Duy trì bảng cân đối tài sản mạnh
Với tổng tài sản đạt 699,0 nghìn tỷ đồng, tăng 22,9% so với cùng kỳ, Techcombank đã có sự tăng trưởng mạnh về quy mô. Danh mục tín dụng tiếp tục được chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Theo đó, tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 3 năm 2022 đạt 444,6 nghìn tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm 2022. Nhu cầu tín dụng được ghi nhận ở tất cả các lĩnh vực, theo đó Ngân hàng tiến hành giải ngân phù hợp với hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp.
Trên báo cáo hợp nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 40,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 226,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,1% danh mục tín dụng của Ngân hàng (tăng từ mức 39,4% tại ngày 31 tháng 12 năm 2021). Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng.
Với sự tin tưởng của khách hàng, Techcombank tiếp tục thu hút lượng tiền gửi dẫn đầu. “Nắm bắt được yêu cầu nguồn vốn và thanh khoản là yếu tố hàng đầu, Techcombank đã nhanh chóng thực hiện các chương trình gắn kết khách hàng để thu hút dòng tiền tiết kiệm và Tăng trưởng mạnh phần tiền gửi trong quý 4 lên mức tăng 14%, gấp đôi tăng trưởng của thị trường” Ông Ngô Hoàng Hà chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư cá nhân vừa qua.
Với tổng tiền gửi đạt là 358,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái, Techcombank tiếp tục có lợi thế mạnh về vốn cùng với các khoản vay hợp vốn kỉ lục đã được thực hiện năm 2022. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 225,9 nghìn tỷ đồng, tăng 44,9% so với cùng kỳ và số dư CASA đạt 132,5 nghìn tỷ đồng. Vượt thách thức, đây cũng là một chỉ số cao để Techcombank tiếp tục duy trì vị thế trong nhóm dẫn đầu về CASA và thể hiện sự tin tưởng cao của khách hàng vào thương hiệu và an toàn hệ thống cũng như hoạt động của Techcombank.
Tăng trưởng bền vững thay vì tăng trưởng bằng mọi giá
Ông Phùng Quang Hưng – Phó Tổng Giám đốc thường trực Techcombank cho biết, từ nhiều năm nay, TCB lựa chọn khẩu vị đầu tư thận trọng chắc chắn và đề cao phát triển bền vững. Về khả năng sinh lợi, TCB đề ra các mục tiêu hấp dẫn. Chẳng hạn nhìn vào chỉ số của các ngân hàng châu Á, không nhiều ngân hàng có thể duy trì chỉ số ROA trên 3%, ROE tung bình 20%, hay NIM ở mức 5% trong nhiều năm, như Techcombank đã làm được.
“Hiện tỷ lệ đòn bẩy Techcombank ở mức thấp, Ngân hàng không tìm cách tăng trưởng bằng mọi giá”, ông Hưng chia sẻ. Huy động vốn môt cách đa dạng với chi phí thấp là chiến lược của Techcombank, điều đó gắn liền các cấu phần khác là ngân hàng giao dịch chính phục vụ khách hàng, đa dạng hóa nguồn thu, phục vụ nhu cầu toàn diện khách hàng,… để đạt được mục tiêu tốt hơn.
Nói về công nghệ định danh và xác thực ngân hàng số hóa (eKYC), Techcombank đã áp dụng từ nhiều năm cho Khách hàng cá nhân và Khách hàng doanh nghiệp, giúp nhận diện khách hàng tự động, hoàn thiện sồ sơ mở tài khoản và các hoạt động khác. Trong mảng thẻ tín dụng, lượng thẻ mới 2022 tăng trưởng 40% nhờ ứng dụng công nghệ này.
Dù vậy, để cá nhân hóa hành trình trải nghiệm khách hàng, bên cạnh đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ, Techcombank sẽ cần nỗ lựcnhiều hơnđể am hiểu được thói quen, nhu cầu chi tiêu của khách hàng hàng ngày, từ nhu cầu thanh toán hóa đơn hàng ngày, lên kế hoạch quản lý gia sản dài hạn với chi tiêu cho giáo dục, vay mua nhà… Techcombank sẽ tiếp tục kết hợp cùng các đối tác lớn để gia tăng trải nghiệm khách hàng trên hành trình tiếp theo để phát triển bền vững và phát huy lợi thế của ngân hàng, lãnh đạo Techcombank cho hay.
An toàn vốn CAR gần gấp đôi yêu cầu BASEL II
Với lợi thế về thanh khoản và vốn, Techcombank tiếp tục duy trì tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 28,8%, thấp hơn nhiều so với giới hạn mới 34% theo quy định hiệu lực từ ngày 1.10.2022.
Đặc biệt, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,2% vào cuối năm 2022, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II, tăng 18 điểm phần trăm so với đầu năm 2022.
Techcombank được Moody’s đánh giá là ngân hàng có mức độ uy tín cao nhất trong tại Việt Nam, với các điểm mạnh nổi bật về vốn và khả năng sinh lời.
Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank được công bố trong Quý 4/2022 trong nhóm thấp nhất ngành, ở mức 0,9% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, đạt 125,0%. Tỷ lệ nợ xấu của riêng Ngân hàng và trước ảnh hưởng của CIC giữ ổn định ở dưới mức 0,6%.
Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 0,4 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,5% tổng dư nợ ở thời điểm đầu năm
Trong năm 2023, Techcombank kỳ vọng nợ xấu sẽ được quản lý ở mức phù hợp với môi trường kinh tế chung và những thay đổi trong cơ cấu danh mục cho vay. Ngân hàng cũng sẽ tăng cường các giải pháp quản trị tài chính để duy trì thanh khoản cùng doanh nghiệp, tăng cường các trải nghiệm cá nhân hóa và hợp tác cùng các đối tác lớn để gia tăng ưu đãi cho khách hàng.