15/11/2024 lúc 11:26 (GMT+7)
Breaking News

Nhà giáo, TS. Nguyễn Việt Long: Vững tin chuyên ngành yêu thích

Viết và tuyên truyền về Trường Đại học Sài Gòn nhiều lần, nay chúng tôi được kể về nhà giáo, TS. Nguyễn Việt Long – Giảng viên cơ hữu Khoa Điện tử - Viễn thông. Thầy Long là một nhà giáo mẫn cán, làm việc bằng chữ tâm và bằng tình yêu nghề nghiệp. Thầy trải qua rất nhiều cương vị công tác khác nhau.Thầy đã chia sẻ về chuyên ngành: Khoa học vật liệu yêu thích từ thời còn là một sinh viên nghèo và theo đuổi ước mơ đó. Mới đó mà thời gian đã thấm thoát 30 năm.
TS. Nguyễn Việt Long mẫn cán nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hiển vi điện tử hiệu ứng trường (FSEM), ĐH Công nghiệp Nagoya (2009).

Nghề chọn người.

TS. Nguyễn Việt Long sinh năm 1976 trong một gia đình hiếu học. Bố mẹ đều là giáo viên.Quê anh ở huyện Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Nhâm nhi chén cà phê, Anh kể: “Bố mình tên là Nguyễn Bác Ái, làm trợ lý cán bộ giảng dạy văn hóa quân đội tại Quân khu Tả Ngạn, Kiến An, Hải phòng, Sư đoàn 320 với những tướng lĩnh nổi tiếng của Quân đội Nhân dân Việt Nam như Đại tướng Nguyễn Quyết, Trung tướng Sùng Lãm, Trung tướng Lương Tuấn Khang,…Sau đó, làm cán bộ giảng dạy văn hóa tại Viện Quân y 7 và về hưu. Trong thời kỳ cách mạng, gia đình và dòng họ có nhiều người cống hiến và đóng góptích cực cho sự nghiệp cách mạng và thống nhất của đất nước.Bác họ là Giáo sư Nguyễn Xuân Đặng phục vụ và công tác tại Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và đào tạo).Bác họ là bác sỹ Nguyễn Văn Thọ công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô,Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương3 đã tham gia hội nghị hòa bình tại Pa-ri. Bác họ là đại tá bác sĩ Nguyễn Thiện Nghị, chủ nhiệm Khoa Sinh hóa công tác tại Viện Quân y 108,…”.Rồi thầy kể về mình: “Sau khi tốt nghiệp THPT, mình thi đỗ học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Năm 1997 tốt nghiệp ngành: Vật Lý, chuyên ngành: Vật lý Lý thuyết. Anh tiếp tục học cao học tại Đại học Bách khoa Hà Nội, năm 1999 nhận bằng Thạc sĩ kỹ thuật ngành: Khoa học Vật liệu, chuyên ngành: Vật Lý Bán dẫn. Rồi mìnhtrở thành cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện khoa học Vật liệu IMS, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam….”.

Trong thời gian 2000-2017, anh chuyển về là Giảng viên giảng dạy Vật lý Đại cương, Chuyên viên quản lý đào tạo trong chương trình đào tạo các khóa học thạc sĩ và tiến sĩ, khoa Quốc tế và Đào tạo Sau Đại học, Chuyên viên Phòng Chính trị và Công tác Học sinh Sinh viên tại Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông. Bên cạnh đó, anh làm Nghiên cứu sinh tại Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu ITIMS, Đại học Bách khoa Hà Nội (2001-2007), năm 2007 nhận Bằng Tiến sĩ kỹ thuật ngành: Khoa học Vật liệu, chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Quang học, Quang tử, và Quang Điện tử tổ hợp dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Nguyễn Đức Chiến và Phó Giáo sư Dư Thị Xuân Thảo.Với những kiến thức học tập và NCKH, TS. Nguyễn Việt Long đã trải qua rất nhiều vị trí công tác sau 07 năm nghiên cứu tại Nhật Bản và Trung Quốc: Nghiên cứu viên sau tiến sĩ, Trưởng nhóm nghiên cứu; Nghiên cứu viên Phát triển Dự án Nghiên cứu Khoa học tại Đại học Công nghiệp Nagoya (2009-2010); Nghiên cứu viên sau tiến sĩ, giáo sư mời tại Đại học Kyushu (2010-2013); Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ nano, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (2011-2013); Nghiên cứu viên cộng tác tại Phòng Thí nghiệm Cao Minh Thì LAB (2011-2013); Nghiên cứu viên sau tiến sĩ, chương trình Nhà khoa học trẻ tại Viện công nghệ gốm Thượng Hải, Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (2013-2015), có chứng nhận của chương trình này; Nghiên cứu viên sau tiến sĩ, giáo sư mời tại Đại học Kyoto (2015-2016); Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Tôn Đức Thắng (2016-2017); Nghiên cứu viên cộng tác tại Viện Vật lý, Thành phố Hồ Chí Minh (2018-2022); Nghiên cứu viên cộng tác tại Đại học Thủ Dầu Một, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (2019-2022). Hiện nay, TS. Nguyễn Việt Long là Giảng viên cơ hữu Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại học Sài Gòn.

