19/11/2024 lúc 17:32 (GMT+7)
Breaking News

Thanh Hóa: Chỉ đạo công tác ứng phó phòng chống dịch trên lợn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa

VNHN-Huyện Thiệu Hóa là huyện đồng bằng, diện tích tự nhiên thấp, tổng đàn lợn chăn nuôi lớn, mật độ chăn nuôi cao, chăn nuôi nông hộ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.

VNHN - Huyện Thiệu Hóa là huyện đồng bằng, diện tích tự nhiên thấp, tổng đàn lợn chăn nuôi lớn, mật độ chăn nuôi cao, chăn nuôi nông hộ vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn.

Trong những tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa bệnh lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu phi đã xuất hiện tại một số xã, Thiệu Tâm, Thiệu Phúc, Thiệu Phú, Thiệu Tiến, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Trung, Thiệu Quang, Thiệu Phú ….. tiêu hủy 659 con (tổng cả 2 đợt dịch), gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi khi 100% lợn nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong, khả năng lây lan cao và nhanh chóng.

Lợn mắc dịch sẽ được tiêu hủy ở nơi tập kết

Trước diễn biến phức tạp của tình hình trên, để thực hiện triệt để, kiên quyết trong công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh; huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện tại Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 10/01/2019; Xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 25/02/2019 về Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, đã đưa ra các biện pháp, khống chế dịch tả lợn Châu Phi như sau:

Tổ chức tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh tại các xã ngay sau khi có kết quả dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (Tiêu hủy trong đêm). Toàn bộ công tác tiêu hủy được thực hiện kịp thời, đúng quy trình kỹ thuật.

Tổ chức tiêu độc khử trùng bằng hóa chất, vôi bột toàn bộ khu vực chăn nuôi và trên địa bàn toàn xã.

Các điểm chốt được thành lập để đảm bảo công tác kiểm soát

Thành lập 5 chốt kiểm dịch cấp huyện; chỉ đạo các xã, thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời để tổ chức kiểm soát 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa bàn xã. Tổng số chốt kiểm soát trên địa bàn huyện là 81 chốt (trước khi có dịch, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn lập các chốt kiểm soát tạm thời thực hiện trực 24/24 giờ để kiểm soát lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn). Đến ngày 18/3/2019, đã giải tán Chốt kiểm soát trên Quốc lộ 45 tại xã Thiệu Trung do tỉnh đã thành lập các Chốt kiểm dịch trên các tuyến Quốc lộ ra vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nghiêm cấm việc kinh doanh, buôn bán, giết mổ lợn trên địa bàn các xã có dịch.

Thuốc khử trùng luôn được phun 1 lần trong ngày

Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức rải vôi bột tại các ổ dịch, thôn có dịch, phun hóa chất tiêu độc 01 lần/ngày trong tuần đầu tiên và 03 lần/tuần đối với 02-03 tuần tiếp theo.

Sau khi có kết quả xét nghiệm Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y  đã  phân công lãnh đạo, cán bộ phối hợp với huyện thực hiện các biện pháp chống dịch tại xã các xã; đã cấp hỗ trợ 1.680 lít hóa chất, 07 tấn vôi bột, 300 bộ quần áo bảo hộ dùng 1 lần, 40 bộ quần áo Blue, 05 máy động cơ phun hóa chất tiêu độc khử trùng. Ngoài số hóa chất, vôi bột Chi cục Thú y cấp cho công tác chống dịch, huyện đã chủ động mua 700 lít hóa chất và 100 tấn vôi bột phục vụ công tác tiêu độc, khử trùng cho các địa phương trong huyện.

Mặc dù Dịch tả lợn Châu Phi diễn biến rất phúc tạp nhưng UBND huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo các xã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về mức độ nguy hại của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học (huyện đã phát 10.000 tờ rơi tuyên truyền). Do có sự kiểm soát khá chặt chẽ, hơn một tuần qua, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa không phát sinh thêm điểm dịch mới./.