20/01/2025 lúc 04:50 (GMT+7)
Breaking News

Thanh Hóa có 69 sản phẩm OCOP được xếp hạng

Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM). Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Chương trình OCOP là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM). Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Lãnh đạo Tỉnh và Văn phòng điều phối NTM tỉnh tham quan khu trưng bày sản phẩm

Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020” (OCOP). UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành hàng loạt các Kế hoạch, Quyết định, Đề án; ban hành văn bản 8345/UBND-NN ngày 16/07/2018 về việc giao Văn phòng Điều phối NTM tỉnh là cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách cho Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh, UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

Sau gần 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 - 2020, Thanh Hóa đã có 69 sản phẩm của 47 chủ thể OCOP (24 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 02 tổ hợp tác và 10 hộ sản xuất, kinh doanh) trên địa bàn 45 xã, phường, thị trấn, thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh được xếp hạng, đạt 117,2% kế hoạch. Cụ thể, có 17 sản phẩm đạt 4 sao bao gồm: Nước mắm, Mắm tôm, Mắm tép Lê Gia (Hoằng Hóa); Dưa Taki, Dưa chuột Baby (Quảng Xương), Ống hút tre (Thường Xuân), Bưởi Luận Văn (Thọ Xuân), Gạo Hương Thanh 2 (Đông Sơn), Gạo nếp hạt cau Lộc Thịnh, Dưa lưới Nam Giao (Vĩnh Lộc), Dưa vàng Vạn Hòa và Dưa lưới Vạn Hòa (Nga Sơn), Bộ rổ cói 3 chiếc và Bình hoa bằng cói, (Nga Sơn), Gạo nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh (Hà Trung), Nước mắm cốt Tĩnh Gia (TX Nghi Sơn), Nước giặt FuWa (TP. Thanh Hóa). Trong đó có 02 sản phẩm Nước mắm, Mắm tôm Lê Gia đang đề xuất Trung ương công nhận đạt chuẩn 5 sao. 52 sản phẩm đạt 3 sao cấp tỉnh gồm: Nước mắm Bà Hoan, Dưa hấu Đồng Quê, Đông trùng hạ thảo Lạch Trường, Rượu Đông trùng hạ thảo Lạch Trường (Hoằng Hóa), Ngâm chân Mộc Việt, Lá xông cảm lạnh (Quảng Xương), Tinh dầu quế (Thường Xuân), Mắm tôm Hòa Hải, Rượu Chi Nê (Hậu Lộc), Bánh gai Lâm Thắng, Kẹo lạc và Kẹo gạo lứt Đức Giang, Nem nướng Thành Nghĩa, Bánh lá răng bừa Xuân Lập (Thọ Xuân), Trứng sạch Huyền Nhuần, Dưa kim hoàng hậu, Dưa chuột Baby Thiên Trường 36 (Đông Sơn), Tinh dầu sả chanh, Mật ong Hưởng Hoa (Thạch Thành), Rượu sâm báo, Chè làm Phủ Quảng, Tranh đá tứ quý và Tranh đá Cá chép chơi trăng Hải Quân, Túi xách Nông Phú (Vĩnh Lộc), Chiếu dệt tay thủ công, Thảm cói trải sàn (Nga Sơn), Đông trùng hạ thảo khô, Đông trùng hạ thảo tươi và Rượu Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa (Nga Sơn), Linh chi đỏ, Nấm bào ngư xám (Như Thanh), Gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang, Dầu lạc Phương Linh (Hà Trung), Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, Chè Bình Sơn (Triệu Sơn), Cam đường canh, Cam xã Đoài (Như Xuân), Nước mắm cốt cá cơm Vị Thanh, Đông trụng hạ thảo, Mắm tép Tĩnh Gia đặc biêt, Mắm tôm Tĩnh Gia hảo hạng, Nước mắm thượng hạng và Mắm tôm đặc biệt Tác Huy (TX Nghi Sơn), Miến gạo Thăng Long, Gạo sạch hương quê (Nông Cống), Nước rửa chén, Trà Hoàng thảo mộc, Trà cà gai leo túi lọc, An tràng hoàn, Rượu Tỏa dương (TP.Thanh Hóa), Tương Làng Ái (Yên Định), Bánh nhãn Hồi Xuân (Quan Hóa).

Sản phẩm OCOP giai đoạn 2018 - 2020 được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị tỉnh

Các sản phẩm được chứng nhận OCOP thuộc 4 nhóm ngành gồm thực phẩm (47 sản phẩm), đồ uống (05 sản phẩm), thủ công mỹ nghệ (07 sản phẩm), thảo dược (10 sản phẩm). Đáng lưu ý là tất cả các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến GMP, VietGap, Hữu cơ, ISO, HACCP để tạo ra sản phẩm chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước và trên thế giới.

Trên cơ sở các sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn, tỉnh đã hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, các địa phương đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến thương mại tại các hội chợ lớn. Cụ thể, năm 2019 tham gia Hội chợ OCOP toàn cầu tại TP. Hồ Chí Minh; Trưng bày sản phẩm tại Hội nghị triển khai, khởi động chương trình OCOP tỉnh Thanh Hóa; Trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tại Nghệ An, Nam Định, Yên Bái. Năm 2020, xây dựng 06 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại các phường Phú Sơn, Đông Hải, Tân Sơn, Đông Vệ, Đông Thọ (TP.Thanh Hóa) và thị trấn Nga Sơn; tham gia 4 gian hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.

Theo lộ trình, Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, trong đó chú trọng đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 800 cán hộ thực hiện Chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, HTX, chủ hộ sản xuất kinh doanh, tư vấn tham gia Chương trình OCOP. Phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 03 sản phẩm OCOP 5 sao, trên 100 sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao; có 05 mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch; mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hình thành các Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm./.