23/12/2024 lúc 00:06 (GMT+7)
Breaking News

Mẹ H Ger Siu: "Chỉ có một điều mong muốn là đưa thi thể con gái về quê hương chôn cất"

Như đã thông tin về vụ việc em H’Xuân đi XKLĐ bị tử vong tại Ả- Rập - Xê – Út, mẹ H Ger Siu (52 tuổi, ở Buôn tơ yoa, xã Cư A Mung, Ea H'leo, Đắk Lắk) thẫn thờ bên di ảnh của người con gái thứ ba của bà trong căn nhà cấp 4 bằng gỗ lụp xụp và đón chúng tôi bằng tiếng òa khóc vì thương nhớ con gái.

Như đã thông tin về vụ việc em H’Xuân đi XKLĐ bị tử vong tại Ả- Rập - Xê – Út, mẹ H Ger Siu (52 tuổi, ở Buôn tơ yoa, xã Cư A Mung, Ea H'leo, Đắk Lắk) thẫn thờ bên di ảnh của người con gái thứ ba của bà trong căn nhà cấp 4 bằng gỗ lụp xụp và đón chúng tôi bằng tiếng òa khóc vì thương nhớ con gái.

Ngồi thấp thỏm trò chuyện cùng chúng tôi, Mẹ H’Ger Siu bần thần kể, H’Xuân Siu con gái thứ 03 của mẹ (sinh năm 2003 - nữ công nhân lao động Ả- Rập - Xê – Út). “Em H’Xuân Siu nghe lời một người phụ nữ ở Gia Lai (có tên L.T.T) đi xuất khẩu lao động nước ngoài từ tháng 7 năm 2018. Khi em chuẩn bị lên máy bay để bay qua (Ả- Rập - Xê – Út), em H’Xuân mới liên lạc về gia đình Mẹ mới hay biết, là con mẹ được đi xuất khẩu lao động, mẹ lo lắng cho em H’Xuân, nên khuyên con đừng đi XKLĐ, hãy về nhà với mẹ và gia đình, chứ đi xa cả nửa vòng trái đất không biết sẽ ra sao mẹ không yên tâm để em đi, nhưng em nói mẹ yên tâm em sẽ cố gắng tự lo cho bản thân, “Mẹ ơi! con đi 2 năm con về với mẹ, mẹ và các chị các em giữ sức khỏe nhé, về con có tiền sẽ mua quà cho các em, sửa nhà cho mẹ”! 

Thẫn thờ bên di ảnh của người con gái thứ ba của bà trong căn nhà cấp 4 bằng gỗ lụp xụp và đón chúng tôi bằng tiếng òa khóc.

Theo đơn trình báo của mẹ H’Ger Siu thì tại thời điểm đó con gái mẹ mới 14 tuổi là người chưa thành niên và chưa đủ tuổi lao động. Theo đó đáng ra khi đưa em H’Xuân đi xuất khẩu lao động công ty Vinaco phải xin sự chấp nhận của mẹ là người đại diện theo pháp luật của H’Xuân. 

Mẹ H’Ger Siu cho biết; sau khi em qua Ả - Rập Xê - Út em gọi về và có kể lại rằng khi em H'Xuân ở Thanh Hóa trước khi được công ty Vinaco đưa đi Ả- Rập - Xê – Út em đã không muốn bay sang Ả- Rập - Xê – Út nhưng công ty Vinaco đã ép em phải đi và đe rằng nếu không đi sẽ phải bồi thường thủ tục và chi phí làm giấy tờ vì sợ phạt tiền và em chưa đủ tuổi nhận thức lên em đã đành phải chấp nhận đi sang Ả - Rập Xê - Út. Theo mẹ H Ger Siu như vậy công ty Vinaco đã đưa em đi xuất khẩu lao động khi chưa được sự đồng ý của mẹ là người đại diện theo pháp luật của em H’Xuân, và em cũng không tự nguyện đi xuất khẩu lao động mà bị công ty Vinaco dụ dỗ, ép buộc.

“Theo quy định công ty Vinaco phải ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và giao cho con gái tôi hoặc gia đình tôi một bản hợp đồng này tại thời điểm con gái tôi đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên tại thời điểm đưa con tôi đi xuất khẩu lao động và cho đến tận hôm nay tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ một hợp đồng nào từ phía công ty Vinaco”.

Mẹ H’Ger Siu cho biết bà đã gửi đơn thư đi nhiều nơi mong được giúp đỡ đưa thi thể của em H’Xuân về quê hương chôn cất.

