29/11/2024 lúc 21:54 (GMT+7)
Breaking News

Nhu cầu tuyển dụng của Việt Nam tăng cao trong năm 2021

Với việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ và ý thức chấp hành cao của nhân dân. Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực, nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ về Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh và nhiều cơ hội việc làm trong nước. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia về tình hình về thị trường lao động trong năm 2021.

Với việc kiểm soát dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ và ý thức chấp hành cao của nhân dân. Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực, nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đổ về Việt Nam, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh và nhiều cơ hội việc làm trong nước. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia về tình hình về thị trường lao động trong năm 2021.

Nhu cầu tuyển dụng gia tăng mạnh ở các vị trí đòi hỏi các kỹ năng phù hợp với bối cảnh hiện tại như chuyên gia phân tích, chuyển đổi số, an ninh mạng, fintech, kỹ sư phần mềm,… Đây là cơ hội cho nhóm lao động có trình độ cử nhân, cao đẳng cũng như là những lao động qua đào tạo và cũng là xu hướng cho thấy nhân lực trình độ cao ngày càng chiếm tỉ lệ lớn trong thị trường lao động.

Theo khảo sát xu hướng tuyển dụng nửa đầu năm 2021 của Manpower Group Việt Nam nhằm dự đoán nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu. Dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu sử dụng công nghệ, phần mềm của các quốc gia trên thế giới làm việc từ xa ngày càng cao. Thêm vào đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0, tham gia xây dựng đô thị thông minh nên nhu cầu về sử dụng công nghệ trong nước cũng tăng cao.

Các doanh nghiệp trong nước cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ 4.0, tham gia xây dựng đô thị thông minh nên nhu cầu về sử dụng công nghệ trong nước cũng tăng cao. Ảnh: Internet

Tại thời điểm khảo sát, khoảng 36,4% nhà tuyển dụng cho biết doanh nghiệp của họ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi ảnh hưởng của khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 (ở mức từ 1% đến 49%) và gần 50% doanh nghiệp không bị ngừng sản xuất kinh doanh, vẫn hoạt động bình thường. Chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp chịu tác động nghiêm trọng bao gồm cả ngừng hoạt động. Những con số khích lệ này đã cho thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế nhờ các biện pháp phòng dịch và tăng trưởng kinh tế hiệu quả của Chính phủ.

Hiện Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng dương trong bối cảnh đại dịch vẫn đang diễn biến phức tạp. Phục hồi kinh tế với mức tăng trưởng dương được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến triển vọng tuyển dụng trong tương lai. Xu hướng tuyển dụng trong nửa đầu năm 2021 được dự đoán sẽ gia tăng hơn so với hai quý cuối năm ngoái.

Ngay từ đầu năm, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã khẳng định rằng nhu cầu tuyển dụng trong năm 2021 không thấp hơn năm 2020 và không thiếu việc làm trong năm 2021. Mặc dù ngành du lịch và các dịch vụ vận tải gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất, cơ khí, hóa chất, điện, điện tử tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều tăng trở lại.

Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực lớn cho thấy các doanh nghiệp đã có các phương án, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tốt, thu hút được nhiều đơn đặt hàng, có giá trị gia tăng cao. Trong đó, nổi bật là các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo có chiều hướng tăng trưởng mạnh mẽ và lâu dài. Đây là ngành giữ vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực lớn cho thấy các doanh nghiệp đã có các phương án, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh tốt, thu hút được nhiều đơn đặt hàng, có giá trị gia tăng cao.Ảnh: Internet

Có thể thấy mặc dù dịch bệnh, nhưng thị trường lao động Việt Nam vẫn cần nguồn lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau, thậm chí còn tăng trưởng ở một số ngành nghề nhất định. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được các cơ hội để có thể mở rộng đầu tư, sản xuất, hoặc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và đặc biệt là những tập đoàn lớn khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực cũng theo đó tăng trưởng. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong thời gian tới sẽ lấp dần khoảng trống của thị trường lao động.