31/12/2024 lúc 03:04 (GMT+7)
Breaking News

Năm 2019: Ngành Thủy sản Việt Nam vượt "rào cản"

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, mục tiêu 10 tỷ USD mà ngành thủy sản hướng tới là khá cao, nhưng chúng ta sẽ thực hiện tốt với nhiều yếu tố vững chắc. Hiện, thị trường Việt Nam mặt hàng cá tra, tôm sú vẫn đang có chiều hướng tiếp nhận tích cực, cho thấy ngành khai thác hải sản đang đi đúng hướng.

VNHN - Trong năm qua thị trường xuất khẩu hải sản của nước ta giảm sản lượng nhưng tăng cao về giá trị. Đặc biệt, những mô hình thủy sản theo hướng sạch, nuôi công nghiệp, công nghệ cao sẽ được kiểm soát tốt về năng lực khai thác. Mặc dù có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều rào cản từ nguồn nguyên liệu, sự cạnh tranh thị trường…

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Triển khai kế hoạch xuất khẩu năm 2019 do Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức.

Nhìn chung, tình hình hoạt động thị trường xuất khẩu của Việt Nam gặp khó không riêng gì mặt hàng thủy sản. Việc có thể đạt được hiệu quả, đúng định hướng đề ra với mục tiêu kinh tế cả năm cho ngành thủy sản từ 9,5-10 tỷ USD thật nan giải.

Sự biến động về nguyên liệu khiến giá cả thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không thể ổn định với nhiều nguyên do. Trong đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, dịch bệnh chưa được kiểm soát là  nguyên nhân chính dẫn đến việc không đạt mục tiêu.

Ảnh minh họa.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, mặc dù năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt 2.98 tỷ USD, chiếm 34% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, tăng 8.2% so với năm 2017. Nhưng  năm 2018 cũng là năm mà ngành khai thác, chế biến hải sản gặp nhiều trở ngại trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu do hậu quả từ thẻ vàng IUU từ châu Âu. Tuy thị trường cá tra trong những tháng đầu năm ảm đạm do nhu cầu thu mua nguyên liệu đang dậm chân tại chỗ. Nhưng, sản lượng cá tra tháng 01/2019  ước tính đạt 83.5 nghìn tấn, tăng 11.3% so với cùng kỳ 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn đạt 741,1 triệu USD.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, mục tiêu 10 tỷ USD mà ngành thủy sản hướng tới là khá cao, nhưng chúng ta sẽ thực hiện tốt với nhiều yếu tố vững chắc. Hiện, thị trường Việt Nam mặt hàng cá tra, tôm sú vẫn đang có chiều hướng tiếp nhận tích cực, cho thấy ngành khai thác hải sản đang đi đúng hướng.

Tổng quan trong những tháng đầu năm thị trường xuất khẩu của nước ta vẫn giữ được sự ổn định và tăng ở những thị trường lớn như Nhật Bản 533,26 triệu USD, chiếm 17,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn thứ hai là Mỹ với 509,69 triệu USD tăng 3.8% chiếm 16% thị trường EU 489,86%, Hàn Quốc đạt 308,8 triệu USD, chiếm 9,7%, giảm 1,6%; xuất khẩu thủy sản sang Khu vực Đông Nam Á chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt 258,46 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ.

Nhìn chung những tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm trước tập trung ở các thị trường: Ukraine tăng 73,1%, đạt 9,5 triệu USD; Iraq tăng 42,6%, đạt 5,14 triệu USD; Mexico tăng 24,3%, đạt 54,47 triệu USD;Brunei tăng 37,6%, đạt 0,9 triệu USD;

Ngược lại một số thị trường xuất khẩu lại sụt giảm rất mạnh như: Saudi Arabia 98,8% so với cùng kỳ, chỉ đạt 0,17 triệu USD;  Pakistan giảm 77%, đạt 2,75 triệu USD; Séc giảm 47,3%, đạt 1,54 triệu USD; Colombia giảm 30,7%, đạt 18,56 triệu USD; Hà Lan giảm 28,8%, đạt 89,83 triệu USD.

Để tránh tình trạng đột biến về giá cả và thúc đẩy phát triển đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản chạm mốc 10 tỷ USD trong năm 2019. VASEP đã phân tích và định hướng cho từng mặt hàng cụ thể, đặc biệt chú trọng vào những mặt hàng chính trong nước là: tôm, cá tra và cá ngừ. Với những nỗ lực nhằm gỡ bỏ thẻ vàng IUU, đặt mục tiêu có thể xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong năm 2019 thì mặt hàng tôm xuất khẩu vừa qua đã đạt 4,2 tỷ USD; ngành cá tra cũng có mức xuất khẩu đạt 2,3 tỷ USD, đây là những tín hiệu ấn tượng.

Theo VASEP tại thời điểm này thì việc xuất khẩu thủy sản đạt 9,5 tỷ USD, nhưng kết thúc năm 2018, cả ngành chỉ đạt xấp xỉ 9 tỷ USD. Vì vậy, kết quả gần 9 tỷ USD có ý nghĩa rất quan trọng đó chính là nền tảng vững chắc để phát triển chứ không dừng ở giá trị kim ngạch.

Theo nhận định của Ông Nguyễn Quốc Toản - Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết,  có 221 sản phẩm thủy sản từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). sẽ chính thức giảm thuế nhập khẩu từ 2-10% kể từ ngày 01/07/2018 . Đây là thông điệp đáng mừng  cho thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủy sản trong thời gian qua chậm lại do khó khăn về thị trường và giá xuất khẩu khiến một số mặt hàng thủy sản giảm là lẽ đương nhiên. Hiện ngành thủy sản đang có nhiều cơ hội để lấy lại đà tăng trưởng. Cụ thể, cá tra đang từng bước khẳng định được vị thế ở nhiều thị trường lớn, giữ vững kim ngạch xuất khẩu từ năm 2018. Mặt hàng tôm xuất khẩu cũng dần khởi sắc trở lại . Vì vậy, để đạt được mục tiêu 10 tỷ USD, ngành thủy sản đã "tăng tốc" chiến lược phát triển nuôi hợp lý, nâng cao công nghệ chế biến và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường quốc tế. Trọng tâm chính là vấn đề hóa chất kháng sinh trong sản phẩm thủy sản phải xử lý dứt điểm, để củng cố lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Để nâng cao giá trị và phát triển bền vững các sản phẩm chủ lực là tôm và cá tra, nghành thủy sản đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu. Hiện Tổng cục Thủy sản đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao chủ trì xây dựng thương hiệu hai sản phẩm này theo đề án "Năng cao năng lực cạnh tranh ngành thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế". Ngoài ra Viện nghiên cứu chiến lược và cạnh tranh cũng sẽ cung cấp thông tin và xây dựng thương hiệu để Việt Nam vươn ra biển cả.

Mỹ Ánh