10/01/2025 lúc 22:02 (GMT+7)
Breaking News

Thủ Tướng cơ bản đồng tình với đề xuất của Hưng Yên

Cơ bản đồng tình với các đề xuất, kiến nghị tại cuộc làm việc, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Hưng Yên.

VNHN - Cơ bản đồng tình với các đề xuất, kiến nghị tại cuộc làm việc, Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Hưng Yên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên

Ngày 23/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Chính phủ có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hưng Yên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Văn, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thay mặt Lãnh đạo tỉnh có 5 đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Đây là các kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ chế chính sách để giúp Hưng Yên có được thuận lợi và tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội

Thứ nhất: Phân cấp ủy quyền cho UBND tỉnh Hưng Yên về quyết định quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) và quyết định cấp chứng nhận đầu tư cho các KCN dưới 300 héc-ta. Theo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đối với cụm công nghiệp (CCN), các nhà đầu tư rất muốn làm ở quy mô nhỏ 75 héc-ta, 150 héc-ta được một, hai cụm công nghiệp nhưng hiện nay vẫn phải thỏa thuận với bộ, ngành Trung ương gây khó khăn cho địa phương.

Thứ hai: Phân cấp cho tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất dự án trên 10 héc-ta đất trồng lúa. Đồng chí Trần Quốc Văn lý giải, hiện nay hơn 10h héc-ta đất lúa thực hiện dự án cũng phải trình Thủ tướng, thủ tục này khá rườm rà. Qua đó, đồng chí đề nghị Thủ tướng và các bộ ngành liên quan ủng hộ thu hồi đất theo quy hoạch và các cấp có thẩm quyền phê duyệt tạo điều kiện cho việc tiếp cận đất đai sớm.

Thứ ba: Xin chuyển đổi đến năm 2025 giảm khoảng 22.000 héc-ta từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và tăng lên từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khoảng 22.000 héc-ta. Đến năm 2030, đất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 29.000 héc-ta.

Đối với lại các KCN, giai đoạn 2021 - 2030 từ 1.363 héc-ta tăng lên khoảng 4.070 héc-ta, tổng 5437 héc-ta; với diện tích khu công nghiệp và cụm công nghiệp tăng từ 325 héc-ta lên 2.300 héc-ta, tổng cả KCN và CCN khoảng hơn 8.000 héc-ta trong cả giai đoạn.

Thứ tư: Đề nghị dừng việc giao cho ViDiFi làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Lý Thường Kiệt và Tân Dân. Theo đồng chí Trần Quốc văn, ViDiFi có khu công nghiệp 500 héc-ta để 11 năm nay, từ năm 2009. Hiện tại, ViDiFi đã có văn bản khẳng định không có khả năng thực hiện dự án. Bởi vậy, nếu cứ để như thế sẽ gây thiệt hại rất lớn với Hưng Yên.

Trong khi đó, đây là địa điểm có vị trí tương đối đẹp, ngay cửa ngõ, thuận lợi mà các nhà đầu tư có năng lực, có kinh nghiệm rất quan tâm. Nếu như thay đổi lại được nhà đầu tư, chắc chắn chỉ trong khoảng 1 năm, hơn năm sẽ lấp đầy toàn bộ 500 héc-ta này và sẽ mang lại cho ngân sách từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng, cũng như sử dụng lao động khoảng 100.000.

Thứ năm: Sửa quyết định 257 về quy hoạch phòng chống lũ trên sông Hồng do có nhiều bất cập.

Trước các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí chủ trương phân cấp phân quyền mạnh mẽ hơn cho các địa phương, đồng thời giao cho các bộ ngành tiếp thu xem xét nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những quyết định cụ thể.

Thủ tướng cũng đánh giá cao, biểu dương nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tỉnh Hưng Yên với kết quả tích cực phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2021, các chỉ tiêu đều đạt và vượt.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng tỉnh Hưng Yên phát triển chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi, với tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, truyền thống, di sản lịch sử văn hóa của tỉnh và mong muốn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của nhân dân. Qua đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục các hạn chế, yếu kém này./.