Theo hồ sơ Mẹ H’Ger Siu cung cấp em H Xuân sinh ngày 30 tháng 10 năm 2003 thời điểm đi xuất khẩu lao động em chưa được 15 tuổi, nhưng không hiểu vì lý do gì thông tin ngày tháng năm sinh của em H’Xuân lại được sửa thành sinh ngày 30 tháng 10 năm 1996 trong hộ chiếu C5734693 cấp ngày 27 tháng 10 năm 2018.

Mẹ H’Ger Siu cho biết thêm; em H’Xuân thi thoảng gọi về nhà bằng Zalo, Facbook em nói mình làm việc nặng nhọc ở Ả Rập Xê Út mà đến một người thanh niên cũng không thể chịu đựng được phải làm từ 15 đến 18 tiếng 1 ngày bị chủ nhà đánh đập hành hạ chửi rủa không được ăn uống đầy đủ không được thăm khám sức khỏe cẩn thận khi bị ốm đau (gia đình có ghi âm).

Mẹ em cho rằng không có cơ sở tin rằng con gái mẹ bị suy tim cho đến khi bà được cung cấp bản sao bệnh án từ bệnh viện. Mẹ khẳng định từ trước đến nay con gái bà luôn mạnh khỏe chưa bao giờ bị bệnh gì cả ngoài ra trước khi đi xuất khẩu lao động công ty Vinaco đã thăm khám sức khỏe cho em H’Xuân cẩn thận thì em mới đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động.

Trong ghi âm gia đình lưu lại được nhiều lần em H Xuân nói đã liên hệ với công ty Vinaco và bà L.T.T. ông N.D.K. và bà N.T.N để xin về, hoặc đi nơi khác làm, và yêu cầu báo công an để bảo vệ em, nhưng đều bị từ chối, hoặc nói cho qua chuyện chứ không hề tìm biện pháp giúp đỡ em.

Theo hồ sơ Mẹ H’Ger Siu cung cấp em H'Xuân sinh ngày 30 tháng 10 năm 2003, lại được sửa thành sinh ngày 30 tháng 10 năm 1996 trong hộ chiếu C5734693 cấp ngày 27 tháng 10 năm 2018.

Cũng theo mẹ H’Ger Siu, gia đình có 7 người con, H’Xuân Siu là con thứ ba và còn những đứa em nhỏ. “Bố em mất sớm, gia đình hoàn cảnh khó khăn. Con gái mẹ phải nghỉ học mong muốn kiếm tiền để lo cho gia đình, thế nhưng, con tôi không may đã chết ở đất khách quê người, cái chết của con gái mẹ bí ẩn quá…mẹ rất mong cơ quan chức năng làm rõ và lấy lại công bằng cho con gái mẹ”, mẹ H’Ger Siu gạt dòng nước mắt nói.

Nhắn nhủ với chúng tôi, mẹ H’Ger Siu nói, mẹ chỉ có một điều mong muốn là đưa thi thể của em H’Xuân về quê hương chôn cất thôi. “Tôi không muốn con tôi bị hỏa táng hoặc làm cái gì khác. Chỉ mong qúy công ty đưa nó đi lao động ở Ả - Rập Xê - Út có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan nhà nước giúp đỡ gia đình chúng tôi được thấy mặt cháu và chôn cất ở quê nhà. Các con tôi cha mất sớm một mình tôi nuôi chúng nó lớn lên, giờ mẹ con chúng tôi chưa kịp vui vẻ bên nhau mà cháu nó đã bị tử vong ở xứ người một cách bí ẩn, con tôi lúc đi nó gọi điện thoại về bảo là khoẻ mạnh và làm việc bình thường, nay sao nó chết đột ngột qúa.

May mắn đến với em H’Ngọc người đi XKLĐ cùng thời điểm với nạn nhân!

Tại gia đình mẹ H’Ger Siu chúng tôi được biết, đi cùng gia đình nạn nhân, có em H’Ngọc sinh ngày 4 tháng 4 năm 2003 (người đi XKLĐ cùng thời điểm với nạn nhân) kể lại: “Em được lời giới thiệu qua nước Ả- Rập - Xê – Út để làm việc với mức lương 9 triệu đồng/tháng từ một người phụ nữ tên Toan ( ở Gia Lai). Người phụ nữ này hứa sau khi đi qua đó làm việc sẽ gửi tiền mặt 40 triệu đồng cho riêng em”.

Em H’Ngọc người đi XKLĐ cùng thời điểm với nạn nhân H’Xuân.

