19/12/2024 lúc 15:00 (GMT+7)
Breaking News

Trường Tiểu học Lang Chánh II: Không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Trường Tiểu học Lang Chánh II tọa lạc tại Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Là trường thuộc huyện miền núi nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy và học, đã đạt chuẩn mức độ 2 năm 2014 và mức độ 3 năm 2017. Có được thành quả đó là nhờ không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

VNHN - Trường Tiểu học Lang Chánh II tọa lạc tại Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa. Là trường thuộc huyện miền núi nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, trường đã đạt được nhiều thành tích trong công tác dạy và học, đã đạt chuẩn mức độ 2 năm 2014 và mức độ 3 năm 2017. Có được thành quả đó là nhờ không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức.

Các em học sinh trong tiết chào cờ 

Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các kỹ thuật dạy học tích cực và triển khai dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các tiết dạy, bài dạy, với chủ đề áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong nhà trường. Khuyến khích giáo viên tổ chức các giờ học cho học sinh thiết kế, thực hành các thí nghiệm với các vật liệu đơn giản, dễ thực hiện; áp dụng dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch. Nhà trường bố trí sắp xếp thời gian, lên lịch báo giảng hợp lý cho giáo viên dạy mĩ thuật; tạo điều kiện để giáo viên mĩ thuật được dự một số tiết ở trường bạn.

Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua công tác bồi dưỡng giáo viên và thông qua việc dự giờ thăm lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm liên trường, hội thi giáo viên giỏi các cấp.Đổi mới việc sinh hoạt tổ thông qua trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giảng dạy. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống: Dạy học trong lớp học, ngoài lớp học, cả lớp và dạy theo nhóm.

Cô và trò trong tiết học 

Thực hiện dạy học gắn kết giữa lí thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh; giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh có hiệu quả qua Tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh”; giáo dục quốc phòng và an ninh; giáo dục pháp luật; giáo dục nhận thức về quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; chú trọng giáo dục lối sống, kĩ năng sống, “Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua môn Toán”; các kỹ năng tự bảo vệ, chống xâm hại, bạo lực; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học; tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục an toàn giao thông.

Tiếp tục thực hiện dạy học gắn với di sản văn hóa một cách thiết thực, hiệu quả. Chỉ đạo tốt công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng theo hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương và các cấp cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách báo, tài liệu tham khảo để xây dựng và sử dụng hiệu quả thư viện lớp học, thư viện khối,thư viện trường học; tổ chức các hoạt động tại thư viện nhằm phát huy tốt công năng của thư viện và phát triển văn hóa đọc cho học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Song song với việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp tổ chức dạy học là đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 30, Thông tư 22, Thông tư 27 của BGD&ĐT; nghiêm túc đánh giá rút ra những bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện, phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, nội dung, cách đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 22 và Thông tư 27của BGD&ĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học đến cha mẹ học sinh và cộng đồng để nhận được sự đồng thuận cao hơn và cha mẹ học sinh có phần trách nhiệm trong việc cùng tham gia đánh giá học sinh.

Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, không đánh giá tùy tiện, máy móc, khen thưởng tràn lan gây tâm lí không tốt trong dư luận xã hội.