13/01/2025 lúc 14:44 (GMT+7)
Breaking News

Nguồn vốn ủy thác địa phương giúp hàng nghìn lao động nông thôn ở Đăk Nông phát triển kinh tế

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng để tạo việc làm cho lao động địa phương. Trong đó, đã quan tâm bố trí vốn ngân sách tỉnh, ngân sách các huyện, thành phố ủy thác sang NHCSXH thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ nguồn vốn ủy thác, nhiều cơ sở SXKD, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã có vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương.

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng để tạo việc làm cho lao động địa phương. Trong đó, đã quan tâm bố trí vốn ngân sách tỉnh, ngân sách các huyện, thành phố ủy thác sang NHCSXH thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ nguồn vốn ủy thác, nhiều cơ sở SXKD, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã có vốn đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động ở địa phương.

Năm 2019, gia đình anh Nông Chu Huynh ở thôn 6, xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong được NHCSXH cho vay 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm để đầu tư phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Nhờ chăm chỉ làm ăn, chịu khó tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê, chăn nuôi thêm gia cầm đã cho gia đình anh Huynh thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Nguồn vốn ủy thác địa phương giúp hàng nghìn lao động Nông thôn Phát triển kinh tế.

 Anh Huynh cho biết: Trước đây nguồn thu nhập chính của gia đình chủ yếu phụ thuộc vào vườn cà phê, do thiếu vốn đầu tư nên sản lượng chẳng đáng là bao đến mùa giáp hạt còn thấp thỏm lo thiếu cái ăn. Những lúc nông nhàn ai thuê gì vợ chồng tôi đều làm để có thêm nguồn thu nhập, trang trải, xoay sở cuộc sống hàng ngày. Nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai ở đây rất phù hợp để thực hiện các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp. Cộng thêm gia đình có nhân lực đang ở độ tuổi lao động nên anh đã quyết định dùng nguồn vốn vay ưu đãi cải tạo đất trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê, nuôi thêm gà, ngan, vịt. Chính từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đã giúp các thành viên gia đình anh có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và cuộc sống ngày càng tốt lên.

Không riêng gia đình anh Huynh, những năm gần đây, nguồn vốn địa phương ủy thác sang NHCSXH tỉnh Đắk Nông đã thực sự trở thành “trợ lực“ quan trọng tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, nâng cao thu nhập, qua đó góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh.

Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và NHCSXH đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy trình nghiệp vụ.

Lãnh đạo NHCSXH tỉnh Đắk Nông cho biết Mặc dù phải tập trung nguồn lực cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn nhưng Cấp ủy chính quyền địa phương luôn quan tâm bổ sung nguồn vốn ngay từ đầu năm theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đây là một trong những nội dung xuyên suốt, đã thể hiện rõ sự quan tâm, chăm lo của các cấp lãnh đạo đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với mục tiêu thoát nghèo nhanh và bền vữngĐến hết quý III/2021, UBND các cấp đã quan tâm ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 37,2 tỷ đồng; nâng tổng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đến nay là 199 tỷ đồng.

Việc triển khai cho vay tín dụng ưu đãi nói chung và nguồn vốn ưu đãi của tỉnh nói riêng luôn được các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và NHCSXH đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy trình nghiệp vụ, phát huy hiệu quả và đáp ứng khá tốt nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng.

Nguồn vốn ủy thác địa phương chỉ chiếm trên 6,2% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 31/10/2021, dư nợ cho vay từ nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương là hơn 198,2 tỷ đồng với trên 3.500 hộ còn dư nợ; trong đó, dư nợ cho vay chương trình giải quyết việc làm đạt trên 34 tỷ đồng. Nhờ nguồn vốn ủy thác đã có nhiều mô hình kinh tế được triển khai và mang lại hiệu quả, tạo ra thu nhập ổn định như: Mô hình trồng rau an toàn; các mô hình kinh tế trang trại, cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế lớn tại các huyện Đắk Glong, Đắk Mil, Đắk Song,…

Mặc dù nguồn vốn ủy thác địa phương chỉ chiếm trên 6,2% tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, nhưng đã thể hiện sự quan tâm, cố gắng và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn ủy thác đã giúp cho hàng nghìn hộ có vốn đầu tư phát triển SXKD, tạo việc làm và vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương./.