26/04/2024 lúc 11:16 (GMT+7)
Breaking News

Liên kết phát triển về chiến khu Việt Bắc và những vấn đề cần quan tâm hiện nay

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên kết để phát triển. Liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa các vùng miền, địa phương trong nước và quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng để hình thành chuỗi sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, phong phú, đa dạng; khắc phục được những hạn chế của từng địa phương để đưa sản phẩm du lịch vào khai thác, hiệu quả phục vụ du khách trong nước và Quốc tế.
Cảnh sắc Việt Bắc. Ảnh: TL

1. Về quan điểm của Đảng

- Phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
- Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành Du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch.
- Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước, tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch từ tất cả các thị trường.
- Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch.

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để liên kết phát triển du lịch
Du lịch Việt Nam nói chung, Liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng Chiến khu Việt Bắc là hoạt động có nhiều tiềm năng lợi thế để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử cách mạng; du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty Lữ hành vào nghiên cứu, khai thác, xây dựng các tours du lịch, Liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng Chiến khu Việt Bắc cần có sự liên kết hợp tác phát triển du lịch với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.
Trong những năm qua, công tác Liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng Chiến khu Việt Bắc được Tỉnh ủy, UBND và ngành du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước quan tâm, triển khai thông qua các buổi làm việc trực tiếp, hội nghị, hội thảo, khảo sát thực tế, ...với các cơ quan quản lý nhà nước các tỉnh, các doanh nghiệp du lịch. Nội dung hợp tác phát triển là:
(1). Liên kết hợp tác khai thác tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực khác để phát triển theo quy hoạch.
(2). Liên kết tạo sản phẩm du lịch chung, trong đó sản phẩm du lịch Hoài Nệm về chiến trường xưa và đồng đội mang tính đặc thù, có yếu tố đặc biệt ở mỗi điểm đến, có tính cạnh tranh so với các vùng, miền khác, đảm bảo hấp dẫn khách nội địa, quốc tế.
(3). Liên kết hợp tác trong xúc tiến đầu tư cho các tours du lịch và quảng bá du lịch, đầu tư và phát triển thị trường, như Liên kết quảng bá sản phẩm, quảng bá điểm đến và tổ chức tiếp thị cho thị trường khách du lịch trong và ngoài nước.
(4). Liên kết hợp tác trong đào tạo, phát triển nhân lực du lịch nhắm nâng cao chất lượng du lịch; chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch, đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du lịch.
(5). Liên kết hợp tác trong trao đổi kinh nghiệm quản lý, khai thác phát triển du lịch; ký kết tổ chức thí điểm tours tuyến du lịch giữa các địa phương và ngược lại.
(6). Các doanh nghiệp du lịch hoặc kết nối xây dựng các tours du lịch liên tỉnh đặc sắc, đa dạng chào đón khách du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, tạo uy tín cho các điểm đến du lịch.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ các đại biểu Câu lạc bộ Kinh tế, Văn hóa và Du lịch (2/8/2022). Ảnh: vtv.vn

