16/01/2025 lúc 04:35 (GMT+7)
Breaking News

Ninh Thuận: Phát triển kinh tế được duy trì ổn định trong 7 tháng đầu năm

Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, nhất là dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng với tinh thần tăng tốc, quyết tâm cao ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Nhờ đó, kết thúc 7 tháng đầu năm, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh được duy trì ổn định, một số lĩnh vực có chỉ số tăng.

Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, nhất là dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng với tinh thần tăng tốc, quyết tâm cao ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Nhờ đó, kết thúc 7 tháng đầu năm, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh được duy trì ổn định, một số lĩnh vực có chỉ số tăng.

Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 trong bối cảnh có nhiều khó khăn thách thức, nhất là dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhưng với tinh thần tăng tốc, quyết tâm cao ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã đề ra 11 nhóm giải pháp chủ yếu, với 30 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và 170 nhiệm vụ cụ thể để triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Nhờ đó, kết thúc 7 tháng đầu năm, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh được duy trì ổn định, một số lĩnh vực có chỉ số tăng.

Kết thúc 7 tháng đầu năm, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh được duy trì ổn định, một số lĩnh vực có chỉ số tăng.

Đánh giá của Cục Thống kê tỉnh cho thấy, đối với sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng được trên 14.000 ha lúa hè - thu, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp tục duy trì sản xuất và nhân rộng 30 cánh đồng lớn với diện tích 3.929,15 ha; trong đó, có 1 cánh đồng lúa mới diện tích 25 ha tại huyện Ninh Sơn. Ngoài ra, các địa phương còn duy trì 13 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và 5 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Về nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tổng sản lượng 7 tháng đầu năm đạt 79.366,1 tấn, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác đạt 74.894,2 tấn, tăng 0,8% (chủ yếu là sản lượng thủy sản khai thác biển). Sản xuất giống thủy sản đạt 27.603,7 triệu con, tăng 16,9%; trong đó tôm giống ước đạt 27.403,7 triệu con, tăng 17%.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương đã tập trung thực hiện tốt việc hỗ trợ, tháo gỡ, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, nhất là các dự án năng lượng tái tạo, nên sản lượng điện tiếp tục phát huy công suất; trong đó, điện mặt trời tăng 73,6%, điện gió tăng 45,6%, thủy điện tăng 42,6%. Kết quả trên đã góp phần đưa chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh trong 7 tháng đầu năm tăng 36,83%. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,73%; sản xuất và phân phối điện tăng 64,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,39%. Đáng chú ý là dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh trong 7 tháng đầu năm vẫn tăng hơn cùng kỳ năm ngoái. Tính đến thời điểm 31-7 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 2.620 tỷ đồng, đạt 67,2% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa (không kể thu dầu thô) ước đạt 1.910 tỷ đồng, đạt 70,7%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 710 tỷ đồng, đạt 59,2%.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương đã tập trung thực hiện tốt việc hỗ trợ, tháo gỡ, xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, nhất là các dự án năng lượng tái tạo.

Theo Cục Thống kê tỉnh này , động lực mang lại những kết quả tăng trưởng kể trên là nhờ có sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN), Nhân dân trong tỉnh và lực lượng tuyến đầu chống dịch để kiểm soát dịch bệnh. Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận, những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhất là trong tháng 7 cả tỉnh phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 và 16 của Thủ tướng Chính phủ, nên kết quả phát triển DN, thực hiện vốn đầu tư..., đều giảm. Tính đến ngày 20-7, cả tỉnh có 237 DN thành lập mới, giảm 37,8% so với cùng kỳ năm trước; về vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ đạt 44% kế hoạch năm và giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2017-2021. Bên cạnh đó, do các ngành dịch vụ không thiết yếu bị tạm ngừng hoạt động, ngừng đón khách tham quan, nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7 chỉ đạt 1.559 tỷ đồng, giảm 26,3% so với tháng trước và giảm 24,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, DN. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh năm 2021, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung quán triệt phương châm hành động của UBND tỉnh đã đề ra, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao, tiếp tục tăng tốc thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là linh hoạt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp bách như: Quyết liệt, tăng tốc triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm năm 2021. Kiên định thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển KT-XH. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch COVID-19; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Tập trung rà soát, có biện pháp kịp thời, hiệu lực tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho sản xuất, kinh doanh.

Đánh giá của Cục Thống kê tỉnh cho thấy, đối với sản xuất nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã gieo trồng được trên 14.000 ha lúa hè - thu, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng các mô hình sản xuất; theo dõi, có kế hoạch ứng phó thiên tai, hạn hán đảm bảo đạt và vượt kế hoạch sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất vụ hè - thu và vụ mùa phù hợp tình hình nước tưới. Tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành, đưa vào vận hành các dự án năng lượng nhằm tạo năng lực tăng thêm, góp phần tăng trưởng ngành công nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế theo quy định; đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan; cắt giảm thực chất hơn thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh..., nhằm tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân trong tỉnh để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, KT-XH của tỉnh đã đề ra.

Quản lý chặt chẽ, thực hiện hiệu quả các giải pháp thu ngân sách và tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; khai thác hiệu quả nguồn thu từ đất đai và các nguồn thu mới. Tiếp tục tranh thủ, tận dụng tốt các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh theo Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ. Tập trung chỉ đạo quyết liệt về đẩy mạnh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 12-CT/TU. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát tiến độ các dự án, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn từ các dự án giải ngân chậm sang dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Hỗ trợ kịp thời và tháo gỡ khó khăn phát triển DN, khởi nghiệp.