29/11/2024 lúc 11:09 (GMT+7)
Breaking News

Thơ Đoàn Mạnh Phương sự cộng hưởng giữa suy nghiệm và nội lực vô thức

Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ (trong đó có thơ trẻ, thơ tân hình thức) ít nhiều gây nên sự “dị ứng” đối với lối viết, lối đọc, lối suy nghiệm truyền thống. Đặc điểm nổi trội của nó, là sự trừu tượng hóa ngôn từ và xâu chuỗi, tập hợp những ngôn từ khác lạ đứng cạnh nhau trong một không gian với thật nhiều cửa sổ.

Dấu ấn hậu hiện đi trong thơ (trong đó có thơ tr, thơ tân hình thức) ít nhiều gây nên sự “dị ứng” đối với lối viết, lối đọc, lối suy nghiệm truyền thống. Đc điểm nổi trội của nó, là sự trừu tượng hóa ngôn từ và xâu chuỗi, tập hợp những ngôn từ khác lạ đứng cạnh nhau trong một không gian với thật nhiều cửa sổ.

Nằm trong dòng thơ mang đậm dấu ấn hậu hiện đại, ở khía cạnh nhất đnh, thơ Đoàn Mnh Phương là sự cộng hưởng giữa suy nghiệm và nội lực vô thức. Với Đoàn Mnh Phương, thơ là mt viên linh đan, có thể cảm nhận thông qua mọi giác quan. Anh có rất nhiều câu thơ mang nặng sự sinh tồn, được cảm nhận bằng… vị giác: Thể xác ngắn hơn và nh hơN chiếc bóng/ từng tẩm đc lưỡi và mồm; Kỷ niệm như ớt cay/ giã vào muối nhớ. Trong tình yêu, kỷ niệm luôn trường tồn và cô đọng theo thời gian: Anh - tận cuống tâm hồn còn đăng đắng/ nhựa yêu… Ấy là vị đắng của phương thuc dành cho căn bệnh “ảo giác thơ”, “ảo giác tình”. Nhờ vậy nhà thơ m được một lớp cửa “vô minh”, và ánh sáng của tâm thức ùa vào những tấm gương phủ bụi:

i cưa ca tư duy a ra điều kỳ lạ mới; Sau cái hích vai của thời cuộc/ Màn giao phối tinh thần, đẻ ra những khái niệm…

Bởi “đội quân” ngôn từ của Đoàn Mnh Phương không đưc đánh bóng, và không nhất thiết mỗi chúng phải ngồi đúng v trí trong “khuôn phép” thơ, nên anh có cách thể hiện rất lạ, rất đc trưng cho tính nhòa nghĩa, “vô nghĩa” của thơ:

Bốc mộ những kỷ niệm/ Nặng trên tay/ Xương cốt của niềm tin;

căn phòng giàn giụa hương thơm/ ký ức hất ngược sáng;

Với bữa tiệc tâm hồn/ gắp đầy tâm trạng;

Trong thấy và nói/ Trong nói và im/ có tiếng ngáy của vô thức/ cùng cái nhìn ninh nhừ hiện thực.

“Tình yêu thè lưỡi thật gần/ Liếm vào tim nhau âu yếm” - Hai câu thơ đọc qua thấy rờn rợn, thấy khó đồng cảm song trong đấy có một tầng nghĩa hoàn toàn mới: Tình yêu như một linh hồn độc lập bên cạnh hai tiểu vũ trụ trái dấu. Yêu như một sự hiến mình cho lửa: dán em lên những giấc mơ căng ưt đi anh/ Anh đã bén vào em… Ngưi đàn ông không tài nào gỡ nổi thứ bùa mê - em, để rồi dẫn tới… nghiện ngập:

Em - thứ bùa mê chết người không tài nào gỡ nổi

Em không chạy trốn khỏi anh

sự ám ảnh sột soạt bùng nhùng

Không trốn nổi...

Sự nghiện ngập tích cực? Sự nghiện ngập không mang ý nghĩ hoang đưng; ngưi đàn ông không tưng tưng, ngưi đàn ông đã thu được tín hiệu rõ nét từ Em:

Và đêm đêm

ngày ngày

anh biết

Em vẫn thường theo thói quen quờ tay vào

bóng tối

ng tượng tới bộ ngực trần vạm vỡ của

đàn ông đang mơ tưởng tới mình…

 

Tôi vẫn thường quan niệm: bên cạnh tình yêu, ẩn chứa tình đi sâu đậm - ấy là ngưi đàn ông bản lĩnh, đy đ tư cách đ đồng hành với Thơ trên cõi đời. Có lẽ Đoàn Mnh Phương là mt ngưi đàn ông như vậy. Trong Ngày rất dài, mảng tình đời chiếm tỉ lệ tương đi. Đây là mt ưu điểm nổi lên trong bề bộn thơ nay.

- Cha mẹ đã đi m đất, cho con nặng trĩu tháng ngày

- Gia tài mà cha để lại, không phải nhà lầu xe hơi/ Là nhng trang văn đa cảnh, kể nên những câu chuyện đời 

- Cứ mỗi ngày, lá thu dần phủ mặt

Dốc cạn những tiếng chim ra khỏi vành tai

Trai gái kéo nhau đi nhum màu sơn thành ph

Chỉ còn mỗi cánh đồng ngồi lại với bà tôi…

Đến nỗi đau. Từng giọt tim anh nhỏ trên luống chữ. Trên luống chữ, ngôn ngữ vừa đi vừa chảy máu:

Cào lên ngực con

Nỗi đau của nỗi đau cao hơn mất mát

Con tay trắng ra đường

Chênh vênh như đám mây trời hạ

Ngôi nhà

Tỏa đy hương khói

Lần tìm dáng Mẹ hình Cha

Nén hương khóc trong khuya và cong hình dấu hỏi

Con ngồi rỗng đêm cùng với những suy tư côi cút của mình…

Nỗi đau hơn cả nỗi đau đó đã dẫn anh lạc vào bể khổ kiếp người: Này đây - nước mắt/ Lấy mà rửa thân!; Giẫm lên ngã ba ngày/ đã đổ nghiêng/ mệt mỏi/ Phút giây này là im lặng toàn thân/ Dục hỉ nộ ai lạc ái ố/ Khuyếch tán vào không gian… Song hành với nó, một câu hỏi mang hồn thơ anh vút lên cao xanh: Nháp bao nhiêu nỗi buồn để có một niềm vui?... Để rồi anh nhìn thấy rõ quả địa cầu mình đứng; nhìn thấy chiến tranh - cái gông xiết vào trái đất.