Đúng là nghề chọn người! Đem những kiến thức học tập ở trong và ngoài nước về giảng dạy và NCKH tại Việt Nam, đến nay, thầy Long đã công bố nhiều bài báo khoa học theo các định hướng nghiên cứunhằm tạo ra năng lượng xanh và bền vững phục vụ cho cuộc sống, con người và xã hội: Nghiên cứu về tổng hợp các hệ thống vật liệu nano kim loại bằng phương pháp hóa học polyol: Trường hợp tổng hợp vật liệu nano platin (Pt) nhằm ứng dụng cho xúc tác và pin nhiên liệu fuel cell dùng nhiên liệu hydro hoặcmethanol; Hướng nghiên cứu về tổng hợp các hệ thống vật liệu nano lưỡng kim bằng phương pháp hóa học polyol: Trường hợp nano lưỡng kim Pt-Pd dạng hợp kim và lưỡng kim có cấu trúc nano lõi - vỏ nhằm ứng dụng cho xúc tác và pin nhiên liệu fuel cell dùng nhiên liệu hydro hoặc methanol; Hướng nghiên cứu về tổng hợp các hệ thống vật liệu nano/micro hợp kim và oxit từ tính bằng phương pháp hóa học polyol nhằm ứng dụng cho xúc tác cũng như ứng dụng cho cácloại pin nhiên liệu, tụ điện, siêu tụ điện và pin điện.Thầy Long chia sẻ thêm: “Các hướng nghiên cứu mới kể từ khi bảo vệ học vị tiến sĩ năm 2007 đến nay, bao gồm các hướng nghiên cứu chính đã được thực hiện để tạo ra hệ thống vật liệu điện cực sử dụng cho pin nhiên liệu fuel cell cho sự phát triển ổn định bền vững kinh tế, xã hội và đời sống trong mối liên hệ liên ngành giữa điện tử, viễn thông, năng lượng, môi trường, sức khỏe cộng đồng và y tế.”. Thầy Long luôn được đồng nghiệp ở các nơi công tác, nghiên cứu trân quý, sinh viên, học viên quý mến.

Nhà khoa học, Giảng viên tràn đầy năng lượng.

Đồng nghiệp ở các nơi và sinh viên, học viên đã và đang làm việc với thầy, đều có chung cảm nhận: TS. Nguyễn Việt Long là một nhà khoa học, nhà giáo mẫu mực, tâm huyết và đầy trách nhiệm. Dù ở bất kỳ cương vị nào,công tác ở đâu, thầy Long luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Thầy thường xuyên đổi mới về phương pháp, cập nhật về nội dung giảng dạy, NCKH và đặc biệt chú trọng phát triển khả năng tư duy độc lập, cũng như rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học trò và nhóm NCKH.

Cho tới nay, TS. Nguyễn Việt Longđã hướng dẫn thành công 05 thạc sĩ. Thầy còn làm chủ nhiệm và hoàn thành 02 đề tài NCKH cấp bộ; chủ nhiệm và hoàn thành 04 đề tài NCKH cấp cơ sở; Đã công bố hơn 100 bài báo khoa học, trong đó có 58 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín (ISI, Scopus) có chỉ số ảnh hưởng khoa học cao, bài cao nhất có chỉ số IF = 23.655; Tham gia phản biện tích cực cho nhiều tạp chí tại các nhà xuất bản có uy tin cao như Taylor & Francis Group, Springer, Elsvier, RSC, IOP, ACS, Wiley&Sons… Xuất bản 02 sách và 07chương sáchchuyên khảo được đồng nghiệp và học viên, sinh viên nhiệt tình đón nhận.

Trong tâm niệm của mình, thầy Long luôn mong muốn truyền động lực cho sinh viên, học viên, nhóm NCKH trong học tập, NCKH và phát triển nghề nghiệp hội nhập với quốc tế và theo tiêu chuẩn quốc tế. Thầy cũng mong muốn các thế hệ sinh viên phát huy tinh thần của tuổi trẻ để đóng góp sức lực và trí tuệ cho ngành Vật lý nói chung, chuyên ngành: Khoa học vật liệu nói riêng, đặc biệt chú trọng vào vật liệu - công nghệ nano và ứng dụng.

Trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, thầy Long luôn nỗ lực đóng góp sức mình vào sự phát triển của ngành, Viện, Khoa. Sinh viên và đồng nghiệp luôn nhận thấy sự khiếm tốn, tinh thần nỗ lực học hỏi để hoàn thiện kiến thức. Bản thân từ thầy Long, thầy nhận được sự quý mến từ đồng nghiệp, sinh viên, học viên.

TS. Nguyễn Việt Long cùng Giáo sư Tadashi Ito giảng dạy Trường Đại học Osaka, Nhật Bản tham dự Hội nghị ASEAN 2008

Nay về công tác tại Đại học Sài Gòn, thầy Long được Ban Giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo Khoa tạo điều kiện giảng dạy và NCKH. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập quốc tế sâu và rộng trong nền kinh tế tri thức toàn cầunhư hiện nay, thầy Long chia sẻ và nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc tìm kiếm và tái thiết các chương trình đào tạo, NCKHmình đang theo đuổi, thực hiện ước mơ đó.

Có duyên trò chuyện với thầy Long ít phút qua điện thoại từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh. Nụ cười tươi, vui vẻ trong từng câu chuyện cũng đủ những ấn tượng đẹp về TS. Nguyễn Việt Long trong suy nghĩ của tôi về nỗ lực vì sinh viên, vì ngành, vì khoa học. Chúc thầy Long tiếp tục vững tin và thành công hơn nữa trên con đường đã chọn. Và “Nghề giáo” hôm nay như một cơ duyên trong cuộc đời.

Việt Hùng