19/01/2025 lúc 13:22 (GMT+7)
Breaking News

TP.HCM: Nâng tầm du lịch nội địa

Thành phố Hồ Chí với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở điểm giao nối giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành cửa ngõ giao thương, cần có sự liên kết giữa hàng không, đường sắt, vận tải đường bộ, đơn vị cung ứng dịch vụ, lữ hành và khách sạn, điểm mua sắm... để triển khai gói kích cầu quy mô lớn thu hút du khách, nâng tầm du lịch nội địa.

Thành phố Hồ Chí với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở điểm giao nối giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành cửa ngõ giao thương, cần có sự liên kết giữa hàng không, đường sắt, vận tải đường bộ, đơn vị cung ứng dịch vụ, lữ hành và khách sạn, điểm mua sắm... để triển khai gói kích cầu quy mô lớn thu hút du khách, nâng tầm du lịch nội địa.

Do tác động của dịch COVID-19, hầu hết chỉ tiêu phát triển ngành du lịch chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra và đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Tác động từ giãn cách xã hội đòi hỏi ngành du lịch phải tái cơ cấu lại, với việc đẩy mạnh giải pháp khai thác hiệu quả thị trường nội địa và tung ra sản phẩm, dịch vụ du lịch tại chỗ hấp dẫn hơn.

Số hóa trong ngành du lịch

Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phải nỗ lực hơn nữa trong đa dạng và đổi mới phương thức truyền thông, đưa công nghệ số vào việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch. Năm 2021, thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2030. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch ứng phó và phục hồi sau đại dịch Covid-19. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh các công tác truyền thông, quảng bá các điểm đến và các thương hiệu du lịch, kích cầu du lịch, khai thác và ứng dụng số hóa trong ngành du lịch.

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá điểm đến và thương hiệu du lịch, kích cầu du lịch, khai thác ứng dụng số hóa trong ngành du lịch. Ảnh: Internet

Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã và đang từng bước định hình phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn. Trong đó, Sở du lịch thành phố phối hợp với nhiều đơn vị liên quan, khảo sát và xây dựng hệ thống dữ liệu về địa điểm du lịch gắn với nghệ thuật truyền thống. Thông qua đó, các đơn vị này sẽ kết nối đơn vị quản lý điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống với công ty lữ hành và cơ sở lưu trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Sở du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp tục phối hợp với Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn – Gia Định hoàn chỉnh sản phẩm du lịch Biệt động Sài Gòn.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng xây dựng kế hoạch hỗ trợ xúc tiến điểm đến, sản phẩm cho người dân làm du lịch. Kết hợp đánh giá việc khai thác 7 tour du lịch nông nghiệp sinh thái đã công bố. Hình thành và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với xu hướng du lịch tại chỗ (staycation) trong điều kiện bình thường mới.

Nếu đẩy nhanh tiến độ số hóa và chuyển đổi toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tình hình mới, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản phẩm cung cấp khi nhu cầu và thói quen tiêu dùng, du lịch của người dân đã có thay đổi sẽ là hướng đi bền vững cho doanh nghiệp du lịch trong tương lai. Do đó, những doanh nghiệp du lịch đã chú trọng phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi toàn bộ điều hành hoạt động kinh doanh và quản trị công ty trên nền tảng kỹ thuật số, phát triển bền vững trong thời gian tới.

Nghiên cứu, tham mưu xây dựng bản đồ tuyến du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố. Xây dựng, hỗ trợ quảng bá sản phẩm du lịch đường thủy gắn kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành. Triển khai ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý) trong quản lý các tuyến du lịch đường thủy.

Ngoài ra, Sở Du lịch và Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển du lịch y tế giai đoạn 2019-2025, nâng cấp website du lịch y tế, đa dạng hóa và làm phong phú cẩm nang y tế, giúp khách du lịch tiếp cận dễ dàng thông tin hệ thống cơ sở khám chữa bệnh; tổ chức hội thảo chuyên đề về du lịch y tế...

Đầu tư hạ tầng phát triển du lịch

Phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng, có tác động sâu rộng và thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng về kinh tế-xã hội, nhất là phát triển du lịch của thành phố. Nhằm khôi phục ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021, các chuyên gia cũng đưa ra đề xuất, đồng hành cùng doanh nghiệp, sở, ngành thành phố cần có giải pháp tổ chức cụ thể chương trình liên kết giữa hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ, đơn vị cung ứng dịch vụ, đơn vị lữ hành và khách sạn, điểm mua sắm... Để triển khai gói kích cầu quy mô lớn, phạm vi cả nước, với sản phẩm, dịch vụ có chính sách giá tốt thu hút du khách.

Phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò rất quan trọng. Ảnh: Internet

Sở Giao thông Vận tải cho biết thực hiện Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030 theo Quyết định số 4833/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban Nhân dân thành phố, Sở đã và đang nâng cấp, mở rộng các tuyến cửa ngõ, trục chính ra vào thành phố thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Sở cũng nghiên cứu đầu tư đồng bộ những trục giao thông chính phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch tại khu đô thị Tây Bắc, đảm bảo tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025. Đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu trong năm 2021 hoàn thành và đưa vào vận hành khai thác tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành-Suối Tiên), xây dựng tuyến metro số 2 và các tuyến còn lại theo quy hoạch...

Đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố theo Quyết định số 3998/QĐ-UBND ngày 27/10/2020 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để phát triển đầu tư, nâng cấp cầu bến tại huyện Côn Đảo, khai thác tuyến du lịch đường thủy Sài Gòn-Côn Đảo.

Trong giai đoạn 2021-2025, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh còn đầu tư phát triển tuyến vận tải hành khách đường thủy từ Thành phố Hồ Chí Minh đi hai tỉnh Tiền Giang, Long An. đa dạng hóa loại hình vận tải thủy, buýt đường thủy, taxi thủy... phục vụ vận tải hành khách đô thị và du lịch (6 tuyến vận tải hành khách, kết hợp du lịch đường thủy.

Bên cạnh những liên kết vùng đã triển khai như Thành phố Hồ Chí Minh-13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh-miền Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh nên phát huy hơn nữa vai trò đầu mối triển khai thêm những liên kết mới như Thành phố Hồ Chí Minh-Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh-Bắc Trung Bộ... Từ đó hình thành thêm sản phẩm tour du lịch đa dạng, đảm bảo tiêu chí an toàn thu hút khách đến và đi từ Thành phố Hồ Chí Minh.