25/12/2024 lúc 22:12 (GMT+7)
Breaking News

Sở Y tế Thanh Hóa phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

VNHNO-Cơn bão số 4 qua đi lũ cũng rút dần, thế nhưng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn đang phải xử lý những hậu quả để lại như nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nước sạch, thiệt hại nặng về hoa màu và tài sản, ước tính tổng thiệt hại khoảng 310 tỷ đồng. Các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đang huy động mọi nguồn nhân vật lực hỗ trợ người dân bị thiệt hại sau bão lũ.

VNHNO-Cơn bão số 4 qua đi lũ cũng rút dần, thế nhưng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn đang phải xử lý những hậu quả để lại như nguy cơ bùng phát dịch bệnh, nước sạch, thiệt hại nặng về hoa màu và tài sản, ước tính tổng thiệt hại khoảng 310 tỷ đồng. Các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng đang huy động mọi nguồn nhân vật lực hỗ trợ người dân bị thiệt hại sau bão lũ.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa, tại TP Thanh Hóa có 10 phường, xã với 2.851 hộ bị ngập lụt, trong đó 1.879 hộ phải di dời do nước lũ dâng cao, vùng ngập lụt nặng nề chủ yếu là xã Thiệu Dương và phường Đông Hải. Có 1.519 giếng nước và công trình cấp nước hộ gia đình, 1.996 công trình vệ sinh hộ gia đình, 601 chuồng gia súc hộ gia đình bị ngập lụt.

Sau khi lũ rút, nhiều địa phương đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để đảm bảo nguồn nước sạch giúp người dân bị ngập lụt do mưa lũ sớm ổn định cuộc sống, Sở y tế Thanh Hóa đã trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, vệ sinh môi trường sau mưa lũ tại các địa phương bị ngập nước lũ.

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bị ngập nước lũ cần phải xử lý vệ sinh môi trường.

Tại các địa bàn thấp, trũng bị ngập nghiêm trọng, sau khi nước lũ đã rút để lại bùn, rác thải, xác động vật gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn những nguy cơ gây phát sinh các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân: như bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt đỏ..... Đã có 6 ca bệnh về đường tiêu hóa, 15 ca bệnh về mắt, 36 ca bệnh ngoài da, nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát.

Hộ dân ở Phường Đông Hải sau khi nước rút.

Để khắc phục hậu quả,lãnh đạo Sở Y tế đã đến xã Thiệu Dương và Phường Đông Hải Thành phố Thanh Hóa nơi bị ngập lụt nặng nhất để chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Cán bộ Sở Y Tế kiểm tra nguồn nước tại xã Thiệu Dương TP Thanh Hóa

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế Thành phố Thanh Hóa chủ động trong triển khai công tác phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão, nhất là sau ngập lụt. Trung tâm đã chỉ đạo cán bộ xướng các phường, xã bị ngập lụt, phối hợp với các trạm y tế xử lý vệ sinh môi trường, tổ chức phân công trực 24/24; cấp hóa chất, thuốc, CloraminB....... vật tư trước, trong và sau bão, phun thuốc khử trùng nhằm hạn chế dịch bệnh thường dễ gặp và bùng phát trên địa bàn.

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ, các bệnh pháp bảo đảm vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác động vật, cử cán bộ bám sát cơ sở cùng với Trạm y tế hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, khử khuẩn nguồn nước  để người dân vùng lũ sớm ổn định cuộc sống./.