16/01/2025 lúc 13:47 (GMT+7)
Breaking News

Krông Nô: Phát triển du lịch gắn liền với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá

Trước nguy cơ bản sắc văn hoá các dân tộc tại địa phương dần bị mai một, chính quyền và ngành văn hoá huyện Krông Nô đã nỗ lực triển khai thực hiện công tác Bảo tồn và Phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Bên cạnh đó gắn liền với phát triển kinh tế, phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là các điểm tham quan trong hệ thống Công viên địa chất Đắk Nông nằm trên địa bàn huyện Krông Nô.

Trước nguy cơ bản sắc văn hoá các dân tộc tại địa phương dần bị mai một, chính quyền và ngành văn hoá huyện Krông Nô đã nỗ lực triển khai thực hiện công tác Bảo tồn và Phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc. Bên cạnh đó gắn liền với phát triển kinh tế, phát triển du lịch tại địa phương, đặc biệt là các điểm tham quan trong hệ thống Công viên địa chất Đắk Nông nằm trên địa bàn huyện Krông Nô.

Năm 2020 là năm cuối triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020. Trong bối cảnh rất thuận lợi với những kết quả đạt được từ những năm trước và năm 2019 sẽ tạo đà cho sự phát triển năm 2020 trên các lĩnh vực, ngành, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của nhiệm kỳ 2015-2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã đề ra. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, một số hoạt động trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội bị ngưng trệ, giảm sút…

Cụm thác D'ray Sap tại xã Đắk Sôr, huyện Krông Nô, một trong những điểm du lịch lý tưởng...

Trước tình hình đó, thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-HU ngày 17 tháng 12 năm 2019 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa VII về nhiệm vụ năm 2020. Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng. Nhờ đó một số lĩnh vực Kinh tế - Xã hội trong năm 2020 tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, công tác an sinh xã hội được thực hiện đảm bảo, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, ổn định…

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá

Huyện Krông Nô có tổng dân số  19.783 hộ, 81.826 người thuộc 26 thành phần dân tộc. Tổng số người đồng bào dân tộc thiểu số 31.422 chiếm 38,4% tổng dân số trên địa bàn huyện. Hai dân tộc bản địa cư trú lâu đời trên địa bàn huyện là dân tộc Ê Đê Bih và M’Nông Prech 8.272 người chiếm 10,17% tổng dân số, sinh sống tại 22 bon, buôn thuộc địa bàn 8 xã, thị trấn. Trong đó dân tộc Ê Đê là 1.388 người, M’nông là 6.884 người.

Phục dựng Lễ cúng Mừng lúa mới của người dân tộc M'nông...

Ông Lê Văn Quân – Trưởng phòng Văn Hoá – Thông tin huyện cho biết: Đặc trưng văn hoá của đồng bào dân tộc tại chỗ nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là tín ngưỡng đa thần (vạn vật hữu linh). Do đó cuộc sống của họ thường gắn liền với thiên nhiên, lễ hội, cồng chiêng, rượu cần, trang phục truyền thống và cách ứng xử với thiên nhiên đã được chắt lọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đời sống tinh thần gắn liền với cỏ cây hoa lá, với thiên nhiên được nhân cách hoá vào đời sống hàng ngày qua hoạ tiết, hoa văn; cồng chiêng; rượu cần và lễ hội. Tuy nhiên, một số lễ hội của người dân bản địa đang có nguy cơ ngày càng mai một do ảnh hưởng của nền văn hoá hiện đại, môi trường không gian bị phá vỡ, vai trò của Già làng ngày càng mờ nhạt…

Lưu giữ và phát huy văn hóa Cồng chiêng của người bản địa...(ảnh CVĐC)

Trước tình hình trên, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ VII nhiệm kỳ 2015-2020 về bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện. UBND huyện chỉ đạo cho Phòng Văn hóa và Thông tin và UBND các xã, thị trấn triển khai công tác tuyên truyền, vận động cán bộ và nhân dân trong việc tham gia bảo vệ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Trong đó giao cho ngành Văn hóa và Thông tin là đơn vị chủ lực thực hiện công tác sưu tầm, hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Qua công tác triển khai bằng biện pháp tuyên truyền dưới hình thức như băng rôn, khẩu hiệu, panô, apphich, sân khấu hóa lồng ghép vào các chương trình hội thi hội diễn của huyện, của ngành và chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng.

Bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện.(ảnh CVĐC)

Đến nay công tác bảo tồn từng bước và phát huy được hiệu quả nhất định. Nhận thức về vai trò, giá trị của văn hóa cồng tiếng chiêng và lễ hội cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình được nâng cao. Số lượng thanh - thiếu niên là con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia các lớp học cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm ngày càng nhiều. Một số nghi lễ, lễ hội truyền thống trong nhân dân đã được khôi phục như lễ hội cúng bến nước, cầu mưa, M’ Găpbon, Tăm plang Brang bon, cầu sức khỏe, Đặt tên, Cấp Sắc, Lòng Tồng...

Núi lửa Nâm Plang tại huyện Krông Nô, "Linh hồn" của bản trường ca... (ảnh CVĐC).

