20/12/2024 lúc 08:31 (GMT+7)
Breaking News

Trường THPT Nguyễn Thị Lợi (Thanh Hóa) - Khởi sắc từ ngôi trường bán công

VNHN - Trường THPT Nguyễn Thị Lợi, Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa tiền thân là trường bán công nhưng phong trào dạy tốt học tốt luôn được các thầy cô quan tâm trú trọng về chất lượng, số lượng. Vì vậy, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên rõ rệt năm học 2019-2020 tốt nghiệp phổ thông đạt 98,7%, có nhiều điểm 9 và điểm 10, có 18 em học sinh đạt giải cấp tỉnh các môn thể dục thể thao. Đặc biệt môn ngoại ngữ luôn được quan tâm nâng cao chất lượng, kết quả loại giỏi đạt 3,48%, loại khá 48,95%, loại t

VNHN - Trường THPT Nguyễn Thị Lợi, Thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa tiền thân là trường bán công nhưng phong trào dạy tốt học tốt luôn được các thầy cô quan tâm trú trọng về chất lượng, số lượng. Vì vậy, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên rõ rệt năm học 2019-2020 tốt nghiệp phổ thông đạt 98,7%, có nhiều điểm 9 và điểm 10, có 18 em học sinh đạt giải cấp tỉnh các môn thể dục thể thao. Đặc biệt môn ngoại ngữ luôn được quan tâm nâng cao chất lượng, kết quả loại giỏi đạt 3,48%, loại khá 48,95%, loại trung bình 39,87%, yếu 7,52%, loại kém 0%. Công tác phân luồng hàng năm đạt từ 50-60% tỉ lệ các em vào các trường cao đẳng, đại học, số còn lại nhà trường định hướng cho các em đi vào các trường nghề.

Để thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh nhà trường căn cứ học lực của học sinh để tư vấn giúp đỡ học sinh chọn nghề cho bản thân một cách phù hợp. Hạn chế tối đa học sinh chọn nghề và hướng phát triển không phù hợp với khả năng bản thân. Năm học 2019-2020 trường phối hợp với trường ĐH Hồng Đức mở ngày hội tư vấn hướng nghiệp, kết quả có khoảng 30% học sinh thi vào trường các trường ĐH, 40% học sinh chọn CĐ, trung cấp nghề...

Trường THPT Nguyễn Thị Lợi hôm nay

Để có một ngôi trường như ngày hôm nay là thành quả nỗ lực của bao thế hệ thầy trò trường THPT Nguyễn Thị Lợi và luôn được sự quan tâm của các cấp, ban ngành, sự đồng hành chia sẽ ủng hộ của các bậc phụ huynh. Nhìn lại những năm trước đây khi tiền thân là trường THPT bán công Nguyễn Thị Lợi nên công tác tuyển sinh của trường chủ yếu theo thuật toán “lọt sàng xuống nia”, vì thế ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng mũi nhọn. Lúc đầu chỉ có 5-6 lớp học đến nay trường đã có 27 lớp với trên 1000 học sinh.

Tượng đài nữ Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Lợi được đặt trang trọng tại khuôn viên nhà trường.

Những năm qua, ngoài vận động hỗ trợ kinh phí hàng năm trao học bổng tặng học sinh nghèo, vượt khó học tốt, trường còn thực hiện chính sách miễn 100% học phí đối với học sinh học lực giỏi khi nhập học vào trường, học sinh nghèo. Tuy nhiên, vẫn khó thu hút học sinh đến trường học tập. Để nâng cao chất lượng đại trà, nhất là tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT, trường tự “cứu mình” bằng cách thi đua dạy tốt - học tốt. Đặc biệt với sự cố gắng nỗ lực của mỗi thầy cô giáo với lòng tận tụy yêu nghề, sự tin tưởng của phụ huynh học sinh khi đưa con em mình đến trường dần dần chất lượng dạy và học nhà trường ngày một nâng lên.

Bước vào năm học 2020-2021 trường THPT Nguyễn Thị Lợi thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ kép vừa tăng cường chủ động phòng chống dịch covid 19 vừa thực hiện dạy tốt học tốt. Trước khi bước vào năm học mới nhà trường đã tu bổ sửa chữa những hạng mục cần thiết, làm công tác vệ sinh trường lớp, khuôn viên, cây cối xung quanh trường lớp, mua xà phòng, nước sát khuẩn, phun phòng diệt khuẩn...đến nay công tác dạy học ở nhà trường diễn ra bình thường, thầy cô và các em đỡ lo lắng hơn thời gian đầu yên tâm dạy và học.

Các em nghiêm túc đeo khẩu trang để học tập.

Từ năm học 2017-2018 số lớp học của nhà trường ngày một tăng cao hơn so với phòng học hiện có, nhà trường phải cải tạo các phòng kho, phòng thực hành để lấy chỗ ngồi cho học sinh. Đầu vào thì thấp, một bộ phận không ít phụ huynh chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường, chưa quan tâm đúng mức đến con em mình....Khó khăn như vậy nhưng nhiều thầy cô giáo với lòng yêu nghề mà cả đời mình theo đuổi, chọn lựa đã không quản khó khăn, say sưa, tâm huyết, hết lòng với học sinh. Qua tìm hiểu nhiều thầy cô tâm sự bộc bạch cho biết: Toán là môn học khó nên không cào bằng mà cần có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đối với trường do chất lượng đầu vào thấp nên cần giảng kỹ bài, đồng thời gắn với thực tế cuộc sống để các em dễ hiểu và nhớ lâu. Giáo viên thường xuyên trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và tùy từng tiết dạy để linh động lồng ghép đổi mới phương pháp, nếu không học trò sẽ nhàm chán. Khi lên lớp không gây áp lực mà tạo tâm lý thoải mái, cởi mở, gần gũi với học sinh. Khi được quan tâm, hỗ trợ, các em sẵn sàng hợp tác, trao đổi, đối thoại với giáo viên, qua đó tiết học trở nên sinh động và chất lượng hơn.

Một góc vườn cây trong trường do thầy cô và các em chăm sóc.

Năm học 2020-2021, nhà trường có 1134 học sinh/ 27 lớp với 59 giáo viên, nhìn chung về cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Nhà trường hiện còn thiếu các phòng bộ môn, phòng thực hành thí nghiệm môn lý, hóa, sinh, tin học, nhà đa chức năng. Các công trình xây dựng từ 2001 đến nay đã có dấu hiệu xuống cấp ngày một tăng. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trường còn nhiều khó khăn thiếu thốn, số lượng máy tính phục vụ dạy học môn tin học không đủ đáp ứng dạy học.

Dù còn khó khăn không ít nhưng năm học 2020-2021 nhà trường phấn đấu giữ vững quy mô trường lớp theo kế hoạch, học sinh có hạnh kiểm khá, tốt 95%, trong đó loại tốt 65%, trở lên, hạnh kiểm loại yếu dưới 1%, không có học sinh vi phạm pháp luật, học sinh giỏi cấp tỉnh phấn đấu 40 em trở lên, học sinh tiên tiến 40% trở lên, đậu đại học cao đẳng 40%...Với giáo viên 50% giỏi cấp trường trở lên, sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh 10-15 được xếp loại C trở lên, 10 chiến sĩ thi đua các cáp, tập thể đạt danh hiệu lao động xuất sắc, đề nghị bộ trưởng Bộ GD và ĐT tặng bằng khen. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, phấn đấu noi gương nữ Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Lợi để trường ngày một rạng rỡ.