19/01/2025 lúc 22:24 (GMT+7)
Breaking News

Trường Mầm non Cổ Lũng, huyện Bá Thước, bông hoa đẹp giữa ngút ngàn núi rừng

VNHN - Vượt qua quãng đường hơn 20km từ Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Con đường nhỏ, ngoằn nghèo, dẫn tôi băng qua từng cánh rừng trong cái nắng như đổ lửa của những ngày hè đầu tháng bảy. Trường Mầm non Cổ Lũng xuất hiện như một biểu tượng của sự vươn lên trong cái nghèo, cái khó.

VNHN- Vượt qua quãng đường hơn 20km từ Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Con đường nhỏ, ngoằn ngoèo, dẫn tôi băng qua từng cánh rừng dưới cái nắng như đổ lửa của những ngày hè đầu tháng bảy. Trường Mầm non Cổ Lũng xuất hiện như một biểu tượng của sự vươn lên trong cái nghèo, cái khó.

Trường Mần non Cổ Lũng xuất hiện như bông hoa đẹp giữa ngút ngàn núi rừng

Nằm trên một khoảng đất cao tại thôn Nà Khà, trường Mầm non Cổ Lũng như một bông hoa đang độ xuân sang giữa ngút ngàn núi rừng. Thú thật trong suốt quãng đường đi, tôi đã không một lần dám nghĩ về một ngôi trường khang trang, sạch, đẹp, đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương như vậy! Bởi Bá Thước là huyện 30a và Cổ Lũng lại là xã 135.

Sau màn giao tiếp như thông lệ, thầy Vi Văn Tuấn - Hiệu trường nhà trường cho biết: Hiện tại trường Mầm non Cổ Lũng có 199 trẻ, với 10 nhóm, lớp, 23 CBCNV và 04 điểm trường. Trong những năm qua mặc dù luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời từ phía cấp ủy, chính quyền xã, huyện cùng Phòng GD&ĐT và sự đồng tình ủng hộ cao từ phía các bậc phụ huynh, cũng như tinh thần vượt khó đi lên của đội ngũ CBCNV nhà trường, nhất là tấm gương làm việc không quản mệt mỏi của người chị kế toán đã cao tuổi. Tuy nhiên nhà trường vẫn đang đứng trước muôn vàn khó khăn như: Tất cả các con trẻ hiện đang theo học tại trường đều là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, bố mẹ thường phải đi làm ăn xa. Do vậy việc chăm lo cho các em cũng như sự phối hợp với nhà trường còn nhiều hạn chế; Diện tích đất hiện tại quá chật hẹp, ảnh hưởng đến sân chơi của các em và việc tổ chức các hoạt động khác của nhà trường; Các điểm trường đi lại rất vất vả, nhất là khi trời mưa xuống. Có những điểm cách xa tới 8km; Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư nhiều trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn thiếu; Đồ chơi ngoài trời tại các điểm trường hiện vẫn đang phải trông cậy vào các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm; Việc huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa để xây dựng trường chuẩn gặp nhiều trở ngại…

Toàn thể CBCNV nhà trường là một khối thống nhất, với tinh thần yêu nghề, vượt khó

Khó khăn là vậy, song với tình yêu nghề, yêu trẻ và sự đoàn kết, thống nhất của toàn thể CBCNV nhà trường. Đặc biệt là với tinh thần trách nhiệm cao Ban giám hiệu, mà đứng đầu là thầy Hiệu Trưởng Vi Văn Tuấn. Hàng loạt giải pháp đã được đưa ra và tổ chức thực hiện có hiệu quả, trong đó phải kể đến việc tham mưu cho UBND xã Cổ Lũng tạo thêm quỹ đất cho nhà trường mở rộng khuôn viên và huy động đóng góp ngày công lao động của các đoàn thể, mà nòng cốt là đoàn thanh niên, trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng… Do vậy nhà trường đã từng bước đi xuyên qua những khó khăn và vươn lên sớm ổn định mọi mặt công tác cũng như đạt được những kết quả rất đáng biểu dương. Hiện nay 100% giáo viên đã đạt trình độ chuẩn, trong đó trên chuẩn là 19 đồng chí đạt 82,6%. Cùng với đó là 100% CBGV đã thành thạo trong việc ứng dụng CNTT vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Các em nhỏ khi đến trường đều được tổ chức ăn bán trú 100%, được chăm sóc sức khỏe chu đáo, vệ sinh sạch sẽ và được theo học chương trình GDMN mới, cùng nhiều kỹ năng khác phù hợp với lứa tuổi. Nhiều cơ sở vật chất đã được xây mới khang trang, tạo không gian, cảnh quan sạch, đẹp, gây sự hứng thú cho các em nhỏ khi đến trường. Một trong những thành tích đáng tự hào hơn cả là việc trường Mầm non Cổ Lũng đã được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ I vào ngày 18/2/2020 vừa qua.

Mỗi ngày đến trường của các em nhỏ là một ngày vui

Tạm biệt trường Mầm non Cổ Lũng sau hơn hai tiếng đồng hồ làm việc. Tôi lại tiếp tục xuyên qua từng cánh rừng trong cái nắng có phần gay gắt hơn để trở về thị trấn Cành Nàng mà trong lòng vẫn canh cánh sự thán phục. Phải chăng khi đứng trước những cái nghèo, cái khó ấy, tình yêu nghề và ý trí vươn lên của các thầy cô nơi đây đã chiến thắng tất cả. Đặc biệt là hình ảnh thầy Vi Văn Tuấn, một Hiệu Trưởng trường Mầm non là nam giới lần đầu tiên tôi gặp trong suốt hơn chục năm gắn bó với nghề báo./.