Trái đt đã xoay hàng triệu năm rồi

Vẫn đốt nát lòng ta dấu hỏi

Và trái đt lăn đi trong tiếng nghiến đau buồn

Tôi hình dung trái đất trong mấy câu thơ trên có trục hẳn hoi, đang nghiến vào vòng bi đã rỗ, nặng nề, chậm chạp. Nhưng đau bun hơn hết là những lớp người từng kinh qua chiến tranh vẫn không trả lời được câu hỏi: Chiến tranh là gì(?) để thỏa lòng con trẻ. Đã có rất nhiều những đứa trẻ bị nhiễm đioxin bị kết án trong chiến tranh và sau chiến tranh. Rồi những đứa trẻ hôm nay… vẫn đốt nát lòng ta dấu hỏi. Khi ấy, người cha người mẹ nào lại không dằn vặt:

Chiến tranh là gì? Chiến tranh là gì nhỉ?

Mà lấy đi cái tuyệt vời trong trẻo của con tôi?

Những câu thơ có sức nén dễ sợ, sức nén tựa như những trái bom sót lại từ thời chiến đang nm đâu đó dưới lòng đt, dưới chân chúng ta.

 

Tôi đọc Ngày rất dài trong một đêm chớm hạ, nóng bức. Hình hài của ngày hiện dần theo đêm. Ngày và đêm là sự luân chuyển, nối tiếp trong vũ trụ. Chúng ta có rất nhiều cách để lý giải sự thể đó. Đoàn Mnh Phương có cách định nghĩa riêng đc đáo:

Bằng những phép cộng

Những trái tim cộng vào nhau

bằng phép cộng của sự cảm thông vô giới hạn

phép cộng của những cảm xúc nối kết cảm xúc

của ánh sáng cộng vào ánh sáng

của hy vọng cộng đầy hy vọng

cộng vào nhau

chuỗi tư duy chuyn động…

Nhưng, rốt cục giữa đêm và ngày, “ai” là cái bào thai của sự sống. Bởi thực ra giữa ngày và đêm luôn luôn có một sự đối chọi “cạnh tranh” khốc liệt:

Đánh thức sự yên lặng/ đôi khi/ đêm vuốt dọc sống lưng

Ngày đã đánh t tơi sự nguyên vẹn

Có phải vì vậy mà trong ngày rất dài đầy ắp những dấu hỏi, đầy ắp những trở trăn day dt, đầy ắp những nghĩ suy, và thậm chí là bi quan chán nản:

Ngày ngày ngửa mặt/ trên tất thảy mọi hoang vu xanh xám ẩm buồn (Hành trình); Ngay ngắn thở trong một thế giới nghiêng, sự tương thích của ý nghĩ, sự gắng gượng của âm thầm trải nghiệm (Đường dẫn); Từng mỏi nghĩ/ bao giờ mòn hết núi/ gió lang thang không trói nổi khoảng trời riêng (Tín hiệu); Ngày lấm lem ý nghĩ/ Tôi giặt chính tôi (Đối diện); Bò lên thân thể ta những nhánh rễ của cảm xúc/ Những nghĩ suy dựng bờm (Gạch nối); Khác với những cuộc rong chơi ngạo mạn và vô tích sự/ Ý nghĩ ngụ cư trong khoảnh khắc tràn qua (Không đề); Hàng đêm/ tng bôi trơn và chăn nuôi ý nghĩ/…/ Tiếng côn trùng thao thiết/ Cháy trong cổ họng tư duy (Đánh thức); Ngày thúc vào sọ não/ những điệp từ/ Những bộ mặt, dáng đi và cái nhìn cơ học (Nhân thế); Ánh ngày nín thinh/ trong đầu ta vắng tanh ý nghĩ mới/ Thả phanh về vô cực (Khởi động); Khi ý tưởng lĩnh xướng/ Những ngón chân khởi động bắt đầu/ Thời gian/ Con ngựa già lở móng (Nối tiếp); Đôi lúc, tôi chạy trốn khỏi đám đông bng bước chân ý nghĩ (Đám đông); Nghẹt thở/ giữa những ý niệm rỗng/ chân đá phải một hư t(Cảm giác). Và, “khoảnh khắc bình yên của con người vừa trườn qua bão lũ”, đi trong từng thớ não của anh v.v.

Nhưng, du ngày có dài đến mấy, vẫn có một người bạc tóc chờ trời sáng:

…hy vọng cộng đầy hy vọng/ cộng vào nhau/ chuỗi tư duy chuyn động; Rồi sẽ đến/ Vỡ òa ánh sáng/ Nơi vườn cây trí tuệ mọc tươi xanh.

Hơn thế, trong Ngày rất dài còn có một “chứng cớ” rất quan trọng.

Rồi sẽ:

Loài ngưi đi về phía những cánh rừng

Săn đuổi từng ngày đánh mất

Nhà văn Ngụy Nguyên - Tạp chí Sông Hương