23/12/2024 lúc 00:34 (GMT+7)
Breaking News

Sơn nước có độc hại không? Các thành phần chính có trong sơn nước

Sơn gốc nước có những ưu điểm vượt trội so với sơn hệ dung môi khác đã làm thay đổi xu hướng sử dụng sơn và chất phủ hiện nay, được coi là vật liệu hoàn thiện rất khó thay thế đối với các công trình kiến trúc. Với các đặc tính ưu việt như: Có độ bền cao; Kháng kiềm, kháng nước, kháng nấm mốc, tia UV hiệu quả; Dễ thi công và vệ sinh; Chất lượng ổn định và đồng nhất; Màng sơn bóng đẹp tạo nên tính thẩm mỹ cho công trình…

Khi đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu bảo vệ sức khỏe và sự thân thiện với môi trường càng được chú trọng hơn. Sơn gốc nước được xem là giải pháp hoàn hảo cho các công trình, đặc biệt là các hạng mục đòi hỏi nghiêm khắc về tính an toàn như: Trường học, bệnh viên, nhà máy chế biến thực phẩm, nhà ở….

Vậy sơn nước có độc hại không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Sơn mang đến cho ngôi nhà vẻ đẹp tinh tế và tăng thêm giá trị thẩm mỹ ngoài việc bảo vệ bề mặt… nhưng có ảnh hưởng đến sức khỏe không vẫn đang là một ẩn số. Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc cùng sơn Kantech tìm hiểu.

Thành phần chính có trong sơn nước

Để sản xuất ra sơn nước chất lượng cao cần có sự kết hợp từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Các nguyên vật liệu cơ bản là:

- Gốc nhựa Acrylic nguyên sinh. Có tác dụng tạo màng, tăng độ bền của sơn, tránh một số tác hại khi độ ẩm tăng, chống kiềm hóa, kháng nước cao, có tính đàn hồi và chống mài mòn của môi trường, chống bám bụi tối ưu.

- Titanium Dioxide có tính chống ăn mòn, không thấm ướt, có độ bền hoá và bền nhiệt cao nên thường được dùng để sơn vỏ tàu thuỷ, vỏ máy bay…, màu trắng sáng tự nhiên, có khả năng phân hủy nấm, vi khuẩn, virus với số lượng lớn và tự làm sạch bụi bẩn khi có mưa hoặc lau chùi…

- Nước: Là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất sơn. Nước giúp cho quá trình thi công diễn ra dễ dàng hơn, màng sơn bám chắc hơn và dễ thẩm thấu hơn.

- Hỗn hợp phụ gia: Là các chất có tác dụng làm giảm độ lắng của các phân tử sơn, chống văng sơn, kháng vi khuẩn giúp sơn giữ được lâu, chống bọt hình thành khi pha chế sơn, khuấy sơn, chống rêu mốc sinh sản trên bề mặt.

- Ngoài ra có chất làm tăng độ cứng, hỗ trợ kháng kiềm và kháng muối hóa cao là Barisulfat và silicat.

- Tinh màu tạo cho sơn có màu sắc theo ý muốn, đồng thời có tác dụng tạo độ phủ và làm tăng tính năng cơ lý cho màng sơn. Tinh màu sử dụng trong sản xuất sơn có khả năng phân tán trong dung môi và trong chất tạo màng. Được sử dụng chủ yếu là màu hữu cơ và vô cơ.

Ngoài các thành phần chủ đạo, quá trình sản xuất sơn nước cần thêm các chất phụ gia giúp tăng độ bền cũng như tuổi thọ cho sản phẩm.

Sơn nước có độc hại cho sức khỏe không?

Theo như nghiên cứu của quỹ phổi Anh thì việc hít phải mùi sơn trong một thời gian nhất định sẽ gây đau đầu, chóng mặt và khó thở nhất là đối với những người bị hen và xoang.

Tuy nhiên không phải ai, sản phẩm sơn nước nào cũng ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu sản xuất theo đúng quy trình, nguyên vật liệu cao cấp, hàm lượng các thành phần có trong sản phẩm ở ngưỡng cho phép thì được coi là an toàn cho người dùng.

Tiêu chuẩn về hàm lượng VOCs trong sơn.

VOCs (Volatile Organic Compounds) – hợp chất hữu cơ dễ bay hơi bao gồm một nhóm các hóa chất gốc Carbon. Ở nhiệt độ môi trường, hợp chất này được phát tán ra ngoài dưới dạng khí từ các chất rắn hoặc lỏng nhất định.

Hợp chất VOC thường được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất sơn. VOC được thải ra môi trường bởi các chất hữu cơ độc hại từ các sản phẩm sơn sử dụng các dung môi như: Toluen, xylene…

VOCs nguy hại đến sức khỏe như thế nào?

Nhiều kết quả thử nghiệm đã chỉ ra rằng hàm lượng VOC là yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong sơn. Theo TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007) hàm lượng VOC từ 0,1 % đến 15 % (theo khối lượng) sẽ trong ngưỡng cho phép về độ an toàn cho người sử dụng.

Sơn gốc nước với thành phần “nước” làm dung môi chính nhằm hạn chế lượng VOCs xuống mức tối đa.

Cụ thể:

+ Sơn gốc dầu có chứa 800g/lit chất hữu cơ bay hơi

+ Sơn gốc nước chỉ chứa khoảng 100g/lit chất hữu cơ bay hơi.

Như vậy, hàm lượng VOCs trong sơn gốc nước là rất nhỏ, hàm lượng này nhỏ hơn nhiều lần so với lượng VOCs có trong các loại sơn dung môi truyền thống

Hàm lượng VOCs được hạn chế ở mức tối thiểu mang lại những lợi ích gì?

Không gây ra phá hủy tầng ozone hay hiệu ứng nhà kính; Không chứa chì, thủy ngân và các kim loại nặng có hại. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người trước các bệnh về tim, hệ hô hấp, sinh sản..., thậm chí là ung thư. Sơn nhẹ mùi, không gây cháy nổ tạo môi trường làm việc an toàn…

Do đó khi mua sơn bạn cần quan tâm đến các yếu tố này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.

Kantech là một trong những thương hiệu được đánh giá cao, sản phẩm thân thiện với môi trường, có chất lượng Top đầu thị trường sơn tại Việt Nam. Không chứa chì, thủy ngân là những chất độc hại thường sử dụng trong sản xuất sơn và hàm lượng VOC rất thấp khó có thể gây hại cho sức khỏe của người dùng. Sản phẩm đã đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn và Sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2017” do Viện nghiên cứu phát triển thương hiệu, sản phẩm; Trung tâm phát triển tài sản trí tuệ thuộc Cục sở hữu trí tuệ và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đồng xác nhận và trao tặng.

Với nguyên vật liệu cao cấp nhập ngoại đưa vào sản xuất, trên bao bì được xác thực rõ không chưa chì, thủy ngân cũng như các hóa chất độc hại. Sản phẩm có khả năng kháng, ngăn ngừa nhiều vi khuẩn gây hại thường xuất hiện trong không khí như vi khuẩn gây hại đường hô hấp, đường ruột...

Kantech có đầy đủ chủng loại sản phẩm thế hệ mới, thân thiện với môi trường, đặc biệt chống rêu mốc, kháng khuẩn bảo vệ sức khoẻ người sử dụng, trong đó sơn chống nóng, chống thấm, kháng muối...vv là những sản phẩm vượt trội, phù hợp mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đã đáp ứng được yêu cầu và tiêu chí khắt khe của các công trình, dự án dân dụng, công nghiệp từ trung, cao cấp đến chuyên dụng.

 

Hồ Bắc