23/01/2025 lúc 14:13 (GMT+7)
Breaking News

Pơ mu – Cây di sản giữa đại ngàn

VNHN - Đồng bào Cơtu sinh sống ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là chủ nhân của những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm như pơmu, lim, đỗ quyên... Đặc biệt, nơi đây tồn tại cánh rừng pơ mu với số lượng hàng nghìn cây đã được công nhận là Cây di sản, và được mệnh danh là “Vương quốc Pơ mu”.

VNHN - Đồng bào Cơtu sinh sống ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là chủ nhân của những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm như pơmu, lim, đỗ quyên... Đặc biệt, nơi đây tồn tại cánh rừng pơ mu với số lượng hàng nghìn cây đã được công nhận là Cây di sản, và được mệnh danh là “Vương quốc Pơ mu”. Ngày 20/7/2015, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam có Quyết định số 252-QĐ/HMTg công nhận quần thể 725 cây Pơ mu trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là Cây di sản Việt Nam.

Quần thể rừng pơ mu thuộc xã Axan và Tr’hy, huyện Tây Giang thuộc khu vực núi Zi’liêng, độ cao trên 1.500 mét so với mực nước biển, trải dài trên diện tích 450 ha, cách huyện lỵ Tây Giang khoảng 40 km về phía tây. Đây được xem là khu rừng nguyên sinh lớn và quý nhất Nam Trường Sơn. Quần thể rừng quý hiếm này được người dân địa phương phát hiện trong quá trình mở đường từ năm 2008 và năm 2011 mới công bố và được chính quyền cùng nhân dân bảo vệ nguyên vẹn. Quần thể rừng pơ mu ở Tây Giang có hơn 2000 cây, trong đó có hơn 700 cây có độ tuổi trên 700 năm tuổi, thậm chí có cây trên 1.000 năm tuổi. Để được công nhận là “Cây di sản”, các chuyên gia trong nước và quốc tế, nhất là các nhà nghiên cứu ở Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã đến đây khảo sát đo đạt và khoan tăng trưởng trên thân cây, xác định độ dày của từng năm tăng trưởng, tuổi tác của từng cây pơ mu cổ thụ.

Người Cơtu gọi cây pơ mu là bha’lâng Hi’nghêê - là cây linh thiêng, giống như các loài cây cổ thụ khác trong rừng, là chỗ trú ngụ của thần linh hoặc là nơi hồn người chết trú ẩn, đo đó, không ai được phép chặt hạ. Họ không bao giờ chặt cây đứng, chly cây ngã đổ làm áo quan cho người mất mà người ấy phải là chủ làng hoặc già làng có uy tín, có công đức với thôn bản. Ai xâm hại, chặc hạ cây pơ mu sẽ bị dân làng xử phạt theo qui định luật tục. Từ khi biết tiếng, dân buôn gỗ thường lui tới gạ gẫm dân làng, hứa trả giá cao để mua được những khúc gỗ pơ mu quý. Nhưng với ý thức của mình, lâu nay, đồng bào vẫn coi đó là cây thiêng, không thể xâm hại và không thể dễ dàng trở thành món hàng mua bán kiếm lợi cho mình. Trải qua bao thế kỷ nay, người Cơtu vẫn bảo vệ, gìn giữ khu rừng này. Chính điều đó đã lý giải vì sao “Vương quốc pơ mu” vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, mặc dù khu rừng này chỉ cách huyện lỵ khoảng 40 cây số.

 Cây pơ mu có nhiều tên gọi khác nhau như Đinh Hương, Tô Hợp Hương, Mại Vạc, nó thuộc nhóm A2 quý hiếm. Gỗ pơ mu có đường vân rất đẹp, có mùi thơm dễ chịu, không bị mối mọt. Vì thế gỗ pơ mu được sử dụng để làm các đồ tạo tác mỹ thuật, các loại đồ gia dụng. Gỗ và rễ pơ mu có thể chưng cất tinh dầu làm thuốc và hương liệu.

Tại cánh rừng thiêng này ken dày những cây gỗ quý, trong đó cây pơ mu thường sinh trưởng ở những vị trí cao nhất trên các mõm núi. Loại cây này không chịu được bóng râm, ưa thích khí hậu mát mẻ, nhiều mưa, nên thường sinh trưởng tốt trên chỗ đất ẩm trên núi. Dáng cây cao vút, thẳng đứng, luôn vươn đến tầng cao của tán rừng, có một số cây lớn cao đến 50 m, những cây trung bình cao khoảng 30m. Nhiều cây có đường kính thân khoảng 3m cùng hàng trăm cây khác có đường kính thân từ 1m trở lên. Cây lớn nhất có chu vi 7,52m. Bao phủ thân cây từ gốc lên đến chỗ ra nhánh là một lớp vỏ dày xù xì, màu ánh nâu- xám, bong nứt, tróc ra thành mảng dọc thân cây.

Tồn tại cả nghìn năm, thiên nhiên đã tạo ra nhiều gốc pơ mu có hình thù kỳ lạ. Một số cây đã được đặt tên theo tạo hình tự nhiên của nó như cây Hổ, cây Rồng, cây Voi, cây Ngà voi....Vài cây có hang hốc dưới gốc, rễ cây còn tạo hình cây cầu nên người phát hiện đặt tên là cây Chùa Cầu. Gốc cây pơ mu còn có rêu phủ thành từng cụm xanh biếc. Loài cây pơ mu đã được sách đỏ Việt Nam xếp hạng “nguy cấp” năm 1996. Hiện nay rng Zi’liêng - cây Pơ mu được nhân dân nâng niu, gìn giữ. Hạt kiểm lâm tổ chức kiểm đếm, đặt tên cây bằng số tự nhiên để tiện quản lý, bảo vệ. 

Cây pơ mu chính là biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ của vùng đất Tây Giang. Từ ngày được công nhân là “Cây di sản”, khu rừng pơ mu được bảo vệ ngày càng nghiêm ngặt hơn. Nhân dân Tây Giang luôn ủng hộ và truyền nhau khẩu hiệu: “Rng còn, Tây Giang phát trin. Rng mấ,t Tây Giang suy vong”. Huyện Tây Giang đã đầu tư xây dựng những căn nhà truyền thống ở vùng lõi rừng mang phong cách kiến trúc truyền thống của đồng bào Cơtu làm nơi lưu trú cho những người làm công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và cho du khách đến tham quan “Vương quốc pơ mu”. Đặc biệt, nơi đây tọa lạc một ngôi nhà làng truyền thống (gươl) do bà con thôn Ka Noonh, xã Axan tặng. Công trình kiến trúc này có nhiều tác phẩm điêu khắc đẹp, là dấu ấn văn hóa Cơtu hài hòa với thiên nhiên đại ngàn. Trước sân nhà làng còn có cây cột lễ cao lớn, cũng thuộc loại cây cột lễ đẹp nhất của vùng này, do các nghệ nhân khéo tay ở xã Lăng tạo tác. Vào những ngày đầu năm mới, đồng bào sinh sống ở các xã lân cận thường tập trung về đây để tổ chức các lễ hội truyền thống như lễ hội mừng lúa mới, lễ khai năm tạ ơn rừng.

 Địa phương và các cơ quan chức năng đang xây dựng hồ sơ trình Chính phủ thành lập Khu bảo tồn loài cây pơ mu, Vườn quốc gia pơ mu đầu tiên của Việt Nam. Cùng với di sản nhân văn, Cây di sản Pơ mu được vinh danh sẽ làm cho huyện Tây Giang- vùng cao Xứ Quảng thêm tiềm năng để phát triển văn hóa, du lịch bền vững./.