29/03/2024 lúc 00:42 (GMT+7)
Breaking News

Thanh Hoá: Sẽ đề nghị UNESCO công nhận nhà sử học Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hoá thế giới

Trên cơ sở đề xuất của Ban Thường vụ huyện Thiệu Hoá trong buổi làm việc ngày 09/9/2022 của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá với Huyện; Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã đồng ý chủ trương giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với huyện Thiệu Hoá sớm xây dựng hồ sơ báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chính phủ trình UNESCO công nhận nhà sử học Lê Văn Hưu là Danh nhân văn hoá thế giới.
Tượng đồng Nhà Sử học Lê Văn Hưu tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lê văn Hưu.

Nhà sử học Lê Văn Hưu sinh năm 1230, trong một dòng họ nổi tiếng ở xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, nay là thôn Phủ Lý Trung, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 17 tuổi Lê Văn Hưu đã thi đỗ Bảng nhãn trong khoa thi đầu tiên của nhà Trần.

Sinh thời, Bảng nhãn Lê Văn Hưu vốn là người có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc và có nhiều cống hiến, phụng sự triều đình, với mong muốn góp phần xây dựng một xã hội hài hòa, đất nước thái bình, thịnh vượng. Cũng vì thế, ông đã được giao nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Trần, như: Kiểm pháp quan, Hàn Lâm viện Học sĩ, kiêm Quốc sử viện Tu giám, làm Phó quan cho Thượng tướng quân Trần Quang Khải.

Lê Văn Hưu không chỉ thi đỗ Bảng nhãn rồi làm quan, mà còn được vua Trần Thái Tông giao trọng trách tại Hàn lâm viện học sĩ, kiêm Quốc sử viện giám tu và biên soạn bộ Đại Việt sử ký, gồm 30 cuốn.

Năm 1322, Lê Văn Hưu qua đời, hưởng thọ 93 tuổi. Hiện nay, Lê Văn Hưu được xem là ông tổ của ngành sử học Việt Nam và trên mảnh đất Thiệu Trung vẫn còn phần mộ, bia ký khắc ghi tiểu sử, ca tụng tài đức, sự nghiệp của ông./.

Đình Đông