30/11/2024 lúc 02:25 (GMT+7)
Breaking News

Mỹ, Nhật Bản dịch chuyển dòng vốn đầu tư

VNHN - Nhật Bản và Mỹ đang khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Tokyo gần đây tung gói kích thích 2,2 tỷ USD để giúp các công ty Nhật chuyển nhà máy và hoạt động sản xuất ra khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới. Mỹ cũng tiếp tục xu thế đa dạng nguồn đầu tư. 

VNHN - Nhật Bản và Mỹ đang khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Tokyo gần đây tung gói kích thích 2,2 tỷ USD để giúp các công ty Nhật chuyển nhà máy và hoạt động sản xuất ra khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới. Mỹ cũng tiếp tục xu thế đa dạng nguồn đầu tư. 

Một nhà máy có vốn FDI từ Mỹ tại Ấn Độ

Phân tán rủi ro

Theo Japan Times, có hai lý do để Nhật Bản giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Thứ nhất, nhiều công ty Nhật Bản đã đặt cược và cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy, công ty Trung Quốc để cung cấp hàng hóa quan trọng. Khi xảy ra dịch Covid-19 đã nảy sinh nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực của Nhật Bản. Vì lẽ đó, các công ty Nhật Bản phải phân tán rủi ro và thiết kế dự phòng vào chuỗi cung ứng, đặc biệt chú trọng các sản phẩm cực kỳ quan trọng đối với sự ổn định và an ninh của Nhật Bản.

Lý do thứ hai, việc tái bảo vệ thực tế sản xuất chiến lược không thể thiếu của Nhật Bản là khía cạnh quan trọng trong kế hoạch kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe. Ngoài ra, mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ đang xấu đi cùng sự quyết đoán của Trung Quốc tại Hồng Công, eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông đang bị phản ứng đã thúc đẩy Nhật Bản rút dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Tất cả điều này có nghĩa những sự cố phát ra từ Trung Quốc có thể phá vỡ thêm chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đóng tại Trung Quốc.

Với Mỹ, ngay cả trước cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19, nhiều công ty đã bắt đầu đa dạng hóa sản xuất khi rút khỏi Trung Quốc, chuyển một phần năng lực sản xuất sang các nước khác. Làn sóng này không những xuất phát từ nhu cầu tránh thuế quan của Mỹ mà còn bởi các xu hướng dài hạn hơn, bao gồm cả tiền lương nhân công ngày càng cao và sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Trong đại dịch Covid-19, Mỹ càng nhận thấy đã phụ thuộc quá nhiều vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong những trường hợp như vậy, chính phủ Mỹ tìm cách thúc đẩy các công ty Mỹ và cả nước ngoài xây dựng hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất trên đất Mỹ để đa dạng hóa nguồn cung cấp. Điều đó sẽ tạo ra nhiều nguồn lực tổng hợp cần thiết để duy trì cuộc cạnh tranh chiến lược kéo dài với Trung Quốc, đồng thời nâng cao phúc lợi của nhiều công nhân Mỹ.

Điểm đến Ấn Độ và ASEAN

Các công ty như Apple, Nintendo, HP, Dell đã có kế hoạch di chuyển khỏi Trung Quốc và điểm đến có thể là Ấn Độ. Ấn Độ không chỉ tự hào về nguồn lao động có tay nghề cao, tài năng kinh doanh ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội bộ lớn và các doanh nghiệp tư nhân phát triển mà các dịch vụ phân tích, tài chính, kỹ thuật, quản lý của nước này cũng thuộc đẳng cấp thế giới. 

Ngoài ra, các nước khối ASEAN cũng là điểm đến mới của các nhà đầu tư Nhật Bản. Gói  hỗ trợ kinh tế trị giá 2,2 tỷ USD của Nhật Bản giúp tài trợ cho các doanh nghiệp địa phương đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc trở lại Nhật Bản hoặc chuyển sang các nước Đông Nam Á. Malaysia hưởng lợi từ xu hướng mới này vào năm 2019. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9-2019, quốc gia thành viên ASEAN này đã chứng kiến dòng FDI hơn 8,9 tỷ USD, theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia (MIDA).

Theo báo cáo tháng 2-2020 của Nikkei Asian Review, Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan. Google dự kiến sẽ bắt đầu bán điện thoại thông minh Pixel 4A và Pixel 5 được sản xuất một phần tại Việt Nam vào tháng 5 và nửa cuối năm 2020. Google cũng sẽ bắt đầu bán loa thông minh Nest Mini được sản xuất tại Thái Lan với một đối tác địa phương vào cuối năm nay. Microsoft dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất tại Việt Nam một số mẫu máy tính để bàn và máy tính xách tay Surface vào quý 2-2020./.