17/11/2024 lúc 03:39 (GMT+7)
Breaking News

Nhà báo Nguyễn Thịnh: 15 năm “bén duyên” với nghề “khắc nghiệt”

VNHN - “Vốn chẳng phải dân chuyên ngành báo nhưng cái duyên đến mình đón nhận, vẫn biết báo chí là nghề khắc nghiệt nhưng càng ngấm sâu lại càng thấm thía và yêu nghề nhiều hơn…” – Nhà báo Nguyễn Hữu Thịnh, Trưởng phòng nội dung số, kênh VOV Giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ!

VNHN - “Vốn chẳng phải dân chuyên ngành báo nhưng cái duyên đến mình đón nhận, vẫn biết báo chí là nghề khắc nghiệt nhưng càng ngấm sâu lại càng thấm thía và yêu nghề nhiều hơn…” – Nhà báo Nguyễn Thịnh, Trưởng phòng nội dung số, kênh VOV Giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ!

Không ít con người được đào tạo bài bản chuyên sâu nhưng cả đời chỉ theo nghề dang dở bởi thiếu một chữ “duyên”!. Nhưng cũng có những con người vô tình chạm vào hai chữ “báo chí” một lần mà cả đời không dứt nổi

Trong hàng trăm hàng ngàn nghề ngoài xã hội, báo chí có lẽ là nghề mang đậm tính chất đặc thù với phương châm: “nghề chọn người chứ người chưa chắc chọn được nghề để theo”. Không ít con người được đào tạo bài bản chuyên sâu nhưng cả đời chỉ theo nghề dang dở bởi thiếu một chữ “duyên”!. Nhưng cũng có những con người vô tình chạm vào hai chữ “báo chí” một lần mà cả đời không dứt nổi. 15 năm bám nghề không quá dài nhưng cũng đủ thấm, đủ ngấm và đủ hiểu “yêu nghề phải chấp nhận hy sinh”!. Nhà báo Nguyễn Thịnh Trưởng phòng nội dung số, kênh VOV Giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam hồi ức…

Nhà báo Nguyễn Thịnh công tác tại kênh VOV Giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam

Hành trình “bén duyên”… và những bước chân với nghề!

Trước cuộc sống bề bộn những vấn đề đặt ra với đa diện sắc màu, người làm báo đối mặt với nhiều thử thách, những hiểm nguy luôn rình rập như phải tác nghiệp trong những mùa mưa lũ, hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, phản ánh cái xấu…Vậy nên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao người làm báo phải hết sức năng động, linh hoạt và say mê thâm nhập cuộc sống để phản ánh những vấn đề xã hội. Người viết cần phải nắn nót từng con chữ, từng câu từ để có được một tác phẩm báo chí hay, sắc sảo, có sức lan tỏa rộng, được độc giả chú ý và gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Trò chuyện với chúng tôi là nhà báo Nguyễn Thịnh - Trưởng phòng nội dung số, kênh VOV giao thông đài tiếng nói Việt Nam. Anh đã có những chia sẻ của bản thân qua những câu chuyện về nghề báo và cái duyên đến với nghề.

“Anh vốn là người làm báo “tình cờ”, anh không học ngành báo chí chính quy nhưng cái nghề nó chọn mình, đặc biệt là chữ “duyên” với nghề. Anh học ngành quản lí văn hóa tại trường đại học văn hóa Hà Nội, nên chưa bao giờ từng nghĩ anh sẽ trở thành nhà báo. Ngày đó anh đang làm cho công ty về in ấn, quảng cáo do mới ra trường. Thực ra, Anh luôn mong được làm đúng chuyên môn ở các sở văn hóa, cơ sở quản lí văn hóa. Sau đó, chỉ là tình cờ anh đọc trên tờ báo Bạn Đường, có thông tin tuyển phóng viên nên anh làm đơn thi và may mắn trúng tuyển. Anh Thịnh chia sẻ.

Do học trái ngành nên khi bước chân vào nghề báo anh gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là mình phải tự mày mò, tìm tòi những kiến thức, những điều cơ bản nhất của nghề báo. Phải đọc để biết thế nào là một cái tin, rồi cách viết bài như thế nào...

Ngoài sự vất vả, khó nhọc, nghề báo còn phải đối diện với không ít hiểm nguy. Vì đặc thù công việc luôn bảo vệ sự công bằng, đạo lý tốt đẹp nên lắm lúc các nhà báo gặp không ít tình huống cam go. Với tính chất nghề nghiệp của mình, những người làm báo không ít trường hợp phải đối mặt với những cản trở trong quá trình tác nghiệp như: Không cung cấp thông tin, cố tình làm hư hỏng phương tiện tác nghiệp, vu khống, trả thù…

Đó là những khó khăn ngày đầu, rất vất vả khi mà mới bước chân vào nghề và cái sự vất vả ấy khiến mình đam mê và thích thú, chứ ngày đó cũng xác định là mình chưa yêu nghề lắm vì còn nghĩ không biết mình có theo nghề được không bởi “ mình làm được thì mình mới yêu chứ”. Anh quyết định chuyển sang tờ báo đó chỉ là sự trải nghiệm của tuổi trẻ thôi chứ không nghĩ rằng cho đến giờ này mình đã gắn bó với nghề báo được 15 năm rồi.

