18/01/2025 lúc 14:51 (GMT+7)
Breaking News

Một số vấn đề lý luận-thực tiễn về chủ trương, chính sách CNH-HĐH đến năm 2030, tầm nhìn 2045 tại Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng, nằm ở vị trí trung tâm Vùng Duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biến của các tỉnh phía Bắc, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc tế. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, thành phố luôn phát huy truyền thống cách mạng; năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới.
Cầu Hoàng Văn Thụ - Hải Phòng. Ảnh: baoquocte.vn

Đến nay, Hải Phòng đã trở thành một thành phố công nghiệp, đô thị loại I của đất nước; một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điếm phát triển kinh tế biến - đảo; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh. Xây dựng và phát triển Hải Phòng về nhiều mặt còn có ý nghĩa quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điếm phía Bắc và cả nước.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của Hải Phòng, với yêu cầu, đòi hỏi phát triến, Bộ Chính trị đã ban hành: Nghị quyết 32-NQ/TW, ngày 5/8/2003 về “Xây dựng và phát trỉên thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Kết luận số 72-KL/TW, ngày 10/10/2013 về tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 32-NQ/TW; Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định mục tiêu: Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước.

Thực tiễn, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW; 5 năm thực hiện Kết luận số 72-KL/TW và 3 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, kinh tế Hải Phòng tăng trưởng khá cao, Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố tăng cao liên tục và khá ổn định: giai đoạn 2001-2005, tăng trưởng bình quân đạt 11,05%/năm; giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng bình quân đạt 11,32%/năm; giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân đạt 10,35%/năm; Giai đoạn 2016 -2020, tăng trưởng bình quân đạt 13,94%/năm.

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GRDP, cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tiếp tục tăng cao (tăng từ 92,48% năm 2015 lên 95,08% năm 2020) và tỷ trọng nông nghiệp tiếp tục giảm (từ 7,52%) năm 2015 xuồng còn 4,92%) năm 2020). Đặc biệt trong giai đoạn 2016- 2020, khu vực công nghiệp - xây dựng có bước phát triển nhảy vọt, tăng từ 39,91% (năm 2015) lên 52,99% (năm 2020), cho thấy tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế chung của thành phố tiếp tục tăng cao và tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm.

Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố đã cơ bản bám sát quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển của các Nghị quyết đề ra:
- Giai đoạn 2001-2010: GRDP công nghiệp tăng cao (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 14,22%/năm; giai đoạn 2006-2010 tăng 11,9%/năm); giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt 2.435,50 tỷ đồng năm 2001, 4.734,60 tỷ đồng năm 2005, 8.308 tỷ đồng năm 2010.

- Giai đoạn 2011-2020: GRDP công nghiệp tiếp tục tăng với tốc độ cao hơn (giai đoạn 2011-2015 đạt 14,08%/năm; giai đoạn 2016-2020 đạt 20,8%/năm); giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 19.504,80 tỷ đồng năm 2011, 33.625,80 tỷ đồng năm 2015, 86.482,60 tỷ đồng năm 2020.

Tỷ trọng GRDP công nghiệp trong tổng GRDP thành phố tăng liên tục qua các năm, chiếm 28,3% năm 2001, 31,35% năm 2015 và 43,31% năm 2020.
Trong lĩnh vực công nghiệp, GRDP ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2011 chiếm 90,32%, năm 2015 chiếm 80,11%, năm 2020 chiếm 90,41%}), tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (năm 2011 chiếm 7,26%0, năm 2015 chiếm 16,61%, năm 2020 chiếm 7,73%), ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải (năm 2011 chiếm 1,71%0, năm 2015 chiếm 1,85%, năm 2020 chiếm 1,4%); chiếm tỷ trọng thấp nhất là GRDP ngành công nghiệp khai khoáng (năm 2011 chiếm 0,71%, năm 2015 chiếm 1,42%), năm 2020 chiếm 0,47%). Cơ cấu ngành công nghiệp thành phố chuyển dịch theo hướmg tích cực, với sự vươn lên mạnh mẽ và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng là các ngành: sản xuất điện tử, máy vi tính; sản xuất máy móc thiết bị; sản xuất xe có động cơ,...

