05/11/2024 lúc 19:43 (GMT+7)
Breaking News

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội: Điểm mới trong tuyển sinh đại học chính quy năm nay

Năm 2022, trường Đại học Nội vụ Hà Nội tuyển sinh 22 ngành và chuyên ngành với 1680 chỉ tiêu. Thông qua 5 phương thức xét tuyển sẽ tạo ra nét mới trong công tác xét tuyển đại học chính quy năm nay so với năm 2021, mở ra nhiều cơ hội cho các thí sinh quan tâm đăng ký vào trường.

Những năm gần đây, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã không ngừng chú trọng phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng ứng dụng, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ngày một tăng cao. Số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển năm sau nhiều hơn năm trước và điểm trúng tuyển hàng năm đều tăng từ 1.5 đến 5 điểm tùy theo ngành học...

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở 371 Nguyễn Hoàng Tôn, Hà Nội

Theo đó, với kế hoạch tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ đào tạo 22 ngành/chuyên ngành với 11 tổ hợp môn/bài thi xét tuyển cùng 5 phương thức xét tuyển vào trường. Đây đều là những ngành chiếm đông đảo lượng sinh viên hướng tới. Hằng năm, Nhà trường đã tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ khu vực công và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phương thức xét tuyển (5 phương thức)
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
a) Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước và tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Tốt nghiệp THPT;
- Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường (trường công bố sau khi thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022).
c) Hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Xét tuyển đợt 1: sử dụng hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Thời gian xét tuyển (đợt 1):
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển (đợt 1): theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian công bố trúng tuyển: theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e) Chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp:
Điểm trúng tuyển giữa tổ hợp C00 cao hơn 2.0 điểm so với các tổ hợp A00, A01, A07, D01, D10, D14; D15; các tổ hợp: C14, C19, C20 cao hơn 3.0 điểm so với các tổ hợp A00, A01, A07, D01, D10, D14; D15. Riêng đối với ngành Quản trị nhân lực: điểm trúng tuyển giữa tổ hợp C00 cao hơn 3.0 điểm so với các tổ hợp khác.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (lớp 12)
a) Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Tốt nghiệp THPT;
- Tổng điểm của 3 môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18.0 điểm trở lên (không có môn học nào dưới 5.0 điểm).
c) Hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Xét tuyển đợt 1: sử dụng hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Thời gian xét tuyển
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển (đợt 1): theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian công bố trúng tuyển: theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
e) Chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp:
Điểm trúng tuyển giữa tổ hợp C00 cao hơn 2.0 điểm so với các tổ hợp A00, A01, A07, D01, D10, D14, D15; các tổ hợp: C14, C19, C20 cao hơn 3.0 điểm so với các tổ hợp A00, A01, A07, D01, D10, D14, D15. Riêng đối với ngành Quản trị nhân lực: điểm trúng tuyển giữa tổ hợp C00 cao hơn 3.0 điểm so với các tổ hợp khác.

Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả bài thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022
a) Đối tượng: Thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2022 trở về trước và tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2022
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Tốt nghiệp THPT;
- Tổng điểm đạt từ 550 điểm trở lên (kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM) và 70 điểm (kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội)
c) Hồ sơ đăng ký xét tuyển
- Phiếu xét tuyển (Mẫu 01-ĐKNL kèm theo);
- Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2022 hoặc Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP.HCM năm 2022 (bản phô tô có chứng thực);
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy Chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo có chứng thực);
- Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Toàn bộ hồ sơ trên thí sinh nộp về Trường, đồng thời thí sinh phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian quy định.
d) Thời gian xét tuyển (đợt 1)
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: từ sau ngày kết thúc thi THPT đến sau khi thí sinh được thông báo về kết quả phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT.
- Thời gian công bố trúng tuyển: 11 ngày từ sau ngày hoàn thành phúc khảo kết quả điểm thi THPT.

