Trước đây, ở Quảng Ngãi người dân chỉ biết đến nghề chăn nuôi các loại động vật quen thuộc. Tuy nhiên, những mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao, khiến anh Phạm Hoàng Huy- Giám đốc công ty TNHH Sa-ach trăn trở muốn thay đổi một mô hình khác nhằm đem lại hiệu quả phát triển kinh tế, hơn cả là món ăn dinh dưỡng đến cho mọi người.
Nâng tầm thương hiệu dế Sa-ach
Nắm bắt được nhu cầu ẩm thực về các loại côn trùng của người dân Việt Nam có xu hướng tăng cao. Đặc biệt dế là loại côn trùng lành tính, món ăn từ dế chứa hàm lượng protein, chất xơ và canxi cao có lợi cho sức khỏe con người. Đồng thời, trong Đông y, dế được dùng như một vị thuộc để chữa bệnh về đường tiết niệu, chữa bí tiểu, điều trị các bệnh sỏi bàng quang. Được biết, trên toàn cầu hơn 800 triệu người bị suy dinh dưỡng và lương thực thì ngày càng khan hiếm, đó là tất cả lý do để cái tên Dế Sa- ach được ra đời.
Cover.
Món ăn không phải là bài thơ hay bức tranh, dùng tờ giấy trắng để thể hiện. Một khi trở thành hiện thực, món ăn chứa đựng sức khỏe của mọi người trong đó. Vì thế, khi bắt đầu, công ty đã đầu tư rất kỹ lưỡng từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chăn nuôi, sản xuất và tạo nên thành phẩm. Sa- ach nhấn mạnh phát triển xoay quanh mô hình vòng tròn khép kín: Lâm nghiệp, trang trại, sản xuất thực phẩm và xử lý môi trường. Dế chính là loài côn trùng tạo ra nguồn phân bón cho cây trồng, vừa giúp cân bằng hệ sinh thái vừa cung cấp thức ăn cho vật nuôi và con người.
Nguyên liệu chính để làm nên món dế sạch là những thứ gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, cái khó nằm ở cách làm dế đòi hỏi sự kỳ công, tỷ mẩn. Bí quyết để dế Sa-ach được các tín đồ thưởng thức côn trùng lựa chọn, anh Phạm Hoàng Huy, Giám đốc công ty TNHH Sa-ach đã bật mí: “Để tăng thêm độ ngon cho dế và phù hợp với khẩu vị đặc trưng của mỗi vùng miền, chúng tôi cho dế ăn bí đỏ để tạo độ béo, bùi mà người miền Bắc rất thích. Còn người miền Nam lại hảo ngọt nên cho dế ăn mía ở giai đoạn gần xuất chuồng, tạo nên vị ngọt tự nhiên. Chính vì sự cầu kỳ trong cách nuôi dế, chúng tôi đã tạo nên sự khác biệt sản phẩm dế sấy khô của mình trên thị trường trong nước và thế giới”.
Công ty TNHH Sa- ach tham dự “Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Quảng Nam lần thứ Hai -TechFest Quảng Nam 2021”.
Dế Sa- ach muốn tồn tại thì phải có nhiều thứ cần phải thay đổi. Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng khác. Khi tầng lớp trung lưu của Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều, họ lại ngày càng quan tâm hơn đến việc ăn gì sẽ tốt cho sức khỏe, nhất là khi món ăn làm từ dế lại quá mới mẻ so với thị trường ẩm thực Việt Nam.
Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ của chuyện kinh doanh, không quyết định được toàn bộ thành công của cả công ty khi đã kinh doanh trong ngành thực phẩm với quy mô lớn. Chuyện quản lý và dịch vụ khách hàng cũng rất quan trọng. Chúng tôi nghĩ, điều tốt nhất mình đã mang đến cho Dế Sa- ach là một cách quản lý mới, tư duy mới, màu sắc mới, để đảm bảo Dế Sa- ach có thể phát triển bền vững và lâu dài hơn.