Kinh tế dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng khẳng định vai trò chủ lực trong kinh tế thành phố. Giá trị gia tăng ngành dịch vụ (giá so sánh) trong giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 9,77%/năm; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ (giá so sánh) năm 2020 gấp 1,57 lần năm 2015, tăng bình quân 9,46%/năm. Trong khu vực dịch vụ, hoạt động thuơng mại phát triển khá mạnh và toàn diện, từng bước khẳng định vị trí là trung tâm thương mại lớn của cả nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 12,63%/năm giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt với sự khai trương Trung tâm Thương mại AEON MALL Hải Phòng - Lê Chân vào ngày 24/12/2020 là Trung tâm thương mại Nhật Bản đầu tiên và lớn nhất tại thành phố Hải Phòng, đã đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của thương mại - dịch vụ thành phố.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và đạt kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp được cơ cấu lại, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá; áp dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao có sức cạnh tranh trên thị trường; hình thành các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả. Thành phố đã áp dụng một số Cơ chế, chính sách mới để thu hút doanh nghiệp đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành: Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 20/7/2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập nông dân thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 14/NQ- HĐND ngày 20/7/2017 về việc thông qua quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 về Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triến sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025. Đến năm 2020, thành phố có 03 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gồm: Vùng sản xuất hoa tại Đông Sơn, Thủy Nguyên; vùng sản xuất đậu tương, rau xuất khẩu tại Đồng Minh, Vinh Quang, Hưng Nhân, Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo.

Mặc dù tỷ trọng GRDP của ngành nông nghiệp trong GRDP thành phố giảm nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực trong nội bộ ngành. GRDP sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) giai đoạn 2008 đến 2020 liên tục tăng, đạt 3,27%/năm; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2008-2021 đạt 2,7%/năm; giá trị sản phâm trồng trọt và thủy sản trên 1 ha đất (giá thực tế) tăng bình quân 6,68%/năm. Cơ cấu kinh tể nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng giảm giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ 77,17% (năm 2008) xuống 56,36% (năm 2020); tăng tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản từ 22,42% (năm 2017) lên 43,46% (năm 2020); Thu nhập của người nông dân từ sản xuất nông nghiệp tiếp tục được nâng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt cả vê vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 10,43 triệu đồng năm 2008 lên 56,4 triệu đồng năm 2020, tăng bình quân 13,86%/năm. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm đã qua đào tạo năm 2020 là 88%, tăng 22% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2020 còn 0,2% (năm 2008 là 5,85%).

Chất lượng tăng trưởng kinh tế thành phố cải thiện rõ, thể hiện trên một số chỉ tiêu:
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR): Giai đoạn 2001-2005, ICOR của Hải Phòng là 4,6, trong khi của cả nước là 5,2; giai đoạn 2006 - 2010 là 5,1 (cả nước là 6,09); giai đoạn 2011-2015 là 4,7 (cả nước là 6,91); giai đoạn 2016-2020 là 3,48, thấp hơn 1,52 lần so với giai đoạn 2011-2015 (5,29) và thấp hơn 1,75 lần so với bình quân chung cả nước (6,1).

- Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm: năm 2002 đạt 410,2 nghìn đồng/người/tháng; năm 2010 đạt 1,69 triệu đồng/người/tháng; năm 2015 đạt 4,236 triệu đồng/người/tháng; năm 2020 đạt 5,19 triệu đồng/người/tháng.

- Thu ngân sách: Năm 2001 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt 5.706,3 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 9.334,818 tỷ đồng (gấp 1,64 lần so với năm 2001); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 15,25%/năm. Năm 2006 thu ngân sách nhà nước đạt 12.342,3 tỷ đồng, năm 2010 đạt 42.726,06 tỷ đồng (gấp 3,46 lần so với năm 2006); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 28,19%/năm. Năm 2011 thu ngân sách đạt 49.345,36 tỷ đồng, năm 2015 đạt 60.677 tỷ đồng (gấp 1,23 lần so với năm 2011); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 6,59%/năm. Năm 2020 thu ngân sách trên địa bàn đạt 98.250 tỷ đồng (gấp 1,62 lần so với năm 2015); tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 10,12%/năm.

- Năng lực cạnh tranh của thành phố được nâng lên, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hải Phòng năm 2006 xếp thứ 41/63 tỉnh, thành phố; năm 2016 xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố, tăng 7 bậc so với năm 2015; năm 2017, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; năm 2020 xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; đến năm 2021 xếp vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2020. Một số chỉ số quan trọng được cải thiện rõ rệt như: gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền địa phương. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Giai đoạn 2001-2005, thu hút 132 dự án với tống số vốn thu hút 589,072 triệu USD; giai đoạn 2006-2010, thu hút 165 dự án với tổng vốn đầu tư 1.573,3 triệu USD; giai đoạn 2011-2015, thu hút 209 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 5.136,2 triệu USD; giai đoạn 2016-2020, thu hút 389 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 5.216 triệu USD, đặc biệt là trong năm 2021 thu hút 5.149 triệu USD, tăng gần 3,4 lần so với năm 2020, cao nhất cả nước.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa được quan tâm, chú trọng dành nguồn lực để đầu tư. Hạ tầng giao thông Hải Phòng có những bước phát triến đột phá, theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thực hiện tốt vai trò là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc. Các tuyến đường giao thông đối ngoại quan trọng như: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cao tốc Hải Phòng - Hạ Long; đường và cầu Tân Vũ - Lạch Huyện; Dự án Phát triến giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ (đường thủy nội địa); Dự án cải tạo nâng cấp QL10 (đoạn Quán Toan - cầu Nghìn); sửa chữa, cải tạo QL5 qua địa phận thành phố (từ Km94 - Kmll3)... đã được hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và vốn ODA. Ngân sách thành phố cũng đã tập trung xây dựng các tuyến đường đối nội và mở mang đô thị: đường trục Tây Nam khu công nghiệp Đình Vũ nối nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện; nút giao thông Nam cầu Bính; đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 (đường Võ Nguyên Giáp); đường trục giao thông đô thị Bắc Sơn - Nam Hải (nay là đường Nguyễn Trường Tộ và Bùi Viện); tuyến đường từ cầu Lạng Am.

- Cầu Nhân Mục (huyện Vĩnh Bảo); cầu Hoàng Văn Thụ; cải tạo nâng cấp đường tỉnh 359 huyện Thủy Nguyên, đưòng tỉnh 356 trên đảo Cát Bà; cầu Rào 1 (thông xe kỹ thuật tháng 01/2022); cải tạo mặt đường bê tông nhựa hơn 120 tuyến đường đô thị và các tuyến đường tỉnh tạo sự đi lại thuận tiện cho người dân, giảm nguy cơ mất an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, giai đoạn 2015-2022, thành phố Hải Phòng đã bố trí nguồn vốn từ ngân sách thành phố kết họp với nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư các công trình giao thông kết nối với các địa phương lân cận như: tuyến đưòng bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9km trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang được triển khai thực hiện; cầu Quang Thanh (nối huyện An Lão, thành phố Hải Phòng và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), cầu Dinh (nối huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Đồng thời, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cũng đang phối hợp triến khai thực hiện xây dựng cầu Ben Rừng và cầu Lại Xuân kết nối giữa hai địa phương. Khi các công trình được hoàn thành, đưa vào khai thác sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại giữa các địa phương.

Hải Phòng không chỉ là cửa ngõ quốc tế về đường biển mà còn là cửa ngõ quốc tế về đường hàng không của vùng và miền Bắc. Hiện nay, cảng hàng không quốc tế Cát Bi đang tiếp tục được Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 và nhà ga hàng hóa. Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác hai bến khỏi động từ tháng 5/2018, có khả năng tiếp nhận tàu Container lên tới 12.000 TEU, tương đưoưg 132.000 DWT, các bến số 3, 4, 5, 6 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, đang được nhà đầu tư triển khai thực hiện.

