15/01/2025 lúc 16:59 (GMT+7)
Breaking News

Thúc đẩy các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số tại Việt Nam

VNHN – Sáng 07/3/2019, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo “Các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế số Việt Nam” nhằm cơ hội trao đổi những vấn đề chính sách mới trong thời gian tới góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

VNHN – Sáng 07/3/2019, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo “Các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế số Việt Nam” nhằm cơ hội trao đổi những vấn đề chính sách mới trong thời gian tới góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Cao Quốc Hưng – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới được định hình bởi cuộc cách mạng công nghệ 4.0, kinh tế số đã làm thay đổi sâu sắc về công nghệ và số hóa, tác động mạnh mẽ đến thương mại toàn cầu và góp phần tăng trưởng nền kinh tế xã hội.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Cao Quốc Hưng phát biểu tại Hội thảo

Kinh tế số là mạng lưới các hoạt động kinh tế và xã hội toàn cầu được xây dựng và diễn ra trên nền tẳng các công nghệ thông tin và truyền thông như internet, mạng di động và mạng cảm biến. Và xác định là một trong những trụ cột quan trọng có vai trò tất yếu đối với tăng trưởng kinh tế, tạo ra bước đột phá cho các quốc gia. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang có những cam kết tích cực trong việc triển khai xây dựng hạ tầng chính sách và công nghệ vững chắc hỗ trợ phát triển kinh tế số.

Theo thống kê, thương mại điện tử xuyên biên giới đã tạo ra hàng nghìn tỷ đô la trong hoạt động kinh tế những năm gần đây và đang tiếp tục tăng mạnh, cụ thể: khả năng truyền giữ liệu xuyên biên giới tạo nền tảng cho các mô hình kinh doanh mới, giúp tăng trưởng 10% GDP toàn cầu trong một thập kỷ qua và thu hẹp khoảng cách giữa thế giới thực và thế giới mạng. Hiện nay, một nữa dân số thế giới đã kết nối trực tuyến, một phần ba trên mạng xã hội, 53% là qua điện thoại di động và bao phủ ở mọi lứa tuổi, chủng tộc, địa lý và trình độ trên thế giới.

Trên thực tế, nền kinh tế số ngày càng bao phủ trong tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội, ước tính kinh tế số của năm 2018 ở khu vực Đông Nam Á đạt 72 tỷ USD  và dự kiến sẽ tăng 240 tỷ USD vào năm 2025, và trong khu vực Châu Á – Thái Bình chiếm tới 60% GDP khu vực vào năm 2021.

Các diễn giả tham dự thảo luận

Nền kinh tế số đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nền kinh tế bởi những tiềm tăng tạo ra sự thay đổi to lớn trong môi trường xã hội và các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, kinh tế số cũng góp phần tăng trưởng cao và đổi mới nhanh chóng, cho phép các doanh nghiệp trong khu vực hội nhập toàn cầu, phù hợp với xu hướng dài hạn hướng tới tự do hóa thị trường và giảm đi các rào cản thương mại.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua, chính phủ, doanh nghiệp và người dân cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện hóa các lợi ích tiềm năng của nền kinh tế số như: khoảng cách và sự khác biệt về quy định pháp lý và cơ sở hạ tầng; khả năng thích ứng chuyển đổi công nghệ chưa đạt hiệu quả cao; các vấn đề liên quan đến niềm tin, quyền bảo mật và minh bạch, hiểu biết hạn chế về sự khác biệt trong việc tiếp cận và thích ứng với sự phát triển của công nghệ của người dân ở các quốc gia khác nhau,…

Để góp phần thúc đẩy các vấn đề chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế số tại Việt Nam, ông Cao Quốc Hưng cho rằng: cần thúc đẩy nhận thức và sự hiểu biết về nền kinh tế số cũng như xem xét cách chuyển hóa tiềm năng thành thực tiễn; xem xét cách thức các thể chế, chính sách và quy định có thể tiếp cận và chuyển đổi để theo kịp sự chuyển đổi của kỹ thuật để phục vụ cho sự kết nối và tăng trưởng bền vững. Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng lợi thế của nền kinh tế số ở nhiều khía cạnh khác nhau như thương mại điện tử, công nghệ, tài chính,… nhằm thúc đẩy hỗ trợ phát triển kinh tế số trong thời gian tới.       

Hội thảo đã thu hút nhiều đại biểu quan tâm, tham dự

Tại Hội thảo, các đại biểu cùng nhau tập trung thảo luận về các yếu tổ thiết yếu để phát triển nền kinh tế số Việt Nam như an ninh mạng, thanh toán điện tử, các quy định liên quan đến an ninh mạng trong thời đại số và vai trò của nó đối với công tác bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng trao đổi, cập nhật về các sáng kiến liên quan đến kinh tế số trong các diễn đàn, tổ chức đa phương cũng như cam kết quốc tế về thương mại điện tử tại các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định ASEAN về Thương mại điệ tử, RCEP./.