25/11/2024 lúc 22:28 (GMT+7)
Breaking News

Quá nhanh, quá nguy hiểm, một Taliban giàu có và lớn mạnh lấy tiền từ đâu?

Thực tế cho thấy, các tay súng Taliban đã trở nên giàu có và lớn mạnh kể từ khi chế độ Hồi giáo cực đoan của họ bị quân đội Mỹ lật đổ vào năm 2001. Vậy Taliban lấy tiền ở đâu để tiến hành cuộc chiến suốt 20 năm qua? Các bài viết trên trang The Conversation và Timesnow đã giải mã vấn đề này.

Thực tế cho thấy, các tay súng Taliban đã trở nên giàu có và lớn mạnh kể từ khi chế độ Hồi giáo cực đoan của họ bị quân đội Mỹ lật đổ vào năm 2001. Vậy Taliban lấy tiền ở đâu để tiến hành cuộc chiến suốt 20 năm qua? Các bài viết trên trang The Conversation và Timesnow đã giải mã vấn đề này.

Người dân Afghanistan trên cánh đồng thuốc phiện ở tỉnh Nangarhar. (Nguồn: Reuters)

Việc Taliban chiếm thủ đô Kabul của Afghanistan quá nhanh đã khiến dư luận phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, lực lượng tuyên bố kiểm soát dinh tổng thống Afghanistan ngày nay không còn là Taliban của những ngày mới lên nắm quyền năm 1996 nữa.

Mỹ đã đổ hàng tỉ USD vào Afghanistan. Tưởng như các tay súng Taliban sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng bởi sức mạnh và tiền bạc Mỹ sau vụ 11/9/2001.

Thế nhưng, lực lượng Taliban lại ngày càng lớn mạnh, đủ sức kìm chân siêu cường Mỹ và đồng minh suốt 20 năm qua và giành chiến thắng cuối cùng.

Thực tế cho thấy, các tay súng Taliban đã trở nên giàu có và hùng mạnh kể từ khi chế độ Hồi giáo cực đoan của họ bị quân đội Mỹ lật đổ vào năm 2001.

Theo một báo cáo đáng tin cậy của NATO trích dẫn nguồn tin từ Mullah Yaqoob, con trai của thủ lĩnh và thành viên sáng lập Taliban Mohammad Omar, mỗi năm tài khóa, Taliban thu được khoảng 1,6 tỷ USD so với 5 tỷ USD của chính phủ Afghanistan. Số tiền Taliban có được đến từ nhiều nguồn khác nhau.

Ma túy và khai thác mỏ

Afghanistan chiếm khoảng 84% sản lượng thuốc phiện toàn cầu.

Phần lớn lợi nhuận thu được từ buôn bán ma túy bất hợp pháp tại Afghanistan thuộc về Taliban do lực lượng này quản lý hầu hết các khu vực trồng và sản xuất thuốc phiện.

Theo báo cáo của một tổ chức nghiên cứu và đánh giá độc lập ở Kabul năm 2008, Taliban đánh thuế 10% đối với mọi khâu trong chuỗi sản xuất ma túy, từ những nông dân trồng cây thuốc phiện đến các khâu trích xuất chuyển thành ma túy trong phòng thí nghiệm, đến những người buôn bán và vận chuyển ra khỏi Afghanistan tỏa đi khắp thế giới.

Báo cáo của NATO cho thấy, buôn bán ma túy mang về cho Taliban 416 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 2019-2020.

Taliban cũng kiếm tiền từ nguồn thu thuế khai thác mỏ. Khai thác quặng sắt, đá cẩm thạch, đồng, vàng, kẽm, các kim loại khác và khoáng sản đất hiếm ở miền núi Afghanistan là ngành kinh doanh ngày càng sinh lợi của Taliban.

Tất cả các công ty khai thác khoáng sản quy mô lớn nhỏ của Afghanistan đều phải trả tiền cho các tay súng Taliban nếu muốn duy trì hoạt động kinh doanh.

Theo tính toán của Ủy ban phụ trách các loại đá và khoáng sản của Taliban, lực lượng này thu được 400 triệu USD ròng từ khai thác mỏ trong hai năm 2019 và 2020. Trong khi đó, báo cáo của NATO cho biết con số này cao hơn nhiều, lên đến 464 triệu USD.

Thu các loại thuế

Bên cạnh đó là nguồn tiền từ thu các loại thuế, với tổng cộng khoảng 160 triệu USD mỗi năm.

Giống như một chính phủ, Taliban đánh thuế người dân và các ngành công nghiệp đang phát triển ở khu vực do tổ chức này kiểm soát.

Taliban thậm chí còn phát hành biên lai nộp thuế chính thức.

Các ngành bị Taliban đánh thuế gồm hoạt động khai thác, truyền thông, viễn thông và các dự án phát triển được nước ngoài và các tổ chức quốc tế tài trợ.

Các lái xe cũng bị tính phí khi sử dụng đường cao tốc trong các khu vực do Taliban kiểm soát.

Ngoài ra, các chủ cửa hàng kinh doanh cũng phải trả tiền cho Taliban để được kinh doanh ngoài các khoản thuế phải nộp cho Chính phủ.

Taliban cũng áp đặt hình thức đánh thuế truyền thống của người Hồi giáo gọi là “ushr”, 10% đối với nông sản và 2,5% thuế sở hữu tài sản gọi là “zakat”.

Quyên góp từ thiện

Hằng năm, Taliban nhận được sự đóng góp tài chính bí mật từ các nhà tài trợ tư nhân và các tổ chức quốc tế trên toàn cầu.

Nhiều khoản quyên góp của Taliban đến từ các tổ chức từ thiện và quỹ tín thác tư nhân ở các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, một khu vực có lịch sử thiện cảm với phong trào nổi dậy của Taliban.

Theo Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Afghanistan, những khoản đóng góp này lên tới khoảng 150 - 200 triệu USD mỗi năm. Các tổ chức từ thiện này thường nằm trong danh sách các nhóm tài trợ khủng bố của Bộ Tài chính Mỹ.

Ngoài ra, các cá nhân từ các nước Saudi Arabia, Pakistan, Iran và một số quốc gia vùng Vịnh Ba Tư cũng hỗ trợ tài chính cho Taliban.

Theo Cơ quan chống khủng bố của Mỹ, riêng mạng lưới khủng bố Haqqani tại Pakistan mỗi năm đã đóng góp thêm 60 triệu USD cho Taliban do mối liên kết giữa hai lực lượng này.

Các chuyên gia cho rằng số tiền này có thể lên tới 500 triệu USD/năm, nhưng rất khó để đưa ra con số chính xác về nguồn thu nhập này.

Các nguồn khác

Xuất khẩu mang lại cho Taliban mỗi năm khoảng 240 triệu USD.

Taliban tiến hành xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng.

Theo Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các tập đoàn kinh doanh núp bóng Taliban bao gồm Noorzai Brothers Limited – một công ty chuyên nhập khẩu phụ tùng ô tô và bán xe lắp ráp. Thu nhập ròng của Taliban từ xuất khẩu khoảng 240 triệu USD một năm.

Theo Kênh truyền hình SAMAA của Pakistan, Taliban sở hữu bất động sản ở Afghanistan, Pakistan và nhiều nước khác trong khu vực.

Theo báo cáo của NATO, doanh thu từ bất động sản mang lại cho Taliban khoảng 80 triệu USD mỗi năm.