Hạ tầng khu, cụm công nghiệp được thành phố quan tâm phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ. Đết hết năm 2021, Hải Phòng có 12 khu công nghiệp đang hoạt động thu hút 419 dự án có vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), 186 dự án có vốn trong nước và 05 cụm công nghiệp đang hoạt động, thu hút 96 dự án. Các khu, cụm công nghiệp đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố, tạo việc làm, thu nhập ổn định, góp phần đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý cho người lao động.

Cùng với quá trình phát triển đô thị và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố cũng đã quan tâm tới các vấn đề về an sinh xã hội như: Phát triển nhà ở cho công nhân trong giai đoạn 2001-2020: đã đầu tư xây dựng 67.800 m2 diện tích sàn, giải quyết chỗ ở cho khoảng 1.500 công nhân. Giai đoạn tiếp theo tiếp tục đầu tư 3 Dự án phát triển nhà ở công nhân với quy mô khoảng 25 ha. Công tác giảm nghèo: Giai đoạn 2011-2015, giảm từ 6,55% còn 1,58%, giảm bình quân 1%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết thành phố giao và chỉ tiêu đề ra tại Quyết định số 1567/QĐ-TTg (Hộ nghèo còn không đáng kể). Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố là 2,81%, năm 2017 giảm 0,75%, năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo là 1,41%, năm 2019 giảm còn 0,72% (giảm 0,69%), năm 2020 giảm còn 0,22% (giảm 0,5%) đạt mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ thành phố đề ra tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm từ 0,7% - 1%/năm. Công tác trợ giúp xã hội, chăm lo đời sổng cho các đối tượng trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020: số đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng tăng 9.740 đối tượng, tương ứng tăng 14%; kinh phí tăng 174.367 triệu đồng, tương ứng tăng 59%.

Như vậy, có thế khắng định, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng đã đạt được những thành tựu nổi bật, toàn diện, có tính đột phá trên mọi lĩnh vực, đưa Hải Phòng bước vào thời kỳ phát triến mới, là cơ sở vững chắc để thành phố cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2025, trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030.

Từ thực tiễn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã để lại cho thành phố Hải Phòng một số bài học kinh nghiệm sâu sắc như sau:
Thứ nhất, phải luôn chú trọng tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định của Đảng; bảo đảm vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng; duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Thành ủy, trước hết là Thưòng trực Thành ủy, Ban Thuừng vụ Thành ủy. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực nối trội, luôn đối mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thực sự tiền phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết vì sự nghiệp chung.
Đối mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, bảo đảm tính hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội. Ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, hệ thống quy chế, quy định của Thành ủy đã được ban hành, nội dung các quy chế, quy định vừa bảo đảm thực hiện vai trò lãnh đạo toàn diện, triệt để với toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội của thành phố, vừa bảo đảm tính chủ động, sáng tạo cho các cấp chính quyền, hệ thống chính trị thành phố. Trong nhiệm kỳ vừa qua, các hoạt động của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy đều bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả. Các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy đều xuất phát từ tình hình thực tiễn nhằm khơi thông nguồn lực, hướng tới phục vụ cải thiện, nâng cao đời sống của các tầng lóp Nhân dân, tăng cường tiềm lực và vị thế của thành phố. Một trong những nội dung đối mới phương thức lãnh đạo là đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp, nhất là của cán bộ chủ chốt, ngưò'i đứng đầu thực hiện thật tốt các quy định của Đảng, thực hiện thật tốt vai trò và trách nhiệm nêu gương.

