11/01/2025 lúc 01:23 (GMT+7)
Breaking News

Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Mưa lũ đã gây thiệt hại ở nhiều địa phương

Từ sáng ngày 28/11 đến ngày 30/11 ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo Trung tâm Dự  báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm ngày 27/11, ở khu vực từ Quảng Nam đến Bình Thuận đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa đo được từ 7h ngày 27/11 đến 2h ngày 28/11 như: Núi Thành (Quảng Nam) 136.4 mm, Cát Minh (Bình Định) 260.8 mm, Xuân Lộc (Phú Yên) 180.5 mm, Đại Lãnh (Khánh Hòa) 105.7 mm, Công Hải (Ninh Thuận) 92.2 mm,…

Từ sáng ngày 28/11 đến ngày 30/11 ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo Trung tâm Dự  báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm ngày 27/11, ở khu vực từ Quảng Nam đến Bình Thuận đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa đo được từ 7h ngày 27/11 đến 2h ngày 28/11 như: Núi Thành (Quảng Nam) 136.4 mm, Cát Minh (Bình Định) 260.8 mm, Xuân Lộc (Phú Yên) 180.5 mm, Đại Lãnh (Khánh Hòa) 105.7 mm, Công Hải (Ninh Thuận) 92.2 mm,…

Dự báo, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc rãnh áp thấp có trục ở khoảng 6-8 độ vĩ Bắc kết hợp với không khí lạnh, trên cao là nhiễu động gió Đông nên từ sáng sớm nay (28/11) đến ngày 30/11, ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Lượng mưa dự báo: Ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa phổ biến 150-300 mm, có nơi trên 350mm; Ở Tây Nguyên, Ninh Thuận phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 250mm; Đà Nẵng phổ biến 150-250mm, có nơi trên 250mm; Tại Quảng Nam, Quảng Ngãi phổ biến 300-500mm, có nơi trên 600mm.

Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét và mưa đá: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa: cấp 2; Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên: cấp 1.

 Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét và mưa đá.

Phú Yên: Mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng

Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị ngập lụt, giao thông sạt lở bị chia cắt, hàng trăm ngôi nhà bị nước lớn tràn vào, mực nước các sông dâng lên cao báo động II-III, nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại nặng nề.

Ngày 30/11, đồng chí Phạm Đại Dương - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã đi thực tế kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống mưa lũ trên địa bàn huyện Tuy An.

Đến trưa 30/11, lượng mưa lớn cộng với nước xả lũ từ các hồ thủy điện, hồ chứa thủy lợi khiến nhiều vùng trọng yếu trên địa bàn huyện ngập sâu, chia cắt. Chủ tịch UBND huyện Tuy An Huỳnh Văn Khoa cho biết, tính đến 11 giờ ngày 30/11, địa phương đã có trên 12 thôn, khu phố của các xã An Định, An Cư, An Thạch, An Ninh Tây, An Ninh Đông và An Hiệp bị nước lớn chia cắt. Tuyến đường ĐT 641, ĐT 650 đoạn qua xã An Định và tuyến đường Cây Keo đi An Ninh Tây, đoạn qua xã An Thạch bị nước lớn gây ngập sâu. Do vậy, tất cả phương tiện không thể lưu thông qua đây. Đã có hơn 620 hộ dân ở thôn Phước Lương (xã An Cư) và khu phố Ngân Sơn bị nước lớn gây cô lập từ 1-2 ngày qua và trên 1.200 nhà ở của người dân phía bắc huyện bị nước lớn tràn vào nhà từ 0,3 - 0,7m.

do ảnh hưởng của mưa lớn, nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã bị sạt lở, ngập nước, các phương tiện không thể qua lại được.

Điển hình như trên tuyến ĐT.641, ĐT.642, ĐT.650, quốc lộ 29, 19C bị ngập sâu từ 0,5-0,8m ở nhiều đoạn tuyến gây tắc giao thông. Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Cụ thể trên tuyến quốc lộ 29, tại vị trí Km73+330 đoạn qua xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, một đoạn đường dài 8m bị cuốn trôi, kéo theo cống thoát nước ngang. Đơn vị quản lý phải lập rào chắn hai bên, khẩn trương lắp cống tạm, cố gắng thông xe trong thời gian sớm nhất. Trên ĐT643, đơn vị thi công cũng đang tập trung hốt sụt từ mái ta luy dương sạt lở, tràn xuống nền đường gây tắc nghẽn giao thông.

Đắk Lắk: Lc lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn chưa tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm vẫn đang được triển khai.

Đắk Lắk: Một người tử vong, một nạn nhân mất tích

Ngày 30/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk thông tin, mưa lũ đã khiến một người phụ nữ (57 tuổi, ngụ tại huyện M'Đrắk) tử vong khi bị rơi xuống dòng nước lũ. Ngoài ra, một phụ nữ 38 tuổi, ngụ tại xã Cư Króa, huyện M'Đrắk, trong lúc đi làm rẫy bị trượt chân rơi xuống suối mất tích từ ngày 28/11.

