23/11/2024 lúc 10:42 (GMT+7)
Breaking News

Nước mắm truyền thống lại “bị tấn công”?

VNHN - Dư luận mạng xã hội trong 2 ngày qua đã tỏ những bức xúc khi xuất hiện thông tin về 4 doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống vi phạm an toàn thực phẩm. Các ý kiến cho rằng cơ quan chức năng không công bố rõ các doanh nghiệp vi phạm là cố ý che giấu hành vi sai trái và gián tiếp gây hoang mang cho người tiêu dùng về các nhãn nước mắm truyền thống.

VNHN - Dư luận mạng xã hội trong 2 ngày qua đã tỏ những bức xúc khi xuất hiện thông tin về 4 doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống vi phạm an toàn thực phẩm. Các ý kiến cho rằng cơ quan chức năng không công bố rõ các doanh nghiệp vi phạm là cố ý che giấu hành vi sai trái và gián tiếp gây hoang mang cho người tiêu dùng về các nhãn nước mắm truyền thống.

Cụ thể tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 tổ chức mới đây, Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay đã phát hiện, xử phạt 4 đơn vị sản xuất nước mắm truyền thống bán hàng tại An Giang, Vĩnh Long và TP.HCM. Thông tin lập tức lan tỏa bởi một số trang báo theo hướng khai thác tình tiết các cơ sở sản xuất dùng soda công nghiệp để khử vị ngọt trong phụ gia dịch bột ngọt, chế biến thành dịch nước mắm và bán ra thị trường.

Nước mắm truyền thống lại bị "tấn công"?

Nêu sai phạm, trộn lẫn hành vi?

Cụ thể từ thông tin của cơ quan chức năng, Cục cảnh sát bảo vệ môi trường đã phát hiện 4 doanh nghiệp nước mắm truyền thống “bị điểm chỉ” quy trình sản xuất vi phạm vệ sinh ATTP. Các đơn vị này đã sử dụng phụ gia thực phẩm “dịch bột ngọt” của công ty Vedan và các loại dịch khác để trộn với xác cá mắm thành nước mắm bán ra thị trường. Nghiêm trọng hơn, các doanh nghiệp đã dùng soda công nghiệp để tẩy độ ngọt trong dịch bột ngọt, mà phụ phẩm này được nêu là “chất tẩy rửa”. Số liệu sai phạm của các đơn vị được công bố là 48 tấn soda dùng chế biến thành nước mắm, được báo chí sử dụng như cứ liệu xác tín về hành vi nguy hại từ các cơ sở nước mắm truyền thống. Điều này rõ ràng ảnh hưởng các cơ sở sản xuất, ngay trước thềm Tết Nguyên đán Canh Tý.

Không ít ý kiến trên mạng xã hội đã nêu ra, soda không phải là chất tẩy rửa nguy hiểm, mà vẫn thường được dùng để chế biến thực phẩm. Việc “nâng quan điểm” biến soda thành chất tẩy rửa công nghiệp, xem ra không hề vô ý mà cần được coi xét lại có động cơ nào phía sau.

Hơn nữa, nhiều người còn thắc mắc việc cơ quan chức năng nêu vấn đề mà  không nêu rõ danh tính đơn vị vi phạm. Điều này khiến người tiêu dùng không biết rõ tên doanh nghiệp vi phạm mà nghi ngờ tất cả. Do đó, Thanh tra Bộ NN&PTNT cần công khai thông tin để làm không ảnh hưởng đến những đơn vị làm ăn đàng hoàng.

Hệ quả thông tin mập mờ này, là hôm qua 13/01/202, công ty cổ phần Chế biến Thủy hải sản Liên Thành (TP.HCM) đã phải công khai quyết định xử phạt sai phạm của đơn vị, là khu xử lý nước thải có bị tắc và không được che đậy. Doanh nghiệp cho biết đã xử lý sai phạm và khẳng định, sai phạm không liên quan quy trình sản xuất nước mắm truyền thống tại đơn vị. Tuy nhiên, ở báo cáo của Thanh tra Bộ NN&PTNT, sai phạm của Liên Thành bị đánh đồng với hành vi chế tạo nước mắm từ “dịch bột ngọt” và soda, ghép cùng danh sách các đơn vị sai phạm vệ sinh ATTP khác. Doanh nghiệp đặt câu hỏi, liệu Thanh tra của bộ có dụng ý gì khi trộn lẫn các hành vi vi phạm  vào một, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và hoang mang?

Công ty nước mắm Liên Thành công khai quyết định vi phạm bị phạt để chứng minh không liên quan đến sản xuất nước mắm mất vệ sinh ATTP.

“Tấn công” nước mắm truyền thống?

Theo phản biện từ dư luận mạng xã hội, cần đặt nghi vấn về các thông tin sai phạm trong quy trình sản xuất nước mắm truyền thống đang lan tỏa hiện nay. Một số Facebooker chỉ rõ, liệu có gì liên quan “”giữa 1 đơn vị chuyên sản xuất nước mắm pha "hương cá" nổi tiếng mới ra dòng sản phẩm “vị cá cơm” thì gần như ngay lập tức, Thanh tra bộ NN&PTNT công bố 4 doanh nghiệp dùng soda làm nước mắm kiểu cổ truyền, trong đó có công ty Liên Thành. Sự mập mờ ở đây là thông tin từ đoàn thanh tra đã gộp lỗi "thiếu mái che" của công ty nước mắm Liên Thành với 113 năm lịch sử, vào chung danh sách với các công ty sử dụng hóa chất trái phép”.

Sự việc này, rõ ràng khiến dư luận nghi ngờ có động cơ ẩn tàng phía sau, là của các đơn vị sản xuất nước chấm công nghiệp muốn “tấn công nước mắm truyền thống”. Dư luận ghi nhận, đây không phải lần đầu nước mắm truyền thống bị quy chụp gán ghép các phần lỗi, nâng quan điểm cảnh báo nguy hiểm. Câu chuyện chưa lâu từ Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng đánh giá nước mắm truyền thống chứa chất gây ung thư, hay trước nữa, về những bài viết chỉ điểm nước mắm truyền thống dơ bẩn vì… có giòi, đã lần lượt bị truyền thông mạng xã hội vạch rõ chân tướng.

Nên một lần nữa, khi các doanh nghiệp nước mắm truyền thống như Liên Thành phải lên tiếng tự bảo vệ, đính chính minh bạch với cộng đồng người tiêu dùng về hành vi bị tố giác vi phạm mà không có thật của mình, và các công bố từ cơ quan chức năng không được minh bạch, dư luận phải chăng đặt câu hỏi xác đáng: Phải chăng nước mắm truyền thống lại đang bị tấn công bởi lợi ích của nhóm doanh nghiệp nào đó?