Thứ hai, Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền phải có những biện pháp đổi mới mạnh mẽ, có những giải pháp hũư hiệu nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đế khơi thông và huy động mạnh mẽ các nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp và xã hội đế đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trọng điếm của thành phố.
Phải thường xuyên tăng cường các giải pháp chống thất thoát đối với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước; nguồn lực đầu tư từ ngân sách phải bảo đảm được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, nguồn lực đầu tư công chủ yếu phục vụ phát triến kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tạo sức thu hút và động lực mới để thúc đẩy phát triển, kiên quyết không đầu tư dàn trải, không để kéo dài các dự án đầu tư công.

Thứ ba, xác định phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ là vấn đề then chốt, khâu đột phá, thành phố đã huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Các công trình kết cấu hạ tầng đã đưọ'c đầu tư phát huy hiệu quả, thúc đấy quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.

Thứ tư, Lãnh đạo chính quyền các cấp quyết tâm, quyết liệt trong điều hành, gắn trách nhiệm với người đứng đầu, tăng cưòng kỷ luật trong tô chức thực hiện nhiệm vụ vói tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và quyết liệt. Mọi công việc khó khăn, vướng mắc đặc biệt công tác giải phóng mặt bàng được chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, rõ người, rõ việc, đúng tiến độ. Để có được thành công trong việc giải phóng mặt bằng, trước hết, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư đều phải phù hợp với nhu cầu phát triển, mang lại hiệu quả chung cho sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố và đất nước. Đồng thời, quá trình triến khai phải bảo đảm được tính công khai, minh bạch từ chủ trương đến chính sách bồi thường, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, bảo đảm lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Việc sắp xếp tái định cư cho người dân phải bảo đảm cơ sở hạ tầng và điều kiện sinh hoạt tại nơi ở mới hiện đại và tốt hơn nơi ở cũ.

Thứ năm, Thành phố Hải Phòng đã quan tâm đặc biệt đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng quỹ đất... Đồng thời đẩy mạnh hợp tác, kết nối giữa các địa phương để cùng phát triển.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn một số hạn chế, đã được Bộ Chính trị chỉ rõ tại Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019: “Mục tiêu cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2020 không đạt được. Phát triển kỉnh tế chưa tương xứng với vị trí, tiêm năng, lợi thế. Khu vực kinh tế tư nhân phát triền chưa đáp ứng yêu cầu, kỉnh tế tập thê phát triền chậm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn ít dự án cỏ công nghệ hiện đại. Liên kết vùng trong phát triển kinh tế - xã hội còn mờ nhạt; quy hoạch và quản lý đô thị còn bất cập; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, hạ tầng giao thông, nhất là giao thông kết nôi cảng biển chậm được nâng cấp. Phát triền văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ chưa đạt được mục tiêu trở thành trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ ”.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW, khẳng định lại vai trò, vị trí, chức năng của Hải Phòng, đồng thời xác định nhiệm vụ đặt ra cho công cuộc phát triển Hải Phòng trong giai đoạn mới, với mục tiêu:
Đến năm 2025: Thành phổ Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đạt các tiêu chí đô thị loại 1; trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với một sổ chỉ tiêu cụ thế: Tỷ trọng đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) cả nước đạt khoảng 6,4%; tỷ trọng đóng góp vào GDP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là 23,7%0. Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2018-2025 tối thiểu là 13%/năm. GRDP bình quân/người đạt 14.740 USD. Đóng góp của năng suất các yếu tổ tổng hợp (TFP) vào GRDP từ 44%0 - 45%). Cơ bản không còn hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia).

Đến năm 2030: Trở thành thành phổ công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á. Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt.

Với một số chỉ tiêu cụ thê: Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước đạt 8,2%; đóng góp vào GDP vùng kinh tế trọng điếm Bắc Bộ 28,3%; tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2026-2030 thấp nhất là 12,5%/năm; GRDP bình quân/người/năm đạt 29.900 USD; đóng góp của TFP vào GRDP từ 48% - 50%.

Để giúp cho Hải Phòng thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 thí điếm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, đây sẽ là công cụ pháp luật quan trọng để Hải Phòng phát triển bứt phá, đưa thành phố Hải Phòng từ một cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trở thành động lực phát triển của cả nước.

