19/01/2025 lúc 16:19 (GMT+7)
Breaking News

Nguồn nhân lực của Việt Nam trong nền kinh tế số

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Một nền kinh tế mới ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống, là quá trình phát triển lâu dài, chuyển đổi số trên bình diện quốc gia ở những mức độ khác nhau. Mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân và Chính phủ đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí có sự đột phá để đem lại năng suất và hiệu quả vượt bậc. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn n

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Một nền kinh tế mới ra đời thay thế nền kinh tế truyền thống, là quá trình phát triển lâu dài, chuyển đổi số trên bình diện quốc gia ở những mức độ khác nhau.

Mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân và Chính phủ đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí có sự đột phá để đem lại năng suất và hiệu quả vượt bậc. Vì vậy, cần phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động mà theo đó nguồn nhân lực số phải được chú trọng phát triển.

Mỗi một nền kinh tế đòi hỏi cần phải có một lực lượng sản xuất tương ứng về trình độ của nó, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, tương ứng với nền kinh tế số, phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành. Cho nên, có thể hiểu nguồn nhân lực số là tổng thể số lượng, chất lượng con người với tổng hòa các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và nền kinh tế số đang và sẽ cần để huy động vào quá trình lao động, sáng tạo.

Tương ứng với nền kinh tế số, phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành. Ảnh minh họa: Internet

Theo PwC (Công ty PricewaterhouseCoopers, là một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay) lần đầu công bố báo cáo về “Mức độ sẵn sàng về kỹ năng số Việt Nam” dựa trên kết quả của cuộc khảo sát gần đây. Với trên 1000 người Việt Nam về công nghệ, việc làm và kỹ năng trong nền kinh tế số, trước những thay đổi nhanh chóng về công việc dưới tác động của đại dịch Covid-19 toàn cầu.

Báo cáo đã chỉ ra những thay đổi về việc làm đang cận kề và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Cùng với đó là sự tiến bộ của công nghệ, có đến 83% người Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng, công việc của họ sẽ thay đổi từ 3-5 năm tới và có đến 90% trả lời sẽ thay đổi từ 6-10 năm.

90% người được hỏi cũng tin rằng sự phát triển về công nghệ sẽ cải thiện việc làm của họ trong tương lai. Chỉ số này cao hơn so với tỷ lệ 60% ghi nhận ở cấp độ toàn cầu trong một khảo sát tương tự về “Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực” toàn cầu do PwC thực hiện vào năm 2019.

Báo cáo ghi nhận, 45% người Việt Nam tham gia khảo sát bày tỏ lo ngại về vấn đề đảm bảo việc làm do tự động hóa. Bởi khi việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang trở thành giải pháp ngày một quan trọng đối với các ngành công nghiệp. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tháng 10/2020, đây cũng là những bước tiến đang định hình tương lai khi các kỹ năng số được dự đoán sẽ nằm trong số 10 năng lực hàng đầu trong vòng 5 năm tới.

Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy số người được hỏi rất hào hứng với việc học hỏi và tiếp thu các kỹ năng mới. Có tới 93% đã và đang học các kỹ năng mới để hiểu rõ hơn hoặc sử dụng công nghệ tốt hơn. Các kỹ năng liên quan tới kỹ thuật số được chú trọng, với 43% người tham gia khảo sát chia sẻ nguyện vọng trở nên thành thạo hơn trong việc học và tiếp thu các công nghệ mới, 34% muốn phát triển kỹ năng chuyên sâu hơn với một công nghệ cụ thể. 88% người tham gia khảo sát cho biết họ được trao cơ hội để nâng cao kỹ năng số tại nơi làm việc.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một yêu cầu quan trọng để phát triển kinh tế số ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Không thể phủ nhận sự mất cân bằng cung cầu kỹ năng và khoảng cách cơ hội đang ngày một gia tăng khi nền kinh tế đang có những bước chuyển mình ngày càng mạnh mẽ theo xu hướng số hóa tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo kết quả cuộc khảo sát "Lãnh đạo Doanh nghiệp Toàn cầu năm 2021" của PwC, 79% các CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bày tỏ lo ngại về sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết và ở toàn cầu là 72%.

Liên quan tới vấn đề này, 55% người được hỏi nhận thấy việc nâng cao kỹ năng là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Nhưng theo đại diện PwC, các giải pháp cần được phát triển và triển khai một cách tổng thể. "Chính phủ, các nhà giáo dục và các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với các chương trình bao trùm về nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, nhằm đáp ứng những nhu cầu về nhân lực trong tương lai"

Các kết quả đo lường trên phản ánh sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của công nghệ tại nơi làm việc đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, kéo theo nhịp độ thay đổi tương ứng trong tương lai. Cần ưu tiên tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp thích ứng trong môi trường công nghệ mới, cũng như trao quyền để họ có thể đạt được kết quả tối ưu.

Việc ưu tiên nâng cấp hay đầu tư vào công nghệ có thể diễn ra nhanh chóng, tuy nhiên sẽ cần những nỗ lực dài hạn, liên tục để trang bị, trau dồi cho nhân viên những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Những nỗ lực này sẽ không chỉ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực, mà còn là nội lực mạnh mẽ cho tăng trưởng doanh nghiệp khi kỷ nguyên số đang mang đến nhiều thay đổi.