3. Về thực trạng
Sự phát triển của ngành Du lịch các tỉnh, thành phố trên địa bàn các tỉnh Việt Bắc đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Sự liên kết phát triển mới ở mức độ phối hợp bề nổi chưa có chiều sâu; đang ở mức độ phối hợp quản lý nhà nước cấp ngành chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp chuyên nghiệp và các tổ chức, cơ quan khác liên kết khai thác sản phẩm du lịch; chưa thực sự thu hút được hợp tác đầu tư giữa các nhà đầu tư vào kinh doanh phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh miềm Bắc nói chung và các tỉnh Chiến khu Việt Bắc nói riêng cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Trước hết, các địa phương, các doanh nghiệp trên địa đàn các tỉnh, thành phố Chiến khu Việt Bắc cần xáy dựng quy hoạch, kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch cụ thể, thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện, có giải pháp khắc phục những hạn chế yếu kếm kịp thời.
Hai là, Liên kết phát triển du lịch về Chiến khu Việt Bắc cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở địa phương. Hiện nay, chúng ta mới đang tập trung lập quy hoạch xây dựng, giữ gìn, bảo tồn, tôn tạo các địa danh lịch sử chiến tranh như: Căn cứ địa cách mạng khu ATK; di tích văn hóa lịch sử Bắc Kạn - Thái Nguyên - Tuyên Quang, ...nhắm tạo mối liên hệ về không gian kết nối hạ tầng khung giữa các tỉnh để khai thác hiệu quả; đồng thời, đảm bảo theo nguyên tắc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Chiến khu. Mặt khác, nhắm định hướng phát triển về không gian, kiến trúc, cảnh quan cụm điểm di tích và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung của từng vùng, từng khu vực hình thành các tuyến, tours du lịch Quốc gia.
Ba là, Cẩn tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương, xây dựng tours; tuyến du lịch, tạo chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc. Sản phẩm du lịch phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên du lịch. Như vậy, sản phẩm nổi bật của du lịch về Chiến khu Việt Bắc là du lịch lịch sử văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch cộng đồng. Như vậy, các địa phương có đồng sản phẩm du lịch sẽ kết nối, hình thành các tours, tuyến du lịch đặc sắc, hoặc mở rộng tours du lịch mới, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách.
Bốn là, Phát triển đồng bộ hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch Liên kết phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử cách mạng. Các tỉnh bằng những nguồn vốn khác nhau, cố gắng tập trung đầu tư giao thông từ các quốc lộ, tỉnh lộ nối liền các điểm tham quan du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch liên tỉnh; đầu tư các hạng mục du lịch như cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí,...tạo hệ thống liên hoàn bảo đảm phục vụ du khách.
Năm là, Tăng cường hợp tác xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch liên kết. Cần xây dựng đề án xúc tiến du lịch chung theo từng giai đoạn cụ thể, nhằm tuyên truyền quảng bá thế mạnh du lịch Chiến khu Việt Bắc và tổ chức tiếp thị đúng thị trường thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Xây dựng các tours, tuyến du lịch liên tỉnh với sự kết nối các sản phẩm đặc trưng thông qua quảng bá và tờ rơi, chương trình du lịch phát sóng thường kỳ trên phương tiện thông tin đại chúng, cẩm nang... Hiện nay, chúng ta mới in ấn bản đồ du lịch chung cho một số tuyến, tours du lịch. Cần mở rộng liên doanh, liên kết hợp tác trên tất cả các tours, tuyến du lịch.
Sáu là, Tập trung đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển hoạt động du lịch. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, trước hết cần dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lao động. Nó là cơ sở đào tạoxây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo, nội dung và đặc điểm phương thức đào tạo. Bên cạnh kiến thức và trình độ chuyên môn cần tập trung đào tạo về văn hóa ứng xử. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch một cách vững bền.
Các tỉnh cần cây dựng kế hoạch phối hợp, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Liên kết phát triền du lịch Chiến khu Việt Bắc. Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch như: Hướng dẫn viên, thuyết minh, lễ tân, phụ vụ buồng, bàn, bar,..; tổ chức các buổi trao đổi, phổ biến cho cán bộ địa phương nào có hình thức phát triển du lịch mới, quản lý hiệu quả thì trao đổi, phổ biến cho cán bộ địa phương của tỉnh bạn.
Bảy là, Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Lữ hành đến khảo sát, xây dựng kết nối tours tuyến du lịch, tạo chuỗi sản phẩm du lịch đặc sắc, mới phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu du khách.
Thông qua cuộc hội thảo này, tôi hy vọng các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia phân tích trao đổi nhằm hỗ trợ các tỉnh Việt Bắc cũng như các giải pháp tối ưu nhằm khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch sẵn có, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch để khai thác xây dựng các tours du lịch hấp dẫn.
4. Nội dung liên kết cần thực hiện để phát triển du lịch
Thời gian qua, chúng ta đã bàn rất nhiều tới vấn đề Liên kết trong việc phát triển Du lịch vùng, phát triển du lịch tại một điểm đến. Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ dừng ở mỗi nơi, mỗi đơn vị nêu ra tiềm năng, thế mạnh của mình mang tính triển lãm, hình thức là chính mà chưa có hướng liên kết cụ thể  với những sản phẩm cụ thể, cách thức tiếp cận cụ thể nhằm nhắm tới một nhóm đối tượng khách hàng. Cũng có một số liên kết hợp tác giữa các địa phương  giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ nhưng vẫn mang tính phiến diện, thiếu tổng thể. Để việc liên kết phát triển du lịch Chiến khu Việt Bắc và các tỉnh trên cả nước nói chung thiết thực hơn, hiệu quả hơn chúng ta nên tiếp cận liên kết  trên các hướng sau:
Thứ nhất, Liên kết giữa các địa phương và đơn vị cung cấp dịch vụ tại điểm đến. Sản phảm du lịch không theo địa giới hành chính, không chỉ bó gọn trong phạm vi một địa phương cụ thể. Sản phẩm Du lịch không đơn thuần là phép cộng tất cả các hạng mục ăn, ở, đi lại, tham quan, mua sắm, ...Với mỗi thời điểm sẽ có những chủ đề du lịch khác nhau. Mỗi chủ đề đó sẽ có những nhóm đối tượng khách hàng và có những yêu càu về hành trình, dịch vụ khác nhau. Có những sản phẩm điểm tham quan này là chính, điểm kia là phụ và ngược lại; Có những sản phẩm yêu cầu về dịch vụ là chính, tham quan là phụ và ngược lại; Có những sản phẩm mà địa phương hoàn toàn không có điểm tham quan trong chương trình nhưng có vai trò quan trọng trong việc trung chuyển, kết nối và cung ứng dịch vụ. Tự mỗi địa phương, tự mỗi địa danh, tự mỗi nhà cung ứng dịch vụ không thể làm ra một sản phẩm du lịch hấp dẫn mà cần có sự liên kết hợp tác. Các bên cần đánh giá được vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong chuỗi giá trị của sản phẩm để phối hợp một cách linh hoạt, mang tính tương hỗ nhằm phát huy lợi thế, bù đắp hạn chế cùng tạo ra một sản phẩm tours hấp dẫn, có tính khả thi, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và tạo dựng uy tín thương hiệu của sản phẩm và mỗi đơn vị liên quan.
Thứ hai, Liên kết giữa các Công ty Lữ hành khai thác du lịch. Bên cạnh sự liên kết trong nội bộ điểm đến thì cần có sự liên kết giữa điểm đến với nguồn khách, cụ thể ở đây là sự liên kết với các Công ty Du lịch có khả năng khai thác khách. Nếu như các địa phương biết mình có gì, khả năng đáp ứng đến đâu thì các Công ty Du lịch biết khách hàng cần gì, khả năng chi trả ra sao và cách thức tiếp cận thế nào. Do vậy cần có sự phối hợp, trao đổi giữa các công ty khai thác khách với cơ quan quản lý du lịch và các dơn vị cung ứng dịch vụ khi xây dựng sản phẩm du lịch, các chiển dịch khuyến mãi, cũng như các chương trình truyền thông, quảng bá. Việc này không chỉ phátv  huy được đầy đủ tiềm năng, lợi thế của Du lịch địa phương, tạo được sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của du khách, có được kênh truyền thông tới đúng đối tượng khách hàng tiềm năng mà còn kết hợp được nguồn lực đầu tư của các bên tránh tình trạng rời rạc, không hiệu quả.
Kết quả của việc liên kết giữa địa phương với các doanh nghiệp trong Liên minh kích cầu nội địa khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Hiệp hội Lữ hành Việt Nam và các Hãng Hàng không trong thời gian vừa qua đã thể hiện rất rõ hiệu quả và cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm về sự hợp tác này.
Thứ ba, Sự tham gia của các Hãng Hàng không và các đơn vị vận chuyển khác. Để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách thị trường xa đến Chiến khu Việt Bắc thì điều quan trọng đó là sự thuận lợi và chi phí vận chuyển. Mấy năm gần đây các Hãng Hàng không có vai trò rất lớn trong sự quảng bá và thu hút du khách bằng những chương trình khuyến mãi kích cầu có trọng điểm trong một số giai đoạn nhất định. Bằng việc áp dụng giá vé máy bay khuyến mãi giảm giá. Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã hợp tác với Hanoi Redtours, với Liên minh kích cầu nội địa và ngành du lịch một số địa phương tạo ra những sản phẩm tours có giá trị giảm từ 30-40% so với thông thường, tạo sức hút mạnh mẽ cho du khách. Từ tháng 9 trở đi, nhu cầu du lịch hè sẽ giảm dần, các Hãng Hàng không đánh giá đây là giai đoạn thấp điểm, lượng khách ít, cần thiết phải phát động các chương trình khuyến mãi, kích cầu. Trong khi đó đây lại là thời điểm đẹp, rất thuận lợi để du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc. Do đó, Liên kết du lịch Chiến khu Việt Bắc nên có chương trình hợp tác với các Hãng Hàng không về chính sách vé khuyến mại để xây dựng các sản phẩm tours kích cầu thu hút khách từ các thị trường xa như TP Hồ chí Minh; Đà Nẵng; Cần Thơ; Khánh Hòa; Quảng Trị và người nước ngoài về,... Ngoài những sản phẩm tours cụ thể, Hàng Không Việt Nam cũng đã từng áp dụng các hình thức khuyến mại lớn cho một số đối tượng như Cựu chiến binh, ngưới cao tuổi, sinh viên,...đối với một số đường bay, phục vụ 1 số đường bay, phục vụ 1 số chương trình mang tính giáo dục truyền thông, lịch sử. Với các địa danh như: Điện Biên Phủ, Tân Trào lịch sử, Tuyên Quang, ATK, ... có nhiều điều kiện để hợp tác với Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam xây dựng chính sách giá vé cho một số đối tượng trong cả nước tới tham quan du lịch địa danh này.
Trên đây là mấy ý kiến tại Hội thảo này. Do thời gian không cho phép nên các vấn đề được đưa ra chỉ mang tính chất trao đổi để nghiên cứu hoàn thiện, chưa chi tiết. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung để hoàn thiện hơn.Liên kết phát triển du lịch về chiến khu Việt Bắc có cơ hội được trao đổi kỹ hơn, toàn diện hơn về sự hợp tác giữa các bên để tìm ra những hoạt động phối hợp, liên kết cụ thể phát triển du lịch về Chiến trường xưa - Chiến khu Việt Bắc có hiệu quả./.

Thượng tướng, Viện sỹ, Tiến sỹ Nguyễn Huy Hiệu

nguyên Ủy viên Trung ương Đảng,

nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương,

nguyên Thứ trưởng Bộ quốc phòng.

...