Hướng đi bền vững sau khi dự án thành công
Trước đây, nhiều người chỉ chế biến các món ăn từ côn trùng theo cách thông thường, mà chưa định hướng phát triển để phục vụ theo chuỗi nuôi trồng, chế biến, kinh doanh. Để thực hiện ý tưởng thực phẩm từ côn trùng, công ty TNHH Sa-ach đã phân công thành viên phụ trách các lĩnh vực khác nhau, người phụ trách khâu nguyên liệu, người phụ trách chuồng trại, thị trường...
Nuôi dế phải đảm bảo cho ăn những thực phẩm sạch thì dế mới phát triển. Lúc dế con còn nhỏ, thức ăn chính là cám gạo xay, sau đó ăn thêm lá mì và rau muống. Nguồn thức ăn này dựa trên nguồn gốc nông nghiệp còn sót lại của địa phương, giúp tiết kiệm 75% chi phí thức ăn. Đồng thời, để có thêm nguồn nguyên liệu, công ty còn liên kết với các hộ nuôi dế tại huyện Sơn Tịnh, góp phần tạo đầu ra, tăng thu nhập cho người dân, từ đây ở Xứ Sơn Tịnh này lại thêm một nghề mới đó là nuôi dế sạch.
Lúc dế con còn nhỏ, thức ăn chính là cám gạo xay, sau đó ăn thêm lá mì và rau muống.
Quy trình chế biến của dế Sa-ach thực sự cầu kỳ. “Khi dế đến thời kỳ xuất chuồng, chúng tôi phân loại và chọn lựa dế đủ tiêu chuẩn đến chế biến. Đầu tiên cho dế vào nước ở nhiệt độ 80 độ C, vớt dế ra ngâm với nước muối khoảng 20 đến 30 phút, sau đó rửa đi rửa lại với nước sạch khoảng 8 đến 10 lần. Đặc biệt, khi hấp dế thì chúng tôi sử dụng nước có gừng, sả, chanh để khử bớt mùi của dế, làm cho dế dậy mùi thơm ngon hơn. Sau đó bắc ra tẩm ướp gia vị đã chuẩn bị sẵn, khi dế đã thấm gia vị mới tiến hành sấy. Tất cả các khâu đều quan trọng nhưng có lẽ khâu hấp dế là khó hơn cả, bởi nếu hấp quá kỹ thì dế sẽ bị đắng, nên đây là bí quyết của người đầu bếp khi hấp sao cho dế chín ngon vừa đủ” - Anh Huy nói.
Ban đầu, công ty bắt đầu với món dế xào sả ớt, vì đây là hương vị mà nhiều người ưa chuộng. Nhưng để phát triển thị trường rộng toàn quốc, làm thế nào để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng mà không bị hư, ẩm mốc đó là bài toán khó. Sau nhiều lần nghiên cứu, tìm tòi, anh Huy đã nảy ra ý tưởng sấy khô dế và tẩm ướp gia vị đặc trưng, giúp giảm độ ẩm của món ăn, mà không sử dụng chất bảo quản. Chính điều này đã giúp thương hiệu dế Sa-ach ngày khẳng định được sản phẩm an toàn, chất lượng của mình. Đến nay, sản phẩm dế tẩm gia vị sấy khô đã được công nhận an toàn thực phẩm, đăng ký bản quyền thương hiệu.
Công ty TNHH Sa- ach là thành viên của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi.
Tin vui, sản phẩm dế Sa-ach đã có mặt ở rất nhiều nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia. Ở thị trường Châu u, dế sa-ach đã đánh dấu bước chuyển mình lớn khi đặt chân lên đất nước Hà Lan xa xôi.
Chúng tôi thật ấn tượng khi nhìn thấy bản đồ hình chữ S Việt Nam được in rõ ràng trên bao bì của sản phẩm Dế Sa- ach, nó như phần nào khẳng định được tình yêu quê hương to lớn thông qua một món ăn dân dã với thị trường thế giới. "Với Dế Sa- ach đó là cơ hội được trải nghiệm và thực hành yêu thương, trọn vẹn và đích thực".