11/01/2025 lúc 21:43 (GMT+7)
Breaking News

Ngân hàng Thế giới nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Năm vừa qua, Việt Nam đã xử lý tốt dịch bệnh Covid-19 và tăng trưởng trở lại, thực hiện thành công mục tiêu kép giúp nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ u ám của kinh tế thế giới năm 2020. Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2021, GDP của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,8%, sau khi là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương ở khu vực và trên thế giới trong năm 2020.

Năm vừa qua, Việt Nam đã xử lý tốt dịch bệnh Covid-19 và tăng trưởng trở lại, thực hiện thành công mục tiêu kép giúp nền kinh tế Việt Nam trở thành điểm sáng trên tấm bản đồ u ám của kinh tế thế giới năm 2020. Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2021, GDP của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,8%, sau khi là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương ở khu vực và trên thế giới trong năm 2020.

Với mức tăng trưởng GDP năm 2020 ước tính là 2,91%, Việt Nam trở thành quốc gia hiếm hoi trong ASEAN đạt mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Với nền tảng phục hồi vững chắc và cách phòng chống dịch Covid-19 sáng tạo, trong năm 2021 Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế dự báo triển vọng tăng trưởng ở mức khá cao.

Theo Báo cáo giám sát vĩ mô Việt Nam, Ngân hàng Thế giới chỉ ra những con số tích cực. Trong tháng 1, thặng dư thương mại hàng hóa sơ bộ của Việt Nam ước đạt 1,1 tỷ USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong tháng 1 tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lần lượt tăng 51,8% và 41,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Việt Nam trở thành quốc gia hiếm hoi trong ASEAN đạt mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Ảnh: Internet

Cũng trong năm 2020, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh. Trong khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhật Bản và Hàn Quốc cũng tăng mạnh trở lại. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc, ASEAN và Mỹ cũng trên đà tăng, tương tự như thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và EU.

Trong tháng đầu tiên của năm 2021, Chính phủ Việt Nam chi ngân sách tổng cộng 99.600 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư công đạt 15.000 tỷ đồng, với tỷ lệ giải ngân đạt 3,25%.

Ngân hàng Thế giới xem khả năng bùng phát đại dịch với biến thể mới của vi-rút gây Covid-19 là nguy cơ lớn nhất đối với sự ổn định và phát triển kinh tế. Viễn cảnh tăng trưởng của năm 2021 sẽ phụ thuộc vào việc các cơ quan chức năng kiểm soát đợt dịch mới bùng phát tốt và nhanh như thế nào. Cũng như thời gian triển khai tiêm chủng vắc-xin trong nước và trên thế giới. Cần ưu tiên hàng đầu việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19, bảo đảm triển khai vắc-xin nhanh chóng và rộng rãi. Cùng với đó, Chính phủ các nước cũng cần có sự đầu tư phù hợp để phục hồi phát triển kinh tế, tập trung vào cơ sở hạ tầng xanh giúp thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam cũng cần quan tâm theo dõi đặc biệt tới dư địa tài khóa, sức khỏe của khu vực tài chính và những tác động xã hội tiềm tàng vì mất thu nhập kéo dài ở một số hộ gia đình có thể dẫn đến tình trạng bất bình đẳng.

Ngân hàng Thế giới cho biết kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lần lượt tăng 51,8% và 41,8% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh: Internet

Cùng với việc ký kết nhiều Hiệp định mang tính quốc tế, Việt Nam cam kết sẽ hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Với dân số tương đối trẻ thúc đẩy nhu cầu và cung cấp nhiều lao động sản xuất, Việt Nam vẫn là khu vực đầu tư thu hút quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Mặc dù những yếu tố này có thể được coi là lợi thế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng ưu tiên hàng đầu của khu vực trong ngắn hạn vẫn là phòng chống đại dịch Covid-19.