Bên cạnh những chính sách của Trung ương, Quốc hội, việc xác định năng lực nội tại cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định 03 giải pháp mang tính đột phá nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, động lực phát triến của vùng Bắc Bộ:

- Xây dựng, phát triển, hiện đại hóa đô thị Hải Phòng mang bản sắc đặc trưng riêng của thành phô Cảng biển. Tập trung cao cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Đẩy nhanh tốc độ phát triển, mở rộng không gian đô thị về 03 hướng đột phá.

- Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, triển khai quyêt liệt các thủ tục đâu tư, nhất là giải phóng mặt bằng, sẵn sàng các điều kiện để thu hút làn sóng đầu tư mới, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường để Hải Phòng trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của đất nước.

- Phát triền Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với trọng tâm là phát triển hạ tầng du lịch, nhất là các dự án du lịch, trung tâm thương mại, khu nghỉ dưỡng cao cấp, tầm cỡ quốc tế; hình thành các sản phâm du lịch đặc trưng của thành phấ găn với biên đảo, các di tích lịch sử, văn hóa.

Đồng thời, Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng xác định 02 giải pháp đột phá chiến lược trong giai đoạn 2020-2025: ‘Xây dựng, tham mưu xây dựng và thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù để thành phố phát triển bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ.

Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố ghi rõ: “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ về thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số”. Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 26/10/2021 về chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thành phố Hải Phòng đã lựa chọn và thực hiện chủ đề năm 2022 “Đấy mạnh chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị - Xây dựng nông thôn mới kiêu mẫu - Thực hiện chuyên đổi số”, đồng thời đã triến khai và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thành phố.

Năm 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện hiệu quả “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Tống sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố tăng 12,38%, là mức tăng trưởng cao nhất cả nước. Trên cơ sở kết quả đã đạt được trong năm 2021, thành phố xác định mục tiêu năm 2022 phấn đấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trên 13% so với năm 2021.

Để đạt được mục tiêu đã xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVI: đến năm 2025, cơ bản hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thành phố Hải Phòng có một số đề xuất, kiến nghị với Trung ương, các Bộ, ban, ngành Trung ương:

- Để có thế đánh giá được mức độ đạt được trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thế hiện được những nét cơ bản về sự phát triển trong tương lai của đất nước, phản ánh được bản chất của một nước công nghiệp hiện đại, có sự phát triển toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững, cần thiết phải xây dựng một hệ tiêu chí công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cơ sở đế đánh giá mức độ hoàn thành.- Để chủ trương, chính sách Nghị quyết số 35/2021/QH15 đi vào cuộc sống, mở ra cơ hội mới, là nền tảng, là động lực quan trọng cho sự phát triến của thành phố Hải Phòng, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương sớm có hướng dẫn cụ thể các nội dung của chính sách.

- Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP, ngày 26/11/2019 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45- NQ/TW, nsày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kính đề nghị Trung ương, Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương và các Bộ, ban ngành Trung ương tạo điều kiện giúp đỡ Hải Phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết số 108/NQ-CP, đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, sửa đối, bổ sung cơ chế, chính sách để phát triển Hải Phòng đạt được mục tiêu phát triến Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Để tăng cường tính liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triến công nghiệp, đề nghị Trung ương, Chính phủ có những chính sách đế thúc đẩy, hồ trợ các địa phưong trong vùng Đồng bằng sông Hồng hình thành các cụm ngành liên kết, chuỗi giá trị công nghiệp. Theo đó, cho phép nghiên cứu xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp tại Hải Phòng. Đồng thời, quan tâm công tác quy hoạch, bảo đảm đi trước một bước, bám sát tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từng ngành, từng vùng, từng địa phương (ví dụ: Hải Phòng có lợi thế trong phát triển các dự án điện LNG, do đó cần xem xét ưu tiên bố sung các dự án Nhà máy điện LNG vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2044.

(nguồn: Tham luận tại hội thảo KH "Một số vấn đề lý luận-thực tiễn về chủ trương, chính sách CNH, HĐH đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Hội đồng Lý luận TW và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức)

...