10/01/2025 lúc 05:51 (GMT+7)
Breaking News

Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngoài mang ý nghĩa phát triển kinh tế nhanh và bền vững, còn góp phần xây dựng và hình thành nét đẹp văn hóa tiêu dùng của người dân Việt Nam.

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngoài mang ý nghĩa phát triển kinh tế nhanh và bền vững, còn góp phần xây dựng và hình thành nét đẹp văn hóa tiêu dùng của người dân Việt Nam.

Với gần 100 triệu dân thị trường nội địa, Việt Nam có nhiều tiềm năng cho doanh nghiệp Việt khai thác và mở rộng sản xuất kinh doanh. Để đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, đưa hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đề án với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

Ảnh minh họa: Internet

Mục tiêu tổng quát của Đề án giai đoạn 2021 – 2025 là phát triển thị trường trong nước nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua việc tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” và “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Đề án này cũng đặt mục tiêu trên 90% người dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. Trên 90% doanh nghiệp biết đến phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” với trên 70% doanh nghiệp tham gia phong trào này.

Bên cạnh đó, 100% các tỉnh, thành phố nhân rộng được mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”. 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng được chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất hàng Việt Nam tại thị trường trong nước.

100% tỉnh, thành phố nhân rộng được mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam." 100% bộ, ngành và địa phương xây dựng được chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất hàng Việt Nam tại thị trường trong nước.

Để hàng Việt ngày càng có chỗ đứng trên thị trường và củng cố niềm tin trong nhân dân đối với hàng Việt. Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vạch ra 4 nhóm nhiệm vụ trong tâm gồm: thông tin, truyền thông; phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt; kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với đó là 4 nhóm giải pháp, chính sách phát triển chủ yếu gồm: Giúp thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt. Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt cố định và bền vững. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt Nam. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa: Internet

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan cần xây dựng chương trình kết nối quy mô quốc gia có tính liên kết vùng, miền giữa nhà sản xuất, kinh doanh với nhà phân phối, đại lý trong nước cũng như có những chính sách hỗ trợ cụ thể. Mở rộng độ bao phủ hàng hóa, tăng độ hiện diện của hàng Việt Nam theo các phân khúc khác nhau tại thị trường trong nước.

Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần quan tâm, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại. Nhằm tạo điều kiện cho mở rộng kênh phân phối hàng Việt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Nhà nước tập trung xây dựng chiến lược và chính sách phát triển hàng Việt Nam trong lĩnh vực cần ưu tiên phát triển trung và dài hạn cho thị trường nội địa. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm hướng tới hài hòa với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.

Các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, khai thác lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, mở rộng mạng lưới bán hàng, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương cần xây dựng các chương trình nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về tác động của công nghệ thông tin đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Hướng tới đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác kinh doanh trên môi trường mạng.

Các công tác tuyên truyền, vận động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Là nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong tổ chức thực hiện Cuộc vận động. Mỗi người dân, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đều quan tâm đến mua sắm, sử dụng hàng Việt Nam sẽ đem lại lợi ích cho đất nước, cho cộng đồng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng về trước mắt cũng như lâu dài. Nhằm phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và cả tự tôn dân tộc. Xây dựng văn hóa tiêu dùng của Việt Nam và sản xuất ra được nhiều sản phẩm Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.