11/01/2025 lúc 13:05 (GMT+7)
Breaking News

Thái Nguyên: Dạy và học tiếng Anh ở vùng cao khó cả lượng và chất

Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là một trong những mục tiêu quan trọng được ngành Giáo dục đặt ra từ năm học 2019-2020. Thực tế kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho thấy, còn có sự chênh lệch lớn về chất lượng giữa các vùng miền, từ đó đặt ra vấn đề nâng cao chất lượng còn nhiều khó khăn.

Nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh là một trong những mục tiêu quan trọng được ngành Giáo dục đặt ra từ năm học 2019-2020. Thực tế kết quả kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho thấy, còn có sự chênh lệch lớn về chất lượng giữa các vùng miền, từ đó đặt ra vấn đề nâng cao chất lượng còn nhiều khó khăn.

Năm học 2020-2021 là năm thứ 3 toàn tỉnh thực hiện thi tuyển sinh vào lớp 10 (THPT) có thêm môn tiếng Anh. Kết quả điểm thi trung bình của học sinh lớp 9 đạt 4,49 điểm. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về thứ hạng thông qua điểm thi ở các khu vực là rất lớn. Trường THCS Chu Văn An (T.P Thái Nguyên) có điểm trung bình môn tiếng Anh là 9,07, còn trường đứng thứ 10 là THCS Tân Thành (T.P Thái Nguyên) là 5,6; Trường THCS Hương Sơn (T.P Thái Nguyên) đứng thứ 3 có điểm trung bình là 6,5… Theo xếp hạng điểm thi thì các trường THCS trên địa bàn T.P Thái Nguyên có điểm cao hơn các địa phương khác.

Đối với các trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa điểm thi tuyển sinh môn tiếng Anh còn thấp hơn nhiều so với các trường nêu trên và khoảng cách chênh lệch lớn. Điểm tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021, có đến trên 20 trường có  điểm trung bình chưa đạt 3 điểm, tập trung chủ yếu tại huyện Võ Nhai. Huyện Định Hóa cũng chỉ đạt mức bình quân 3,94. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập môn tiếng Anh chưa đạt kết quả cao. Về đội ngũ, đối với các trường thuộc huyện Định Hóa và Võ nhai hầu như đầu thiếu giáo viên dạy môn tiếng Anh, hoặc chưa cập chuẩn. Chuẩn bị cho năm học 2021-2022, bậc tiểu học toàn huyện Định Hóa còn thiếu 12 giáo viên, nhưng không có nguồn dự tuyển. Bậc THCS cũng cần bổ sung thêm 5 chỉ tiêu mới bảo đảm đội ngũ. Khó khăn trong tuyển dụng giáo viên, nên việc bố trí dạy đủ giờ cho các trường đã khó, việc vận động học sinh học tập theo nhu cầu tự thân càng trở nên khó hơn.

Đồng chí Tràn Phúc Vĩnh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đinh Hóa cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, bậc tiểu học toàn huyện mới có 215 / 369 lớp, tương đương với 4.844 / 8.331, bằng 58% học sinh được học tiếng Anh hệ 10 năm. Bậc THCS cùng chỉ đạt trên 58% học sinh học tiếng Anh hệ 10 năm. Chính vì vậy việc thi tuyển sinh vào lớp 10, các em có ít thời gian học tập, ôn luyện, nên chất lượng chưa cao”.

Còn đồng chí Hà Mạnh Cương, Trường phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Võ Nhai chia sẻ: “Các em học sinh vùng cao là người dân tộc thiểu số lại ở vùng khó khăn, vốn kiến thức các môn học khác đã yếu, một số nói tiếng phổ thông (tiếng Kinh) còn chưa lưu loát, lại thêm môn tiếng Anh nữa sẽ khó mà tiếp thu tốt được. Các trường hằng năm cũng có kế hoạch bồi dưỡng cho học sinh không thu phí, nhưng hầu như các em không đến lớp. Mặt khác cũng có tư tưởng là học khó quá thì sau không thi tuyển sinh vào lớp 10 mà chuyển sang học hệ giáo dục thường xuyên, học nghề… thì không phải thi tiếng Anh. Đây chính là vấn đề nhận thức xã hội chưa đồng bộ”.

Kết quả điểm tuyển sinh môn tiếng Anh thấp, hệ lụy là việc học tập các năm tiếp theo của các em cũng chậm tiến bộ. Theo khảo sát kết quả thi THPT Quốc gia trong ba năm trở lại đây, cho thấy chất lượng học tập môn tiếng Anh toàn tỉnh còn nhiều hạn chế và còn khoảng cách xa với yêu cầu hội nhập quốc tế: điểm trung bình môn tiêng Anh toàn tỉnh năm 2019 đạt 3,81, năm 2020 đạt trên 4,2. Trong khi đội ngũ giáo viên tiếng Anh bậc THPT đều đạt chuẩn trình độ đào tạo: gần 97% đạt chuẩn khung năng lực tiếng Anh B2 và C1, trong đó trình độ C1 chiếm trên 70%. Từ thực tế này có thể thấy, biện pháp tăng cường dạy học tiếng Anh trong các nhà trường tại các vùng chưa đồng bộ, phong trào học tập và động cơ học tập của người học chưa thực sự tốt.