Đầu tháng 7, em và H’Xuân được bà L.T.T. dẫn qua huyện Đắk Đoa (Gia Lai) để làm giấy tờ. Trong thời gian này, em và H’Xuân được gặp nhau, ở cùng nhau. Sau khi làm thủ tục giấy tờ xong, cả 2 được bà T dẫn ra tỉnh Thanh Hóa để ký hợp đồng với Công ty Vinaco. thời điểm em ở Thanh Hóa đã thấy có nhiều vấn đề phức tạp nên em đã nhiều lần muốn bỏ về nhưng không được, em kể trong thời gian học tiếng các em không được tiếp xúc với bất cứ ai, ngoài giáo viên dạy tiếng và nhân viên công ty, tại đây các em được bảo vệ canh gác cẩn thận, ngoài cửa phòng luôn có người canh, đi đâu cũng không được, thời gian học tiếng các em chỉ được 1 lần duy nhất ra ngoài là khi chuẩn bị bay đi XKLĐ có người dẫn các em đi mua đồ cần thiết để sử dụng khi xuất cảnh, em nhớ lại có lần em tính trốn về, nhưng em đã nhìn thấy cảnh một bạn khác bỏ trốn bị bắt về, và bị đánh đập, nên em không dám nữa. Tại đây có vài chục người cùng được học tiếng để chuẩn bị đi XKLĐ, nhưng đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số như chúng em. (Em không nhớ tên, nhưng nhớ mặt những người đã dạy và quản lý em tại đây) em vừa kể lại vừa run sợ.

“Em H’Ngọc và H’Xuân qua nước ngoài làm giúp việc ở hai chỗ  khác nhau. Tuy nhiên, 2 em vẫn liên lạc chia sẻ và thường xuyên động viên nhau, H’Xuân thường than bị chủ nhà đối xử không tốt nên có ý định muốn về nhà. H’Xuân từng gọi điện cho bà T, để xin về nhưng bà T động viên, nói cố gắng làm đủ thời gian hợp đồng. Nếu tự ý về sẽ đóng tiền phạt hợp đồng”, em H’Ngọc nói.

Em H’Ngọc sinh ngày 04 tháng 04 năm 2003, nhưng hộ chiếu lại có ngày sinh là 06 tháng 04 năm 1997.

H’Ngọc cũng cho biết thêm, trong thời gian làm việc gặp rất nhiều khó khăn. Em đã nhiều lần xin công ty tìm chủ nhà khác tốt hơn, hoặc cho em về nước, nhưng đều bị từ chối, Hơn 1 năm sau, thì em mới dám nói chuyện với chủ nhà xin nghỉ để về, rất may mắn là chủ nhà đã đồng ý cho em về với điều kiện là em phải đền bù một khoản tiền cho chủ nhà, và tất cả phí vé máy bay về nước em phải tự lo liệu.

Sau khi về Việt Nam mới hay tin H’Xuân vẫn còn bên đó, đồng thời nghe được thông tin H’Xuân đã tử vong. “Chúng em thấy hoàn cảnh gia đình nghèo quá nên khi nghe bà T nói có công việc ở nước ngoài lương tháng 9 triệu đồng/tháng, và công việc nhàn rất sướng, đi sẽ không muốn về, rồi nói nhà nghèo vậy thường người ta đi sẽ mất phí còn tụi em không phải đóng khoản phí nào, mà lại được hỗ trợ 40 triệu đồng, để chúng em gửi về cho gia đình. Do vậy, chúng em mới nghe lời bà đi làm giấy tờ, theo hướng dẫn của bà T, khi ở Gia Lai, sau khi chuẩn bị bay thì em mới nhận được hộ chiếu của mình, nhưng lại có ngày sinh là ngày 06 tháng 04 năm 1997, em có thắc mắc thì được người đưa đi nói không sao đâu. Em cũng xác nhận đến bây giờ chúng em chưa nhận được 40 triệu nào như bà T nói, mà bà T chỉ đưa cho em 5 triệu  H’Ngọc kể lại.

Chính quyền xác minh vụ việc em H’Xuân Siu đi XKLĐ không thông qua địa phương.

Trước sự việc của em H’Xuân đột tử khi làm việc ở nước ngoài nhiều tháng qua, chúng tôi đã có buổi làm việc với gia đình và chính quyền nơi đây. Ông Lục Văn Thoòng, Phó Chủ tịch UBND xã Cư A Mung xác nhận, về việc H’Xuân đi nước ngoài địa phương không hề hay biết.

Báo cáo của UBND xã Cư A Mung, Ea H'leo, Đắk Lắk về việc xác nhân thân của em H'Xuân.

Theo Ông Lục Văn Thoòng, Phó Chủ tịch UBND xã này cho biết: Vào năm 2018 có một số đối tượng không rõ tên tuổi, địa chỉ, đi ô tô vào địa phương và giới thiệu làm việc cho một số người đồng bào Gia Lai trong Buôn Tơ Yoa sau đó thì hỏi lấy số điện thoại của em H’Xuân Siu và một số người khác họ hẹn gặp em H’Xuân sư tại xã Ea Ral, huyện Ea H'leo, tỉnh Đắk Lắk rồi đưa em H’Xuân đi đâu không rõ sau đó khoảng 3 tháng sau H’Xuân liên lạc với gia đình và nói công ty cổ phần hợp tác lao động quốc tế Vinaco chi nhánh Thanh Hóa môi giới cho bà Xuân đi xuất khẩu lao động tại Ả rập Xê út từ năm 2018 đến năm 2019 thì bà Xuân vẫn liên lạc với gia đình qua Zalo, Facebook và gửi tiền về cho gia đình và thông tin cho gia đình bà vẫn khỏe mạnh bình thường và nói gia đình tháng 7 năm 2021 công ty sẽ làm thủ tục cho H’Xuân về nước tuy nhiên từ cuối năm 2019 đến tháng 6 năm 2021 thì H’Xuân không gửi tiền về nữa mà vẫn liên lạc với gia đình qua Zalo, Facebook.

Sau đó UBND xã nhận được công văn số CĐ: 154 /CD-ARX do đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê út, ký ngày 20 tháng 7 năm 2021, do ông Bùi Thế Trung thừa lệnh đại sứ, Bí thư thứ hai ký thể hiện bà H’Xuân Siu sinh ngày 30 tháng 10 năm 1996 số hộ chiếu C5734692 do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày 27 tháng 7 năm 2018, gửi các cơ quan có thẩm quyền liên quan phối hợp giải quyết việc tử vong trên, do công an xã kiểm tra hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư hồ sơ số 24194000977 thể hiện chủ hộ là bà H’Ger Siu, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1970 có con tên là H’Xuân Siu, sinh ngày 30 tháng 10 năm 2003 có mã số CCCD 0663030012754. Do đó thông tin mà đại sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê út gửi về không trùng khớp với hồ sơ dữ liệu quốc gia về dân cư.

Ông Lục Văn Thoòng, Phó Chủ tịch UBND  xã Cư A Mung.

Đến ngày 18 tháng 7 năm 2021 có người đại diện cho công ty cổ phần hợp tác lao động quốc tế Vinaco gọi điện cho chính quyền địa phương báo tin là H’Xuân đã tử vong tại Ả rập Xê út, đại diện là bà Phan Thị Thi số điện thoại 0974514092 gọi điện cho gia đình, đề nghị gia đình làm đơn theo mẫu đơn họ gửi qua Gmail có nội dung gia đình ủy quyền cho công ty cổ phần hợp tác lao động quốc tế Vinaco và các đơn vị liên quan, đồng thời công ty đề nghị xác nhận của chính quyền địa phương và yêu cầu gia đình cam kết không khiếu nại cơ quan chức năng có thẩm quyền về cái chết của bà H’Xuân để công ty và các cơ quan liên quan để làm thủ tục chôn cất tại nước ngoài (Ả Rập Xê Út).

Trước đó, năm 2018 UBND xã có nhận được công văn số 569/UBND-LĐTBXH, ngày 26 tháng 3 năm 2018 của UBND Huyện Ea H'leo “về tạo điều kiện cho Doanh nghiệp Tuyển lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng” và UBND xã cho công ty hội thảo tại hội trường UBND xã để quan sát kiểm tra giám sát và không cho đến liên hệ trực tiếp và tổ chức ở các thôn Buôn. Đồng thời vị này xác nhận năm 2018 UBND xã không ký xác nhận bất kỳ văn bản nào cho công dân đi xuất khẩu lao động.

Ông Lục Văn Thoòng, Phó Chủ tịch UBND xác nhận “Sau khi gia đình gửi đơn xác minh thân nhân để đưa thi thể nạn nhân từ nước ngoài về thì chính quyền mới nắm thông tin. Trước đó, nạn nhân cùng những người khác đi nước ngoài thì chúng tôi không biết, và không nắm gì về thông tin này. Hiện, đơn vị đã làm báo cáo phối hợp cùng các đơn vị liên quan hỗ trợ gia đình nạn nhân để nhận thi thể, và xử lý theo pháp luật”,  Phó Chủ tịch UBND xã thông tin./.

Qua sự việc của bà H’Xuân, UBND xã đề nghị Bà con có nhu cầu đi lao động nước ngoài thì phải qua kênh chính thống có uy tín và được nhà nước giới thiệu và phải được nhà nước xác nhận thì mới đi xuất khẩu, không nên đi tự phát không bảo đảm, bảo hộ an toàn và không được nhà nước bảo hộ.