23/01/2025 lúc 13:48 (GMT+7)
Breaking News

Nhân Sơn Dược và hành trình quảng bá tinh hoa nam dược của đồng bào dân tộc Chứt (Kỳ 1)

VNHN - Trong những năm gần đây, y học Tây phương phát triển mạnh và lan tỏa rộng khắp mọi nơi đã khiến những bài thuốc cổ truyền dần bị quên lãng, trong đó có không ít dược liệu, bài thuốc quý của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Thế nhưng đâu đó vẫn có những doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm tâm huyết với những tinh hoa y dược của cha ông để giúp người, giúp đời và khẳng định thương hiệu Nam dược với bạn bè năm châu.

VNHN - Trong những năm gần đây, y học Tây phương phát triển mạnh và lan tỏa rộng khắp mọi nơi đã khiến những bài thuốc cổ truyền dần bị quên lãng, trong đó có không ít dược liệu, bài thuốc quý của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Thế nhưng đâu đó vẫn có những doanh nhân, doanh nghiệp đang ngày đêm tâm huyết với những tinh hoa y dược của cha ông để giúp người, giúp đời và khẳng định thương hiệu Nam dược với bạn bè năm châu.
Kì 1: Nam dược cổ truyền và những phương thuốc của đồng bào dân tộc Chứt.
Theo các nhà nghiên cứu về dân tộc học thì người dân tộc Chứt có quê hương xưa tại hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Hàng trăm năm trước, vì nạn giặc giã và thuế khóa nặng nề nên họ dần chuyển lên nương náu tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh thuộc các huyện Minh Hóa, Bố Trạch. Theo gia phả của một số người Việt trong vùng thì các nhóm địa phương của người dân tộc Chứt như Rục, Sách… đã cư trú tại khu vực nàyít nhất đã được trên 500 năm.

Người dân tộc Chứt trước đây hay du canh, du cư, sống tại các hang đá

Trướcđây, người Chứt sinh sống du canh, du cư cùng với công việc chính là nương rẫy và săn bắn, hái lượm. Do đặc thù cuộc sống nên kinh tế của người Chứt thường là tự cung tự cấp, mùa màng được - mất phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, thiên nhiên. Ốm đau, bệnh tật tự tìm những cây, thân, lá trên rừng để chữa trị… Dần dà đã hình thành nên những bài thuốc cổ truyền chỉ sử dụng riêng cho người dân tộc Chứt. Cho đến thời điểm hiện tại, dù không còn du canh, du cư, kinh tế cũng phát triển hơn nhưng những bài thuốc ấy vẫn còn giữ lại nguyên vẹn như thuở sơ khai.

Một bản làng của người dân tộc Chứt tại huyện Minh Hóa trước kia

Dược liệu cổ truyền của người dân tộc Chứt nổi tiếng và phổ biến nhất phải kể đến đó chính là cỏ máu. Đây là một loại thảo dược đang dần khan hiếm trong tự nhiên với nhiều công dụng đặc biệt và dễ dàng sơ chế, sử dụng. Theo phong tục người Chứt xưa, phụ nữ sắp đến ngày ở cữ phải ở một mình ngoài rừng và tự sinh con và xoay sở, sau 7 ngày mới được đón về nhà. Thế nhưng nhờ những bài thuốc từ cỏ máu, phụ nữ người Chứt xưa chỉ cần một vài ngày đã có thể làm nương rẫy và làm những việc nặng nhọc khác.
Gọi là cỏ máu nhưng thực ra loài thảo dược này còn có những tên khoa học là huyết đằng, huyết rồng. Đây là loài thực vật thuộc họ cây dây leo lớn, thân gỗ, khi phơi khô nẫu nước uống sẽ cho màu nước đỏ như máu, vì vậy mà bà con dân tộc Chứt gọi đây là cây cỏ máu và lưu truyền tên gọi này trong dân gian từ đó. Trước đây do loài cây này chỉ người dân tộc Chứt biết đến công dụng, nhưng về sau tác dụng này loại cây này được người dân địa phương khác viết đến và tìm thu mua nên dần dần loại thảo dược này càng trở nên quý hiếm.
Ngày nay trên trị trường có rất nhiều cơ sở bán cỏ máu nhưng người dân muốn tìm mua đúng chính xác cây cỏ máu mà người dân tộc Chứt hay dùng thì thường phải tìm đến địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình để mua cho chính xác.

Gọi là cây cỏ máu nhưng đây là loài cây có thân gỗ, có nhựa đỏ như máu

Theo kinh nghiệm dân gian và qua thực tế sử dụng, Nước uống nấu từ cây cỏ máu còn có nhiều công dụng  như bổ máu, dưỡng huyết; tăng cường tiêu hóa, thải độc cơ thể, mát gan, giải độc, hạ men gan, giải độc rượu bia, giúp cho da dẻ hồng hào… rất tốt cho phụ nữ sau sinh, người gầy yếu, người thường xuyên sử dụng rượu bia, nóng trong, mẩn ngứa…
Người dân tộc Chứt thường dùng cây cỏ máu phối hợp với nhiều loại dược liệu quý khác như câu pạu, cây nhờn, nhân trần..  để cho ra các loại trà uống rất bổ dưỡng hàng ngày cho cả gia đình. Do truyền thống uống trà thảo dược thay nước lọc hàng ngày để bảo vệ sức khoẻ  và phòng ngừa bện tật, nên người dân tộc Chứt rất  khoẻ mạnh,  tuổi thọ của họ thường rất cao. Có rất nhiều cụ ông cụ bà trên 90 tuổi vẫn tinh anh minh mẫn.

Nước cỏ máu - thực phẩm, vị thuốc hàng ngày của đồng bào dân tộc Chứt

Bên cạnh cây cỏ máu, đồng bào dân tộc Chứt còn có nhiều bài thuốc nam gia truyền rất hiệu quả trong diều trị bệnh như thuốc xương khớp, xoang, trĩ, tiền đình, dạ dày, viêm gan, sỏi thận, hen suyễn… Tuy nhiên những bài thuốc nam gia truyền trong gia đình chỉ được truyền lại cho thế hệ kế tiếp ở  độ tuổi 70 tuổi. Nên ở địa bàn huyện Minh Hoá Quảng Bình chỉ có các cụ ông cụ bà sau 70 tuổi mới làm thuốc nam để giúp người. Con cháu của họ tuy còn trẻ khoẻ nhưng không theo nghề làm thuốc.  Vì vậy mà nghề thuốc nam của người dân tộc Chứt ít được phát triển và dần dần bị mai một, những bài thuốc nam giá trị dần bị lãng quên.  Các bài thuốc nam gia truyền lưu truyền lại cho tới bây giờ đều là những bài thuốc nam rất hiệu quả, thường điều trị được các bệnh mà bệnh viên, tây y không lợi thế. 

Cây cỏ máu khi kết hợp với các loại thảo mộc khác sẽ trở thành nhiều bài trà thảo dược có các công dụng, chức năng khác nhau

Thế nhưng hiện nay Nam y của đồng bào dân tộc Chứt đang có dấu hiệu mai một. Một phần là do những người sở hữu công thức đã rất cao tuổi, mặt khác do con cháu trong gia đình không mặn mà với nghề thuốc nên đã có tình trạng một số bài thuốc quý đã thất truyền. Chính vì thế, việc bảo tồn và quảng bá những dược liệu, phương thuốc quý của đồng bào dân tộc Chứt là một trong những việc làm cấp bách hiện nay và không thể ỷ lại, trông chờ vào các cơ quan hữu quan./.