không liên tục. Cùng với sự tiến triển của bệnh, cơn đau có thể tăng dần lên, sự phát triển của những cơn đau thường cố định. 

Hầu hết bệnh nhân tăng đau vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sự đau đớn diễn ra mơ hồ, bạn gần như khó biết đau từ đâu. 

Người bệnh đau đớn vì ung thư xương. Nguồn: Internet

Sưng và nổi u cục

Ở thời kỳ đầu, khối u có thể xuất hiện, sờ thấy xương biến dạng. Khi sưng nhiều hơn có thể khiến mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. 

Rối loạn chứng năng xương

Khi bệnh nhân bị ung thư xương nặng hơn hoặc vào giai đoạn muộn sẽ gây ra một số cơn đau, sưng và chức năng xương ở bệnh nhân bị cản trở, gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.

Triệu chứng bị nén ép

Khi có khối u nào đó phát triển trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép vào não và mũi, xuất hiện triệu chứng áp lực não chậm chạp và nảy sinh các vấn đề về hô hấp.
Khối u vùng chậu nén vào phần trực tràng, bàng quang, ruột gây cảm giác khó tiểu, trong khi đó khối u tủy đè nén cột sống có thể gây tê liệt.

Biến dạng cơ thể

Do sự phát triển của khối u sẽ làm ảnh hưởng lên hệ xương chi, gây ra các triệu chứng dị tật, cơ thể biến dạng, chi dưới có thể có những thay đổi bất thường so với trước đó.

Gãy xương bệnh lý

Phần xương bị bệnh nếu chỉ cần có một tác động nhẹ sẽ rất dễ bị gãy, đau nặng, thường xuất hiện các triệu chứng đau xương thường xuyên, dễ bị gãy xương, cũng có thể gây liệt chân. 

Đau nhức toàn thân

Khi có khối u xương ở giai đoạn muộn, do các độc tố trong khối u kích thích đau có thể có một loạt các triệu chứng xuất hiện toàn thân như mất ngủ, khó chịu, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, giảm cân tiến bộ, thiếu máu, suy mòn. 

Bác sĩ có thể khuyên bạn làm các xét nghiệm để xem có khối u hay không:

- Xét nghiệm xương: Bác sĩ đặt một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch trong tay, sau đó sử dụng một máy ảnh đặc biệt để chụp xương của bạn.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT): X-quang lấy từ các góc độ khác nhau được đặt cùng nhau để cho thấy kích thước và hình dạng khối u và nếu nó lan rộng.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): sử dụng từ trường và sóng radio để phác họa rõ nét của khối u

- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): sử dụng các hạt tích điện dương để tạo ra các hình ảnh màu 3D để kiểm tra cơ thể bạn về ung thư.

- Sinh thiết: Bác sĩ lấy ra một phần nhỏ khối u để  kiểm tra tế bào ung thư. Đó là cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có bị ung thư xương hay không.

Các xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ tìm ra giai đoạn của bệnh ung thư để có cách điều trị thích hợp.

Nguồn: Internet

Giai đoạn I: khối u không lan rộng ra ngoài xương và các tế bào ung thư phát triển chậm

Giai đoạn II: không lan rộng nhưng tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng

Giai đoạn III: có ít nhất hai vị trí khối u trên cùng một đoạn xương

Giai đoạn IV: tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào kể trên hoặc có câu hỏi nào về ung thư xương, hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.