25/11/2024 lúc 14:19 (GMT+7)
Breaking News

Tiến tới Đại hội Đảng: Thủ tướng chủ trì phiên họp Tổ Biên tập Ban KT- XH

VNHN – Chiều ngày 21/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự phiên họp của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội (KT_XH). Bộ phận Tiểu ban chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo “Chiến lược phát triển KT-XH từ năm 2021 – 2030” và “Kế hoạch phát triển KT-XH từ 2021 – 2025”.

VNHN – Chiều ngày 21/7, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự phiên họp của Tổ Biên tập Tiểu ban Kinh tế - Xã hội (KT_XH). Bộ phận Tiểu ban chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo “Chiến lược phát triển KT-XH từ năm 2021 – 2030” và “Kế hoạch phát triển KT-XH từ 2021 – 2025”.

 

Thủ tướng phát biểu chỉ đạo phiên họp

Nhằm cụ thể hóa các nội dung của Đề cương chi tiết dự thảo Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm tới vừa được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến, Tiểu ban giao cho Tổ biên tập thực hiện cơ bản giữ được tiến độ đã đề ra. Đây là những công việc được thực hiện ngay từ khi có quyết định thành lập.

Sau 30 năm Đổi mới, quy mô của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi rất lớn. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị của thế giới rất khác so với 5 năm trước đây, các thành viên của Tổ Biên tập nêu ý kiến việc xây dựng Chiến lược và Kế hoạch phát triển cho những năm tới. Vấn đề đặt ra là làm sao Việt Nam thích nghi được với những xu hướng thay đổi này, nhất là về thương mại (?). Bên cạnh đó, phải đưa được những lợi thế mới đó của Việt Nam vào trong Chiến lược 10 năm.

Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tổ Biên tập của Tiểu Ban phải đưa ra được những phương hướng phát triển của đất nước với quyết tâm, khát vọng và ý chí vượt qua khó khăn nếu không Việt Nam sẽ tiếp tục tụt hậu. Thủ tướng nhấn mạnh: “Về phát triển thời gian đến như thế nào thì tôi đã nhấn mạnh nhiều lần là một quyết tâm mới, một khát vọng Việt Nam, ý chí Việt Nam để vượt qua thách thức khó khăn, vươn lên, xứng đáng với truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc ta”. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Tổ Biên tập cần phải đưa ra được những phương hướng để bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định cho đất nước. Đặc biệt là mọi việc đều đặt trong bối cảnh công nghệ thay đổi mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng khi những biến động trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta, trước hết là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Thủ tướng đề nghị là phải có những công việc đột phá, “đột phá nhưng không phiêu lưu mà trên nền tảng cơ sở khoa học”.

Thủ tướng khẳng định, dù dự thảo Chiến lược 10 năm và Kế hoạch 5 năm tới sẽ còn được cho ý kiến và hoàn thiện nhưng dự thảo tới đây phải có nội dung mới, sáng tạo, sâu sắc và tinh túy nhất để trình lên Tiểu Ban Kinh tế - Xã hội cho ý kiến, trước khi trình Bộ Chính trị.

Quang cảnh phiên họp

Do vậy, cần thảo luận, thể hiện rõ quan điểm “phát triển để ổn định hay ổn định để phát triển”. Nhiệm vụ, giải pháp tới là vô cùng quan trọng, then chốt, “phải mở lối định hướng phát triển trên tinh thần chủ động, tích cực, phấn đấu cao”, làm sao tránh bẫy thu nhập trung bình, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đề xuất bổ sung các đột phá mới trong thời gian tới.

Tất cả là phải nhằm phát huy được tinh thần đại đoàn kết dân tộc, ý chí tự lực tự cường nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình và bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Thủ tướng yêu cầu phải viết thẳng thắn, thuyết phục và phải có cái mới. Để bảo đảm tiến độ đến cuối tháng 7/2019, Tổ Biên tập phải trình Tiểu Ban các nội dung cụ thể theo Đề cương đã được thông qua; đề nghị các nhóm nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, sản xuất, nội chính, xã hội, quốc phòng - an ninh - đối ngoại và môi trường cần phải đề cao tinh thần trách nhiệm để nghiên cứu và thảo luận một cách kỹ lưỡng nhằm đưa ra được những dự báo về phương hướng phát triển mới trên từng lĩnh vực của đất nước trong những năm tới sao cho phù hợp với tình hình quốc tế, theo tinh thần đổi mới sáng tạo.

Quy mô của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không hề nhỏ, vì thế các thành viên của Tổ Biên tập sẽ phải nghiên cứu và đưa ra được những phương hướng phát triển mới cho đất nước, theo tinh thần đổi mới sáng tạo như Thủ tướng đã đề nghị, để đất nước tận dụng được thời cơ phát triển bứt phá và bền vững trong những năm tới.