Phương thức 4: Xét tuyển theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
a) Đối tượng: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP) trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ tương đương 4.5 IELTS trở lên, và đã tốt nghiệp THPT từ năm 2017 đến năm 2022.
b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, TOEFL ITP) tương đương 4.5 IELTS trở lên trong thời hạn 02 năm tính đến ngày 01/06/2022;
Đơn vị cấp chứng chỉ:
+ TOEFL iBT, TOEFL ITP: Educational Testing Service (ETS);
+ IELTS: British Council (BC); International Development Program (IDP).
- Kết quả học tập năm lớp 12 từ 6.5 trở lên (kết quả học tập năm lớp 12 chỉ là điều kiện xét tuyển, không dùng để tính điểm trúng tuyển).
c) Hồ sơ đăng ký xét tuyển
+ Phiếu xét tuyển (Mẫu 02-ĐKTA);
+ Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy Chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (bản photo có chứng thực);
+ Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (bản photo có chứng thực)
+ Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).
Toàn bộ hồ sơ trên thí sinh nộp về Trường, đồng thời thí sinh phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian quy định.
d) Thời gian xét tuyển (đợt 1)
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: từ sau ngày kết thúc thi THPT đến sau khi thí sinh được thông báo về kết quả phúc khảo điểm thi tốt nghiệp THPT.
- Thời gian công bố trúng tuyển: 11 ngày từ sau ngày hoàn thành phúc khảo kết quả điểm thi THPT.

Phương thức 5: Xét tuyển thẳng
a) Đối tượng: theo quy định tại quy chế tuyển sinh đại học. Cụ thể:
i) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;

ii) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT (phụ lục ngành xét tuyển thẳng kèm theo);

iii) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải; Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT (phụ lục ngành xét tuyển thẳng kèm theo);

iv) Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học;

v) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học;

vi) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ; Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 (một) năm học trước khi vào học chính thức.

b) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
- Tốt nghiệp THPT năm 2022 (đối với đối tượng quy định tại điểm i, ii, iii); tốt nghiệp THPT (đối với đối tượng quy định tại điểm iv, v, vi);
- Đạt điều kiện xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

c) Hồ sơ đăng ký xét tuyển: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

d) Thời gian xét tuyển:
- Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thời gian công bố trúng tuyển: theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Địa điểm, phương thức nộp hồ sơ:
a) Nộp trực tiếp tại các địa điểm nhận hồ sơ của Trường: Thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, nộp hồ sơ và lệ phí tại một trong số các địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
- Điểm thu hồ sơ số 1: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, số 36, đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Điểm thu hồ sơ số 2: Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Quảng Nam:
+ Số 749, đường Trần Hưng Đạo, phường Điện Ngọc, TX. Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
+ Số 2 Nguyễn Lộ Trạch, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP. Đà Năng.
- Điểm thu hồ sơ số 3: Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh: số 181 Lê Đức Thọ, phường 17, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
b) Nộp qua đường bưu điện: Thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, nộp hồ sơ tại Bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên về một trong số các địa chỉ tiếp nhận hồ sơ tại địa chỉ trên.

Lệ phí
Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tiếp theo địa chỉ trên hoặc chuyển khoản vào tài khoản (ghi rõ nội dung chuyển khoản: lệ phí xét tuyển đại học hình thức chính quy năm 2022):

Tên đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Địa chỉ: Số 36, đường Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.
Số tài khoản: 3714.0.1057679 tại Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, Hà Nội.
Kinh phí: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là nơi đào tạo đa ngành, nghề phù hợp với xu hướng hiện đại hóa. Đây cũng là môi trường cực năng động cho sinh viên trải nghiệm về học thuật, các hoạt động ngoại khóa, phát triển cho sinh viên cả về tri thức và các kỹ năng trên giảng đường đại học. Một số câu lạc bộ trong trường: CLB Nhân lực; CLB kỹ năng ASK, CLB Nghệ thuật HAC, CLB Máu Nội vụ, CLB Thiện nguyện Sắc màu, các Hội đồng hương, Hội sinh viên… Đội ngũ giảng viên Nhà trường là những chuyên gia giầu kinh nghiệm, học vị cao, luôn tâm huyết với nghề, tận tình giúp đỡ và hướng cho sinh viên có tinh thần tự giác, làm chủ trong định hướng sự nghiệp, hình thành tư duy nhạy bén.

Năm 2022, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội xây dựng phương án tuyển sinh với mục tiêu tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên tìm hiểu, phát triển năng lực bản thân với ngành đã lựa chọn, bên cạnh đó cũng đề ra chỉ tiêu cạnh tranh để nâng cao chất lượng đầu vào. “Học thật, thi thật để ra đời làm thật”./.

Điện thoại tư vấn tuyển sinh:
Hotline: 1900.099.996; (0243) 7536.314 số máy lẻ: 410, 415, 416
Thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy được cập nhật thường xuyên trên:

Website: http://truongnoivu.edu.vn
Hộp thư điện tử: [email protected]
Fanpage: Tư vấn Tuyển sinh - Đại học Nội vụ Hà Nội

Huy Thủy