Cùng là “dân” làm báo nên anh hiểu rõ những khó khăn, nguy hiểm thậm chí đánh đổi bằng cả mạng sống của mình. Anh nhắc đến nhà báo trẻ Đinh Hữu Dư đã dũng cảm đã hi sinh trong khi nhận nhiệm vụ vào vùng lũ quét ở Mù Cang Chải, cùng đồng nghiệp chuyển tải những thông tin thời sự về trận lũ quét nơi đây.

Hay như bạn đọc biết đến nhà báo Đỗ Doãn Hoàng- một cây bút điều tra giỏi trong làng báo, một lần khi đang trên đường thực hiện nhiệm vụ do cơ quan giao, đến khu vực chung cư Kim Lũ (phía sau Đại học Thăng Long, P. Đại Kim, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) thì bất ngờ bị nhóm đối tượng lạ mặt hành hung, khiến anh bị thương tích khá nặng.

Thế mới thấy đằng sau những con chữ tưởng như khô khan là nỗi niềm đau đáu của người cầm bút. Có lẽ cũng chỉ những người trong nghề hoặc đã tham gia với trách nhiệm của nghề mới thấu nỗi vất vả của người làm báo, lúc mọi người được nghỉ ngơi thì là lúc phóng viên phải viết, phải đưa tin, chuyển hình ảnh về tòa soạn cho bộ phận biên tập kịp thời chỉnh sửa để xuất bản, phát sóng cho mỗi một đề tài, một chương trình.

Vất vả là vậy, nguy hiểm là vậy, thậm chí đã có nhiều phóng viên phải đánh đổi bằng tính mạng bản thân mình để có được thông tin phục vụ bạn đọc. Chưa nói đến việc gia đình, con cái bị thiệt thòi hơn rất nhiều vì bố mẹ làm nghề này thường xuyên phải xa nhà... nhưng vì trách nhiệm với nghề, với xã hội, phải đưa cái xấu ra ánh sáng và có lẽ cũng vì ngọn lửa nghề luôn bùng cháy trong mỗi chúng tôi…

Nhà báo Nguyễn Thịnh (ảnh trái) cùng nhà báo Chu Nhạc (Nguyên CVP Đài tiếng nói Việt Nam) trong một chuyến đi Tây Bắc

Quả ngọt – Phía sau những giọt mồ hôi!.

Nghề báo nhiều gian khổ, nhưng cũng đem lại không ít niềm vui. Những chuyến đi với những cuộc gặp gỡ với nhiều cuộc đời, nhiều số phận, nhiều sự vụ đã cho tôi trải nghiệm và vốn sống, để hiểu mình cần sống tích cực hơn, hiểu được trách nhiệm của người cầm bút. Tôi cho rằng người làm báo là phải tích lũy liên tục cả vốn sống và kiến thức thì ngòi bút mới “sắc” và lòng cũng “trong” hơn , anh Thịnh bộc bạch.

Anh khẳng định, niềm vui lớn nhất của nghề báo đó là khi các tác phẩm của mình đưa đến công chúng được đón nhận và nó mang lại điều tích cực cho xã hội, đẩy lùi cái xấu. Đặc biệt đối với những phóng viên theo mảng điều tra thì những khó khăn, hiểm nguy, máu và nước mắt luôn đi kèm là sự vinh quang, tự hào. Anh luôn rất trân trọng, khâm phục những người dám dấn thân, dám đương đầu để đưa cái xấu ra ánh sáng. Điều quan trọng hơn là họ bản lĩnh, vượt qua cám dỗ của vật chất để giữ tâm mình luôn sáng.

Do đặc thù phụ trách về mảng giao thông nên niềm vui lớn nhất của anh đó chính là thông qua những tác phẩm của mình, ý thức tham gia giao thông của mọi người được nâng cao, tạo hiệu ứng xã hội, giảm ùn tắc đường và đặc biệt số vụ tai nạn giao thông giảm đi nhiều, mọi người được an toàn chính là động lực lớn nhất để anh và các đồng nghiệp ngày thêm yêu nghề và cống hiến nhiều hơn nữa.

Những bài viết mang đậm tính nhân văn giúp lan tỏa tình yêu thương giữa con người, sẻ chia những khó khăn đối với những mảnh đời éo le, bất hạnh trong cuộc sống. Nhờ những người làm báo mà không ít những người dân ở vùng sâu, vùng xa được lan tỏa tình yêu thương qua những trang viết để nhận được sự chung tay giúp đỡ của toàn xã hội.

Thêm vào đó, trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển mạnh như hiện nay, những người làm báo còn có vài trò quan trọng hơn khi thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, không chỉ với công dân tại Việt Nam mà còn với người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, góp phần giao lưu văn hóa và hội nhập thế giới.

Nhọc nhằn nhưng vinh quang. Người theo nghề báo phải biết tự hào với những vinh quang của nghề để vượt qua những nhọc nhằn vốn có. Nếu không dấn thân và không yêu nghề thì người làm báo khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Nhận trách nhiệm Đảng, Nhà nước, nhân dân và xã hội gửi trao, người làm báo cũng là người chiến sỹ. Để có những bài báo chất lượng, mang hơi thở cuộc sống, sự quan tâm, góp ý của bạn đọc là nguồn động viên để những người làm báo không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tay nghề, góp phần mang lại sự sinh động, đa dạng phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.