23/01/2025 lúc 08:28 (GMT+7)
Breaking News

Quy hoạch điện VIII: Cần kiến tạo “Xanh hóa” tăng trưởng

Lãnh đạo một Tập đoàn đa ngành rất có uy tín ở Miền Nam đã cho hay: "Hiện nay, với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, ngoài năng lượng tái tạo (NLTT) thì đốt rác thành điện đang là giải pháp tốt để góp phần làm sạch môi trường”.

VNHN - Cuối cùng, COP26 đã đat được thỏa thuận: “Giảm dần than đá và các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả, để khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng chỉ ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu”.

Lãnh đạo một Tập đoàn đa ngành rất có uy tín ở Miền Nam đã cho hay:"Hiện nay, với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, ngoài năng lượng tái tạo (NLTT) thì đốt rác thành điện đang là giải pháp tốt để góp phần làm sạch môi trường”.

Kiến tạo “xanh hóa” tăng trưởng.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang dần thiện cảm và thích thú với xu hướng xanh “thật bất ngờ”. Ngoài nắng - gió, thì ý tưởng biến rác thải thành năng lượng tích cực với các chính sách phù hợp để hạn chế ô nhiễm môi trường, được triển khai thành công ở nhiều nước.

Rác thải cũng là tài nguyên có giá trị nếu biết cách tái chế. Ảnh:AFP/ TTXVN.

Giữa bối cảnh hàng triệu tấn rác thải chất đống mỗi năm không được xử lý hiệu quả, nhất là rác thải nhựa gây độc hại nghiêm trọng đến môi trường, các nhà khoa học đã phát hiện rác thải cũng là tài nguyên có giá trị nếu biết cách tái chế. Bởi vậy, một số nước coi đây là nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

Đơn cử như UAE, một trong những nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới lại đang xây dựng các Nhà máy mang tên Sharjah, biến rác thải thành điện đầu tiên của vùng Vịnh. Các công trình độc lạ này sẽ giải quyết tình trạng rác thải tồn đọng kinh niên, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào điện khí.

Kỹ sư Nouf Wazir từ công ty quản lý chất thải Bee'ah cho biết: “Không phải ai cũng biết rằng chất thải có giá trị. Nhà máy Sharjah dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, với công suất đốt hơn 300.000 tấn chất thải mỗi năm để cung cấp điện cho 28.000 ngôi nhà”.

Tại Dubai, một nhà máy tương tự cũng đang được phát triển. Theo Hitachi Zosen Inova, một trong những Cty đối tác của dự án này, sau khi hoàn thành theo kế hoạch vào năm 2024 thì đây sẽ là một trong những nhà máy đốt rác thành điện lớn nhất thế giới.

Đốt rác lấy điện.

Từ 2 năm trước, các nhà khoa học tại Đại học Chester (Anh Quốc) đã nghĩ ra phương pháp đầu tiên trên thế giới có thể biến rác thải nhựa thành điện và nhiên liệu hydro thân thiện với môi trường. Hệ thống chuyển đổi hiệu quả này sau đó đã được triển khai khắp Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á để làm sạch nhựa thải.

Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch đã khánh thành nhà máy điện Copenhill. Nguyên liệu là rác thải thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Không chỉ vậy, Copenhagen dự kiến lắp đặt một hệ thống để lưu trữ CO2 hoặc tìm hướng sử dụng thương mại với loại khí này.

Tokyo (Nhật Bản) đang là thành phố thành công nhất trên thế giới trong lĩnh vực xử lý rác thải với chỉ 1% lượng rác được thải ra môi trường.

Trung Quốc cũng đang cho xây dựng nhà máy ở Thâm Quyến - siêu đô thị với 20 triệu dân, để đốt 1/3 trong số 15.000 tấn rác do thành phố thải ra mỗi ngày để thành điện.   

Quy hoạch Điện VIII cần chuyển hướng tiếp cận mới.

Nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới khi mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa. Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, lượng chất thải nhựa ở nước ta chiếm khoảng 8%-12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11%-12% số lượng chất thải nhựa được xử lý và tái chế. Phần còn lại được chôn lấp, đốt hoặc vất bừa bãi. Đây có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương.

Rác thải nhựa xâm lấn môi trường biển

Ngoài ĐMT, Điện gió thì “Đốt rác lấy điện” đang ngày càng lan rộng trên toàn cầu, nhưng tại Việt Nam vẫn còn xa lạ, ngay cả trong Qui hoạch Điện VIII cũng bỏ trống.    

Quang cảnh COP26. Ảnh: TTXVN

Nhà máy Điện mặt trời thênh thang dưới chân Núi Cấm

Bức họa “Những Đài hướng dương xanh” trên dãy Thất Sơn

Vị CEO còn cho rằng: "Không hiểu lý do gì mà QHĐ VIII lại ưu ái điện than bất chấp nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu rất đắt đỏ vì khan hiếm. Thêm nữa, tài chính nhiệt điện cạn kiệt bởi EU sẽ không phê duyệt viện trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, nhưng Qui hoạch Điện VIII cứ ‘thả phanh’ cho xây dựng mới 27 lò đốt chỉ thiên. Vay nợ USD nước ngoài xây dựng và nhập than, đó là cách làm rất duy ý chí. Trong khi nguồn tài nguyên Trời cho ‘nắng - gió’ thì lãng phí.

Phát triển điện sạch không khó, Nhà nước chỉ cần ban hành chính sách tốt, Nhà đầu tư tự khắc hào phóng bỏ thêm tiền khai thác. Phát triển năng lượng ở Việt Nam phải phù hợp với xu thế toàn cầu, tận dụng nguồn tài nguyên quí giá của quốc gia mà không tốn tiền mua”.

Anh Thi