Phát triển du lịch gắn với Công viên địa chất Đắk Nông

Krông Nô là huyện miền núi, cách Thành phố Gia nghĩa 95 km về phía Đông Bắc, có quốc lộ 28, tỉnh lộ 03 chạy qua thuận lợi cho việc kết nối các tour, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc, Bình Phước... Địa phương có tiềm năng, thế mạnh văn hóa, Krông Nô là vùng đất có một di sản văn hoá thế giới không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, di sản phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian NAU M’PRING (dân ca) của người M’Nông, nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận cấp quốc gia, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá bản sắc dân tộc…

Với giá trị địa chất, địa mạo, địa hình, huyện được xác định nằm trong tuyến Du lịch số 01 của tỉnh.

Bên cạnh đó cảnh quan thiên nhiên rừng cây thác nước hùng vĩ, môi trường sống trong lành, an toàn và thân thiện; đặc biệt huyện Krông Nô là vùng lõi của công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông với các điểm di sản, đặc trưng về địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần hang động các miệng núi lửa có nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên và dấu tích hoạt động của người tiền sử, chứa đựng tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, giáo dục và thẩm mỹ, cùng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa, xã hội. Với giá trị địa chất, địa mạo, địa hình, huyện được xác định nằm trong tuyến Du lịch số 01 với tên gọi “Trường ca của lửa và nước” của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông.

Điểm tham quan Hố Da tại huyện Krông Nô. (ảnh CVĐC)

Đây là điều kiện để phát triển các sản phẩm du lịch cảnh quan, mạo hiểm, khám phá, văn hóa, lịch sử và mô hình du lịch cộng đồng. Là những lợi thế to lớn để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện. Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2017 – sau khi Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; hệ thống hang động núi lửa được phát hiện và được UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu. Nhận thức về tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế đã bước đầu được khẳng định. Việc đầu tư xây dựng các hạng mục đã góp phần tạo đà và phát triển du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Việc trùng tu tôn tạo, bảo vệ phát huy giá trị các di sản gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện đã được quan tâm. Đến nay đã hoàn thành phương án đầu tư xây dựng nâng cấp tu bổ Di tích B4; Khu tưởng niệm di tích N’Trang Gưh, trung tâm Thông tin Công viên địa chất Krông Nô huyện Krông Nô, công trình cơ sở vật chất du lịch Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông tại điểm số 8 (núi lửa Nâm Kar) và điểm số 10 (cánh đồng lúa ven núi lửa). Hình thành các điểm kêu gọi đầu tư du lịch: Khu du lịch sinh thái Suối nước trong (tiểu khu 1254-Nam Đà), khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Krông Nô (buôn K62- Đăk Drô)…

Thung lũng đèo 25 huyện Krông Nô

Ông Nguyễn Xuân Danh – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước những ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng, danh lam thắng cảnh, những điểm mang đậm nét lịch sử và nền văn hoá đa dạng phong phú của các đồng bào dân tộc tại chỗ. Hiện nay huyện đã và đang tiến hành triển khai các đề án phát triển du lịch trên địa bàn, xác định đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn kinh tế nhằm phát triển nền kinh tế chung của huyện. Để làm được điều này cần sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp các ngành, ý thức bảo vệ môi trường của người dân nhằm giữ được vẻ đẹp hoang sơ của Krông Nô. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch huyện gắn với tuyến du lịch số 1 của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông “Trường ca lửa và nước”, tạo các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, tăng thời gian lưu trú của khách du lịch tại huyện; nhằm phát triển ngành kinh tế du lịch năng động, nâng cao thu nhập của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư…

Hát kể sử thi (ảnh CVĐC)

Hiện nay, UBND huyện Krông Nô với quan điểm chỉ đạo và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030 là: Tạo sự chuyển biến trong nhận thức về vai trò, giá trị kinh tế du lịch đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân trên địa bàn huyện trong việc phát triển du lịch. Tập trung phát triển hạ tầng du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch, Huy động mọi nguồn lực về tài chính, các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng du lịch (giao thông, điện nước, nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu vui chơi, giải trí), kêu gọi đầu tư, có cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư; tranh thủ nguồn vốn đầu tư có mục tiêu từ Trung ương, tỉnh; hàng năm dành tỷ lệ thích đáng vốn đầu tư từ ngân sách huyện cho phát triển hạ tầng du lịch.

Huy động các nguồn lực phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

Huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu vào các khu, điểm du lịch trọng điểm của huyện và tuyến du lịch số 1 “Trường ca lửa và nước” trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; Đầu tư xây dựng, hoàn thiện các điểm di tích lịch sử - văn hóa, điểm du lịch trọng tâm của huyện. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc M’Nông, Êđê. Hỗ trợ truyền dạy nghề, xây dựng đội, nhóm truyền thống tại 22 buôn, bon như dệt thổ cẩm, đẽo tượng, ẩm thực, đan lát, cây nêu, câu lạc bộ văn nghệ dân gian là nhằm phục vụ du khách, để vừa tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vừa giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc…