23/01/2025 lúc 08:30 (GMT+7)
Breaking News

Tọa đàm trực tuyến: “Xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà”

Sáng nay, ngày 04/3/2022, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà” tại Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn đúng đắn và những kiến thức cần thiết khi xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà.

Sáng nay, ngày 04/3/2022, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà” tại Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn đúng đắn và những kiến thức cần thiết khi xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà.

Chủ trì: Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống

Khách mời tham dự buổi tọa đàm:

T.S Nguyễn Thanh Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế

Bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Ông Nguyễn Hữu Chiến – Giám đốc chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2

Bác sĩ Nguyễn Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy

Ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Buổi tọa đàm còn có mặt của các PV, BTV Tạp chí Môi trường và Cuộc sống và các PV của các báo đài đến dự và đưa tin về tọa đàm.

Tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn và tại fanpage của Báo Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn trên mạng xã hội Facebook (https://www.facebook.com/moitruongvacuocsong)

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn – Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, có lẽ chúng ta chưa bao giờ sống trong những ngày đại dịch nóng bỏng như hiện nay. Số ca mắc Covid-19 (hay còn gọi là F0) đang tăng nhanh chóng với cấp số nhân. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước thứ 3 trên Thế giới có tỷ lệ người nhiễm Covid-19 với hơn 3,7 triệu người mắc. Với tỷ lệ mắc cao và tăng nhanh như vậy, đã vượt quá khả năng phục vụ của đội ngũ y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở. Tuy nhiên, những người mắc Sars-CoV-2 lần này lại có triệu chứng nhẹ, chủ yếu là sốt, ho, rát cổ họng. Để giảm tải cho tuyến cơ sở trước áp lực bệnh nhân F0 tăng cao, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cho phép những bệnh nhân F0 có triệu chứng nhẹ được pháp điều trị tại nhà. Đây là quyết định rất hợp lý, khi hạ tầng y tế của chúng ta đang bị hạn chế.

Tuy nhiên, những bất cập từ đây cũng bắt đầu xảy ra, đó là các loại rác thải của người F0 điều trị tại nhà được xử lý ra sao để tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Hiện nay theo như chúng tôi khảo sát, các F0 ăn ở cùng gia đình, rác thải sinh hoạt thì thu gom chung. Rác thải y tế, bông băng, những giấy lau dịch mũi, hoặc khạc đờm của bệnh nhân F0 được thu chung vào một túi nilong, sau đó chờ đến lúc có công nhân vệ sinh môi trường đi thu gom thì sẽ mang cùng rác thải sinh hoạt. Nhiều địa phương vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể việc thu gom, phân loại, bảo quản rác thải của F0 tại nhà như thế nào, nên mỗi người thực hiện một cách. Có gia đình có ý thức thì cho vào túi nilong riêng, và màu sắc khác nhau để phân loại, sau đó chờ công nhân vệ sinh môi trường đi thu gom là vứt cùng rác thải sinh hoạt.

Nhà báo Nguyễn Văn Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống (ở giữa) chủ trì buổi tọa đàm.

Trong khi đó, người công nhân vệ sinh môi trường nếu không được tập huấn, hoặc hướng dẫn thì cũng thu gom luôn rác thải sinh hoạt và rác thải của F0 vào một xe rồi chở đi.

Những rác thải của F0 điều trị tại nhà này nếu không được quản lý, xử lý đúng quy định sẽ là nguồn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng rất cao.

Nhằm cung cấp cho người dân, độc giả cái nhìn đúng đắn và những kiến thức cần thiết khi xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà, hôm nay Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà”.

Có mặt tại buổi Tọa đàm ngày hôm nay, đại diện các Bộ ngành, các chuyên gia, đại diện chính quyền và đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, xử lý sẽ đưa ra được nhiều giải pháp để xử lý hiệu quả rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, đảm bảo được công tác phòng chống dịch.

Nhà báo Nguyễn Văn Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm.

T.S Nguyễn Thanh Hà – Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế đánh giá: Số ca mắc tăng nhanh, số ca nhập viện, tái nhiễm không nhiều, tuy nhiên với 87% số ca cách ly, điều trị tại nhà giúp giảm tải điều trị cho các cơ sở, việc điều trị thuận tiện và tâm lý người bệnh thoải mái, hiệu quả phòng chống dịch tốt hơn.

T.S Nguyễn Thanh Hà – Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế

Điều này cũng phát sinh lượng lớn rác thải y tế, rác thải sinh hoạt do bệnh nhân mắc Covid-19 và người chăm sóc tăng cao. Đồng thời, một số nơi xa, xe rác không thể vào thu gom, lượng rác này tồn đọng, không được thu gom, xử lý đúng quy định. Để khắc phục điều này, các địa phương cần nhanh chóng, rà soát phương án thu gom, xử lý chất thải.

Ngay từ khi phòng chống dịch, Bộ Y tế cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có nhiều văn bản hướng dẫn việc thu gom, xử lý rác thải tại các cơ sở thu dung, điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, cũng như hướng dẫn việc thu gom rác thải cho các hộ gia đình có người mắc Covid-19 cách lý, điều trị tại nhà.

Rác thải từ người mắc Covid-19, của người chăm sóc đều được coi là rác thải có nguy cơ lây nhiễm. Từ đó, Bộ Y tế cũng thống nhất tất cả rác thải của các gia đình có F0 điều trị tại nhà cần phải buộc vào các túi nilon riêng, túi màu vào. Sau đó phải được phun khử khuẩn và mang ra điểm tập kết để người thu gom, làm vệ sinh môi trường biết đó là rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh, để những người thu gom tiếp nhận chất thải vận chuyển, bàn giao đến các đơn vị xử lý rác thải có giải pháp xử lý an toàn, tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.

Để giúp người dân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc thu gom rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, theo T.S Nguyễn Thanh Hà – Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế: Hiện nay, Nghị định số 55 sửa đổi một số quy định trong Nghị định 155, văn bản quy định hành lang pháp lý đã có, tuy nhiên vấn đề mang tính đột xuất, dịch khẩn cấp số ca cách ly, điều trị tại nhà nhiều, chúng ta phải chung tay thực hiện.

Tăng cường truyền thông nhận thức cho người dân trong việc khai báo y tế, nhắc nhở, giám sát việc cách ly hỗ trơ người dân trong việc thu gom rác tại nhà. Việc truyền thông không phải làm ngày một ngày hai, tuy nhiên trước thực trạng cấp thiết đòi hỏi chúng ta phải làm ngay. Mỗi người cùng chung tay, chia sẻ thông tin nhắc nhau, giám sát để thực hiện.

Ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường

Bộ TN&MT đã có những quy định, hướng dẫn về quy trình thu gom và xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường cho biết: Thực hiện chỉ đạo của ban chỉ đạo quốc gia, bộ TN&MT cũng phối hợp với Bộ Y tế và các đơn liên quan ban hành nhiều văn bản thường xuyên cập nhật về địa phương, trao đổi với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, Nghị định 08, thông tư 02 đã chú trọng đến vấn đề chất thải y tế lây nhiễm. Trong các văn bản đều đề nghị UBND các tỉnh điều chỉnh kế hoạch thu gom cho phù hợp tình hình của từng địa phương.

Ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường

Việc cách ly, điều trị F0 tại nhà mang lại một số tín hiệu tích cực, tuy nhiên, một bất cập đang đặt ra đó là vấn đề thu gom và xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà.

Bác sĩ Nguyễn Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy

Dù đã có quy định chung nhưng công tác thực hiện ở mỗi địa phương lại không đồng đều; nơi thực hiện tốt, nơi lơ là. Nhiều F0 khi được hỏi thì cho biết là không được hướng dẫn cách phân loại rác thải cũng như xử lý đồ dùng cá nhân của F0 như thế nào trong suốt thời gian qua. Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy chia sẻ: Số lượng F0 tăng nhanh, công tác quản lý chất thải được rất nhiều người dân quan tâm. Theo phương án 1 của UBND TP Hà Nội, Ban chỉ đạo quận quyết liệt nghiêm túc về xử lý chất thải ở khu thu dung cũng như tại nhà đề kiểm soát tốt, đảm bảo không phát sinh mầm bệnh, an toàn cho người dân, cán bộ y tế. Quán triệt quyết liệt từ quận đến các phường, hện thống chính trị và người dân.

Bác sĩ Nguyễn Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy

Việc thu gom và xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức: Cầu Giấy là 1 trong những quận có số lượng người thuê trọ nhiều, khó khăn trong quản lý F0 và xử lý rác. Ban chỉ đạo phòng chống dịch cũng xây dựng phương án theo từng cấp dộ F0, lưu ý nhóm đối tượng thuê trọ, tuyên truyền hướng dẫn từng khu dân cư, phân loại rác thải để người dân nhận thức, hướng dẫn phân loại rác ra túi vàng, xịt khử khuẩn. Bên cạnh đó tuyên truyền giảm thiểu tối đa phát sinh rác thải, giảm tải cho công tác thu gom, bằng nhiều hình thức qua di động, tờ rơi, nhóm zalo.

Đối với những trường hợp không khai báo thì phải phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các hệ thống chính trị, Uỷ ban Mặt trận, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, tổ hỗ trợ quản lý F0 phát hiện sớm, hướng dẫn kịp thời đến người dân, để phân loại đúng rác thải. Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc của cả Hệ thống chính trị, tiếp tục có những truyền thông mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao nhận thức của người dân.

Ông Nguyễn Hữu Chiến – Giám đốc chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2

Ông Nguyễn Hữu Chiến – Giám đốc chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2

Với tư cách là đơn vị chuyên môn và lực lượng phụ trách về vệ sinh môi trường, xin ông cho biết, Công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà hiện nay gặp những khó khăn gì?

URENCO là đơn vị được giao nhiệm vụ thu gom rác, số lượng F0 tăng nhanh hiện nay, đã gây nhiều khó khăn, thách thức.

Thứ nhất, công tác phổ biến hướng dẫn tại một số phương xã chưa được triệt để, rác thải gia tăng càng nhiều, trường hợp không được phân loại vứt chung cùng đường rác sinh hoạt, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm trong công đồng.

Hộ gia đình không bỏ rác vào túi riêng, hiện này việc bỏ rác thải của F0 vào “túi màu vàng” vẫn còn hạn chế, vậy nên công nhân khi đi thu gom rác không nhận biết được màu sắc túi riêng.

Ngoài ra, có các trường hợp nhiều hộ gia đình đưa rác ra điểm thu gom rác không đúng giờ, gây khó khăn cho công tác thu gom rác thải.

Thứ hai, lực lượng thu gom rác của URENCO, công nhân bị F0 nhiều, thiếu hụt lực lượng nhân công, áp lực tăng ca để phục vụ công tác thu gom rác thải.

Bên cạnh đó, các ca F0 tại nhà nằm rải rác trong các ngõ ngách sâu nhà cao tầng, phát sinh nhiều điểm thu, nhân công, phương tiện bố trị tốn kém phát sinh nhiều chi phí.

Lượng rác tăng, áp lực xử lý rác F0 tại nhà, và hiện nay chưa có đơn giá chính thức về rác thải này, gây ra nhiều khó khăn.

Thông tin về các chế tài xử lý đã được ban hành, Ông Nguyễn Thành Lam cho biết: Trong Quy định luật Bảo vệ Môi trường 2014 và 2020 đều có các chế tài liên quan, hiện nay việc thu gom lưu giữ được giao cho Bộ Y tế, việc vận chuyển và xử lý rác thải được giao cho Bộ TNMT, đều đã có các chế tài xử lý. Bộ TNMT cũng được giao tuyên truyền, phân loại chất thải, chất thải y tế nguy hại được thu gom, vận chuyển đến cơ sở xử lý được cấp phép hoặc thu gom về mô hình cụm của từng địa phương.

Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Thực trạng, thách thức và khó khăn của thu gom rác thải của bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà là vậy? Ý kiến của bà như thế nào trước vấn đề này?

F0 tăng nhanh thấm sâu, đặc biệt tại TP Hà Nội, Bộ Y tế đã có những văn bản chỉ đạo F0 điều trị tại nhà, giảm tải điều trị tại các khu y tế.

Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Hiện nay, có nhiều trường hợp F0 không khai báo, chính quyền địa phương không biết trong gia đình có F0. Và nhận thức của người dân, dán tem nhận biết điều trị F0 tại nhà, vậy nên rác thải sinh hoạt trong một gia đình, không khai báo, người F1 cùng nhà đưa chung rác thải lẫn rác thải từ F0 cùng rác thải sinh hoạt ra khu tập kết, đây là nguy hại lớn ra cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến người thu gom rác, trong ngõ ngách không có xe thu gom.

Trước thực trạng đó, nên làm tốt công tác tuyên truyền về nguy hại rác thải của F0, kết hợp tổ Covid-19 cộng đồng, tổ chức chức chính trị xã hội, đoàn thành niên, Ban công tác Mặt trận, tổ quản lý điều trị F0 tại nhà vào cuộc, nâng cao nhận thức của F0 trong việc xử lý rác thải tại nhà tập huấn, quản lý chặt chẽ F0, để tổ thu gom rác làm tốt công tác thu gom rác, khử khuẩn rác trước khi vứt rác.

Bác sĩ Nguyễn Hải Yến – Phó Giám đốc Trung tâm y tế quận Cầu Giấy cho biết, do số lượng F0 tăng lên dẫn đến quá tải, ca bệnh nghi ngờ tự test nhanh dương tính sẽ chủ động cách ly, không tiếp xúc, tạm thời phân loại rác thải như F0, lúc nào được công nhận ca bệnh F0 thì đã được xử lý ngay từ đầu. Nếu ca bệnh nghi ngờ âm tính thì rác thải chuyển vào rác thải chung, về vấn đề này Quận Cầu Giấy đều đã hướng dẫn người dân thực hiện đầy đủ.

Về những trường hợp cố ý không báo phường, hoặc không có ý thức phân loại rác thải, Quận cũng đã có những trường hợp xử phạt người dân vi phạm, các trường hợp này được đưa lên loa truyền thanh, dán ở tổ dân phố, cụm dân cư hoặc nhắc nhở trong nhóm để răn đe, cảnh cáo.

Ông Nguyễn Hữu Chiến – Giám đốc chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2: Để có thể giảm thiểu lây nhiễm, phương án phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà hiện nay mà đơn vị đang thực hiện là gì?

Hiện nay, chúng tôi đã thống nhất cách thu gom tách biệt, khi thu rác có nguy cơ lây nhiễm từ F0 điều trị tại nhà sẽ thu vào múi giờ khác nhau, rác thải từ F0 sẽ thu vào ban ngày, còn rác sinh hoạt sẽ thu vào buổi tối, tránh lẫn rác thải gây nguy hiểm ra cộng đồng, URENCO có hướng dẫn thu gom tại các khu chung cư, đến tận phòng để đảm bảo rác được thu gom theo đúng quy định.

Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam: Đối với những chung cư cũ chỉ có hố rác 1 ngăn, việc phân loại rác đặc biệt phân loại rác thải của F0 điều trị tại nhà càng trở nên khó khăn, có giải pháp nào để khắc phục vấn đề này?

Bà Phạm Thị Xuân – Phó chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam: Để khắc phục tình trạng rác thải của F0 tại những chung cư có hố rác thiết kế một ngăn, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều chung cư đã bố trí thùng rác ở từng tầng của chung cư. Đặc biệt, đối với những gia đình có bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại nhà, ban quản trị các tòa nhà cũng đã bố trí sẵn thùng rác đặt ngay trước cửa các căn hộ có F0. Sau đó, cuối ngày sẽ có công nhân thu gom rác đến dọn những thùng rác này, nhằm tránh vương vãi rác, ngăn chặn lây lan dịch bệnh cũng như bảo vệ môi trường.

Bện cạnh đó cần nâng cao nhận thức của người dân, cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, nâng cao hiệu quả của nhóm liên giao tự quản, phường, xã phát quyển sổ cho người đại diện để ghi nhật ký quản lý gia đình trong khu dân cư, thành lập nhóm zalo, gia đình nào có F0, thì người đại diện sẽ có trách nhiệm báo với tổ dân phố và nhắc nhở trên zalo việc thực hiện 5K, phân loại rác trước khi đưa ra ngoài môi trường. Sau đó thông báo lên nhóm quản lý F0 từng khu vực về lịch thu gom rác thải, hướng dẫn mọi người phân loại rác. Sau khi thu gom, rác thải được tập kết và xử lý theo quy định.

Ông Nguyễn Hữu Chiến – Giám đốc chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2: Chúng ta không thể chỉ trông chờ vào sự tự giác của các gia đình có người bệnh F0 điều trị tại nhà. Theo ông, cần có những giải pháp quyết liệt gì để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ với công nhân nói riêng và góp phần làm hạn chế dịch bệnh lây lan?

Trước thực trạng rác thải gia tăng từ F0 tại nhà, chúng tôi cũng dán thông báo đến từng hộ gia đình bỏ rác, trường hợp phát hiện không bỏ rác đúng quy định, công nhân thu gom sẽ báo với bên quản lý của URENCO, đồng thời hiện tại URENCO có mạng lưới phối hợp với chính quyền địa phương đối với các trường hợp không bỏ rác theo quy định, sẽ báo cáo lực lượng chức năng để xử lý các trường hợp này theo quy định.

Ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường

Hiện nay, công tác thu gom rác thải ở một số địa phương đang có hiện tượng quá tải. Ông Nguyễn Thành Lam cho biết, Bộ TN&MT cũng đã có chuẩn bị các đề xuất phương án để hỗ trợ chi phí cho bên xử lý rác thải. Điều này do Chủ tịch UBND các tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ. Bộ cũng đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực cho các địa phương, đã rà soát cập nhật và bổ sung kinh phí. Bộ Y tế và Bộ TN&MT đã phối hợp chặt chẽ, có các cuộc hội thảo, toạ đàm để nâng cao nhận thức cho người dân về phân loại chất thải. Về vấn đề này, có những địa phương làm tốt, có những địa phương bị bất ngờ bùng dịch, Bộ cũng nhận thấy, sau đợt này sẽ quán triệt UBND các tỉnh cần truyền thông nhiều hơn nữa, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phân loại, thu gom để xử lý rác đúng quy định nhất. giảm bớt khó khăn cho các cơ sở xử lý rác thải.

Giao lưu với độc giả qua fanpage của Báo Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn

Trả lời cho câu hỏi của độc giả về việc e ngại do không thể mang rác thải y tế ra tập kết rác đúng giờ vì một số lý do, Bác sĩ Nguyễn Hải Yến cho biết hiện nay, việc quy định F0 cách ly 7 ngày đối với người đã tiêm vaccine, với F1 cách ly 5 ngày đối với người đã tiêm vaccine. Với những gia đình được cách ly có giấy y tế, sẽ không rời khỏi nhà và không có khó khăn gì nếu người nhà của bệnh nhân, tức là F1 có thể mang rác ra cộng đồng đúng giờ và đúng địa điểm tập kết, điều này tuỳ thuộc vào ý thức của người dân.

Ngoài ra, độc giả cũng gửi câu hỏi về cho bác sĩ Nguyễn Hải Yến về vấn đề làm thế nào để tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.

Trả lời vấn đề này, bác sĩ Yến cho biết tránh việc lây nhiễm chéo cho các thành viên trong cùng một gia đình là vô cùng quan trọng. F0 bắt buộc phải cách ly riêng 1 phòng và thực hiện lau chùi vệ sinh phòng 2 lần/ngày, mở cửa phòng thông thoáng, hạn chế tối đa tiếp xúc với những thành viên chưa là F0. F1 cũng cần lau chùi nhà hàng ngày, khử khuẩn bằng chất tẩy rửa, cồn 70 độ, phân loại rõ rác thải lây nhiễm và sinh hoạt của F0, đeo khẩu trang thường xuyên, khi cần tiếp xúc với F0 thì cần thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn để tránh phơi nhiễm. Ngoài ra, trả lời câu hỏi về việc F0 tự xử lý rác thải của mình trước khi mang ra cộng đồng, giảm thiểu việc phơi nhiễm, bác sĩ Yến cũng cho hay hiện nay Bộ Y tế cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, và các bác sĩ cũng thường tư vấn các F0 nên giảm thiểu tối đa nhất có thể lượng rác thải phát sinh, ngoài ra các rác thải không tiêu huỷ được phải cho riêng vào 2 lần túi buộc kín, xịt cồn, bọc ngoài thêm một lần túi nữa và buộc kín, để nơi thoáng như ban công và xịt cồn để hạn chế phát tán mầm bệnh, sau đó mới mang ra ngoài nơi tập kết.

Trả lời câu hỏi của độc giả đối với trường hợp khi túi màu vàng bị hết, thì rác thải từ F0 tại nhà nên xử lý như thế nào để đơn vị thu gom rác phát hiện xử lý?

Ông Nguyễn Hữu Chiến – Giám đốc chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2 cho biết, khi tình huống hết túi rác màu vàng, thì hãy tận dụng những cái túi rác từ hộ gia đình, nhưng vẫn thực hiện nghiêm quy định chủ động xịt khuẩn, phối hợp với tổ Covid-19 cộng đồng để báo cáo đối với đơn vị thu gom, và thực hiện mang rác ra điểm tập kết theo đúng quy định.

Trả lời cho câu hỏi của độc giả về việc e ngại do không thể mang rác thải y tế ra tập kết rác đúng giờ vì một số lý do, Bác sĩ Nguyễn Hải Yến cho biết hiện nay, việc quy định F0 cách ly 7 ngày đối với người đã tiêm vaccine, với F1 cách ly 5 ngày đối với người đã tiêm vaccine. Với những gia đình được cách ly có giấy y tế, sẽ không rời khỏi nhà và không có khó khăn gì nếu người nhà của bệnh nhân, tức là F1 có thể mang rác ra cộng đồng đúng giờ và đúng địa điểm tập kết, điều này tuỳ thuộc vào ý thức của người dân.

Độc giả cũng gửi câu hỏi về cho bác sĩ Nguyễn Hải Yến về vấn đề làm thế nào để tránh lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình. Trả lời vấn đề này, bác sĩ Yến cho biết tránh việc lây nhiễm chéo cho các thành viên trong cùng một gia đình là vô cùng quan trọng. F0 bắt buộc phải cách ly riêng 1 phòng và thực hiện lau chùi vệ sinh phòng 2 lần/ ngày, mở cửa phòng thông thoáng, hạn chế tối đa tiếp xúc với những thành viên chưa là F0. F1 cũng cần lau chùi nhà hàng ngày, khử khuẩn bằng chất tẩy rửa, cồn 70 độ, phân loại rõ rác thải lây nhiễm và sinh hoạt của F0, đeo khẩu trang thường xuyên, khi cần tiếp xúc với F0 thì cần thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn để tránh phơi nhiễm.

Ngoài ra, trả lời câu hỏi về việc F0 tự xử lý rác thải của mình trước khi mang ra cộng đồng, giảm thiểu việc phơi nhiễm, bác sĩ Yến cũng cho hay hiện nay Bộ Y tế cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn, và các bác sĩ cũng thường tư vấn các F0 nên giảm thiểu tối đa nhất có thể lượng rác thải phát sinh, ngoài ra các rác thải không tiêu huỷ được phải cho riêng vào 2 lần túi buộc kín, xịt cồn, bọc ngoài thêm một lần túi nữa và buộc kín, để nơi thoáng như ban công và xịt cồn để hạn chế phát tán mầm bệnh, sau đó mới mang ra ngoài nơi tập kết.

Ông Nguyễn Thành Lam – Chuyên viên chính Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường thông tin thêm, trong luật Bảo vệ môi trường cũng đã có những quy định phân loại rác, tuỳ từng điều kiện có thể phân loại ra các loại rác khác nhau, về vấn đề này UBND các tỉnh cần chủ động dưới sự chỉ đạo của bộ TN&MT và Bộ Y tế để linh hoạt xử lý, không bị động. Cuối cùng, Bộ TN&MT cũng đã đưa ra các thông tin về kế hoạch truyền thông đã và đang thực hiện về truyền thông quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, đồng thời ra các văn bản hướng dẫn đối với các cơ sở xử lý chất thải y tế của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà.

Nguồn: https://moitruong.net.vn/truc-tiep-toa-dam-truc-tuyen-xu-ly-rac-thai-cua-benh-nhan-f0-dieu-tri-tai-nha/