VNHNO- Mỗi năm cả nước có hơn 230.000 người bị đột quỵ, và con số ấy không ngừng gia tăng với độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Bên cạnh việc phòng ngừa thì dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý ban đầu đối với người bị đột quỵ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh.
Đột quỵ (hay tai biến) là một bệnh nguy hiểm dễ dấn đến tử vong nếu không kịp thời cấp cứu và điều trị. Theo các chuyên gia y tế thì việc sơ cấp cứu đúng cách trong thời gian càng sớm thì sẽ càng đem lại nhiều cơ hội sống sót cũng như làm giảm các di chứng do bệnh này mang lại.
Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho biết 95% người đột quỵ não với 3 dấu hiện cảnh báo sớm dễ dàng nhận thấy đó là méo miệng, liệt tay và chân cùng bên, rối loạn ngôn ngữ. Không chỉ có nhân viên y tế, mà người dân cũng có thể nhận biết 3 dấu hiệu này để gấp rút đưa người thân đi bệnh viện gần nhất có điều trị đột quỵ và không được làm gì cả. Bác sĩ Thắng nhận định: “Đột quỵ não không nặng lúc đầu, bệnh nhân tỉnh táo, có thể di chuyển bằng xe gia đình, xe công cộng. Nhưng đến bệnh viện càng sớm khả khăng điều trị thành công càng cao".
Đưa người bị đột quỵ đến đúng bệnh viện điều trị trong thời gian càng sớm càng tốt
Phương tiện tốt nhất để vận chuyển người bệnh đột quỵ là xe cấp cứu chuyên dụng. Trong khi chờ xe đến chuyển bệnh nhân đi bệnh viện thì nên cho bệnh nhân nằm nơi thoáng mát để thở dễ dàng.
Theo các chuyên gia y tế thì nên đưa bệnh nhân đột quỵ thẳng đến các bệnh viện có quy trình tiếp nhận điều trị và can thiệp đột quỵ chứ không nên chuyển theo tuyến nhằm tránh kéo dài thời gian cấp cứu ban đầu, một yếu tố quyết định đến kết quả điều trị đột quỵ. Bởi nếu đến bệnh viện không có điều trị đột quỵ thì cũng không thể điều trị kịp thời, càng để lâu thì cơ hội cứu chữa càng giảm đi. Hiện nay trên cả nước có 50 đơn vị có quy trình can thiệp và xử lý đột quỵ bao gồm:
1. Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
3. Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM
4. Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
5. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP.HCM
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai
7. Bệnh viện Đà Nẵng
8. Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội
9. Bệnh viện Q.Thủ Đức TP.HCM
10. Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng
11. Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội
12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
13. Bệnh viện đa khoa T.Ư Thái Nguyên
14. Bệnh viện T.Ư Huế
15. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
16. Bệnh viện An Bình TP.HCM
17. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
18. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái
19. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
20. Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ
21. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 1)
22. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
23. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
24. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
25. Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
26. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
27. Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM
28. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
29. Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội
30. Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp
31. Bệnh viện Q.2 TP.HCM
32. Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa
33. Bệnh viện đa khoa Kiên Giang
34. Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 Hà Nội
35. Bệnh viện 105 Hà Nội
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
37. Bệnh viện E Hà Nội
38. Bệnh viện đại học y Hà Nội
39. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh
40. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
41. Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
42. Bệnh viện Quân y 120 Tiền Giang
43. Bệnh viện đa khoa trung âm An Giang
44. Bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai
45. Bệnh viện khoa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
46. Bệnh viện tỉnh Lào Cai
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
48. Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang
50. Công ty cổ phần Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn