09/01/2025 lúc 05:03 (GMT+7)
Breaking News

Ni cô Huyền Trang: Đóa sen giữa rừng hoa dân tộc

Cuộc đời Ni Cô Huyền Trang là một nhà sư nhưng khi dấn thân theo con đường cách mạng cùng với tình yêu nước sâu nặng đã thôi thúc bà vượt ra khỏi phạm vi của một người tu hành. Chính thuyết “vô ngã” đã chinh phục lòng tự nguyện của Ni cô Huyền Trang từ trong vòng tay nhà Phật.

Cuộc đời Ni Cô Huyền Trang là một nhà sư nhưng khi dấn thân theo con đường cách mạng cùng với tình yêu nước sâu nặng đã thôi thúc bà vượt ra khỏi phạm vi của một người tu hành. Chính thuyết “vô ngã” đã chinh phục lòng tự nguyện của Ni cô Huyền Trang từ trong vòng tay nhà Phật.

Có một Ni cô Huyền Trang giữa đời thực

Để khép mình lại phía sau cuộc sống thế sự đầy trầm luân và gợn sóng, các tăng ni, Phật tử chọn cánh cửa nhà Phật để có thể tìm về chốn bình yên. Nhưng ngặt một nỗi bọn xâm lăng chẳng để cho những người con của Phật có thể trọn kiếp tu hành. Dù chọn cánh cửa an yên sau những tiếng chuông chùa, thì dòng máu dân tộc Việt Nam vẫn cháy mãi trong lòng các Phật tử kia. Vì đồng bào, họ có thể phạm vào sự “vô ngã” của đạo Phật, nhưng vẫn sẵn sàng chiến đấu để mang lại bình yên cho đất nước, non sông.

Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Phật giáo Việt Nam không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất nước nhà. Nổi bật nhất phải kể đến nguyên mẫu của hình tượng Ni cô trong tác phẩm điện ảnh Biệt động Sài Gòn dựa trên cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Phạm Thị Bạch Liên, Pháp danh Diệu Thông, pháp hiệu Huyền Trang được mọi người biết đến là ni cô tình báo Huyền Trang. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có kiếp tu ở Sa Đéc, là vùng đất trái tim của tỉnh Đồng Tháp.

Thuở thiếu thời, người con gái Bạch Liên trải qua những tháng ngày cùng mẹ và cả 9 anh chị em trong ngôi chùa của gia đình. Lên 7 tuổi bà đã quy ẩn nhà chùa, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng và bộc lộ tinh thần yêu nước, đồng thời chứng kiến cảnh dân lành bị cướp bóc, nữ chiến sĩ cách mạng Ni cô Huyền Trang sẵn sàng lao vào chiến trường khắc nghiệt chiến đấu chống lại thực dân xâm lược vì nền độc lập tự do của dân tộc. Ni cô là người lập nên nhiều chiến tích trong thời chiến đặc biệt có nhiều cống hiến xây dựng ngành tình báo quốc phòng Việt Nam.

Cô Phạm Thị Bạch Liên, pháp danh Diệu Thông, pháp hiệu Huyền Trang (ngồi).

Cuộc đời vị Ni cô như đóa sen giữa rừng hoa dân tộc, dù trải qua bao nhiêu gian khó vẫn tỏa hương khoe sắc. Nguyện hy sinh thân mình, vượt qua khó khăn, gian khổ, cống hiến thầm lặng và lập nhiều chiến công ghi vào trang sử vẻ vang của nước nhà. Ni cô Diệu Thông đã đóng góp vào chiến công của nhân dân cả nước với việc cùng mẹ tham gia giải phóng xóm làng trong phong trào Đồng Khởi, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.

Sự đấu tranh của những trận đánh như một chứng cứ hào hùng trong những năm tháng đầy gian lao của mưa bom cùng bão đạn. Trong những tháng ngày chiến đấu đầy khó khăn, thử thách, Ni cô Huyền Trang luôn dũng cảm, trí tuệ, đánh tan âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch. Ni cô là một nhân vật tiêu biểu cho truyền thống vẻ vang của người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, trung hậu, bất khuất, đảm đang”.

Trở về những thước phim xưa cũ của chiến trường bom đạn, trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, tinh thần thép quyết chiến chống giặc ngoại xâm của Ni cô được nhiều người ấn tượng. Đó là thời chinh chiến oanh liệt, từng ngày rong ruổi khắp Sài Gòn bằng chiếc xe Honda xưa cũ do đồng chí Bí thư Thành ủy lúc bấy giờ là Nguyễn Văn Linh tặng. Chiếc honda xưa đã đặt những dấu ấn trên mọi nẻo đường, chở đội quân biệt động đi đánh Tòa đại sứ, Dinh Độc lập, Đài Phát thanh, kiến tạo những chiến công kỳ tích và trở thành một nữ anh hùng không thể thiếu trong các trận đánh. Cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc, cho dù chặng đường chông gai, vất vả, nữ chiến sĩ tình báo huyền thoại của ngành Quốc phòng Việt Nam ngày ấy đã trở thành hình mẫu lý tưởng cho người phụ nữ Việt Nam.

Ni cô Huyền Trang gặp gỡ Lãnh đạo Tạp chí Việt Nam hội nhập - Cơ quan đại diện phía Nam.

Trong thời chiến, Ni cô đã trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử nước nhà, dựng xây nên những thời khắc hào hùng của dân tộc, cống hiến cho đất nước những chiến công thầm lặng. Bằng sự khôn khéo vốn có cùng với đó là tinh thần chiến đấu gan dạ, lanh lợi, kiên cường, Ni cô đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cùng với đồng đội vì sự nghiệp đấu tranh dành độc lập dân tộc.

Cuộc đời vị Ni cô cõi nhà Phật như một bản hùng ca đại diện cho những tín đồ Phật giáo tiếp nối thành quả tốt đẹp của Đức Phật với tinh thần nhập thế luôn có công hiến xứng đáng cho đất nước và cho dân tộc. Hùng dũng đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm lược, dành lại sự tự do cho quê hương máu thịt đồng bào mình. Huyền Trang trong phim Biệt động Sài Gòn năm xưa về cõi Phật, nhưng Huyền Trang ngoài đời còn nặng nợ cửa thiền.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người con Tổ quốc, khi lịch sử sang trang, đất nước bước vào những tháng ngày yên bình chẳng còn súng đạn nhưng vẫn còn đó một nhân chứng sống của lịch sử nước nhà. Đã ngoài 80, Ni cô Huyền Trang vẫn luôn vẹn nguyên hào khí của một con người cách mạng, viết tiếp truyền thống yêu nước của dân tộc ta.