Công an tỉnh đã cử 10 cán bộ chiến sĩ cùng xe cứu hộ, cứu nạn để thực hiện tìm kiếm nạn. Tuy nhiên, đến chiều 30/11, lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn chưa tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm vẫn đang được triển khai.

Đà Nẵng: Triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng vừa có Công điện số 14/CĐ-PCTT về triển khai ứng phó với mưa lớn, cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng.

Theo đó, UBND các quận, huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa; thông báo cho nhân dân biết tình hình mưa lớn để chủ động ứng phó; rà soát phương án sơ tán đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân đặc biệt là tại các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.... (lưu ý đảm bảo tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19).

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng đô thị, khơi thông cống rãnh thoát nước.

Các Ban quản lý, chủ đầu tư các công trình đang thi công sẵn sàng triển khai phương án phòng chống mưa lớn cho các công trình và các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.

Trên QL 14 đoạn qua đèo Lò Xo (H.Đăk Glei, Kon Tum) phần đất đá ở taluy dương bị sạt lở, đổ ập xuống gây vùi lấp mặt đường gây tê liệt toàn bộ tuyến đường.

Gia Lai: Hàng chục hộ dân bị cô lập

Mưa lớn kéo dài khiến các huyện thuộc vùng Đông Nam Gia Lai như huyện Ia Pa, Krông Pa, Thị xã Ayun Pa ngập nước. Nhiều vùng dân cư ở ven sông Ba bị ngập nặng, người dân chỉ có thể di chuyển bằng thuyền, ghe. Các hộ dân đang ở nhà rẫy, khu sản xuất... bị cô lập do nước lớn.

Ngay trong hôm nay 30/11, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CS PCCC&CNCH), Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp với quân đội, công an, đội CS PCCC&CNCH thị xã Ayun Pa, huyện Krông Pa triển khai lực lượng nỗ lực đưa người mắc kẹt ở vùng bị cô lập về nơi an toàn. 

Kon Tum: Mưa lớn gây sạt lở trên nhiều tuyến đường

Trên QL 14 đoạn qua đèo Lò Xo (H.Đăk Glei, Kon Tum) phần đất đá ở taluy dương bị sạt lở, đổ ập xuống gây vùi lấp mặt đường gây tê liệt toàn bộ tuyến đường. Theo đó, tại km số 1409+40 trên tuyến QL14 đoạn qua đèo Lò Xo (H.Đăk Glei, Kon Tum) phần đất đá ở taluy dương đổ ập xuống gây vùi lấp mặt đường. Điểm sạt lở có khối lượng khoảng 300m3 khiến giao thông bị tê liệt. Hiện Công ty CP quản lý đường bộ Kon Tum đang tiến hành xử lý đất đá, thông tuyến.

Bình Định: Mưa lớn gây thiệt hại về người và tài sản

Chiều 29/11, theo báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn & Phòng thủ dân sự tỉnh, mưa lũ đã gây thiệt hại ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Huyện An Lão có 1 người chết ở thôn 3, xã An Dũng, trong khi đi làm rẫy lội qua vùng nước chảy xiết, bị nước cuốn trôi; 215 nhà bị ngập nước 0,2 - 0,3 m; tuyến đường đi từ xã An Hòa đi An Quang ngập 0,4 - 0,5 m; 3 điểm sạt lở ở tuyến đường đi xã An Toàn. Toàn tỉnh Bình Định có hơn 19.000 học sinh không thể đến trường do mưa lớn cuối tuần qua, nước lũ tràn về, tập trung ở các xã phía Đông huyện Tuy Phước, Phù Cát, các xã ven biển của thị xã Hoài Nhơn và huyện Hoài Ân.

Mưa lũ đã gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Bình Thuận chịu ảnh hưởng chủ yếu của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông.

Khu vực trong tỉnh có mưa rào và rải rác có dông, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa phổ biến trong 24 giờ các khu vực từ 30 - 50mm, riêng khu vực vùng ven biển và khu vực phía bắc tỉnh lượng mưa từ 50 – 80mm, cục bộ có nơi cao hơn 80mm.

Liên quan đến công tác ứng phó ATNĐ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai &TKCN tỉnh cho biết, toàn tỉnh có 565 tàu thuyền/4.336 người đang khai thác xa bờ. Ngư trường hoạt động ở khu vực Côn Đảo- Kiên Giang-Trường Sa-DK1, ngoài vùng nguy hiểm; đảm bảo thông tin liên lạc với gia đình trên đất liền và các đồn biên phòng trong khu vực. Số tàu hoạt động gần bờ 968 tàu/4.279 lao động. Đến 16 giờ ngày 26/10 đã kêu gọi vào bờ hơn 727 tàu/4.125 người. Các đơn vị chức năng đang tiếp tục kêu gọi tàu ven bờ vào nơi trú tránh ATNĐ. Riêng số lượng tàu đang neo đậu tại các bến trong tỉnh gần 6.000 chiếc/32.042 lao động.