22/01/2025 lúc 23:59 (GMT+7)
Breaking News

Hội Doanh nhân trẻ Đắk Lắk kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

VNHN - Tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV với Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk vào sáng ngày 3/10, tại Trung tâm hội nghị Đam San (TP. Buôn Ma Thuột), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk đã nắm bắt nhiều tâm tư, nguyên vọng của doanh nhân, doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

VNHN – Tại buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV với Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đắk Lắk vào sáng ngày 3/10, tại Trung tâm hội nghị Đam San (TP. Buôn Ma Thuột), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đắk Lắk đã nắm bắt nhiều tâm tư, nguyên vọng của doanh nhân, doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Ông Y Khút Niê - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đắk Lắk phát biểu chủ trì

Dự hội nghị có các ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các Sở, ban, ngành cùng các cử tri là doanh nhân, doanh nghiệp của Hội doanh nhân trẻ Đắk Lắk. Ông Y Khút Niê, Tỉnh ủy viên, PTrưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn và chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Đoàn đại biểu Quốc hội đã thông tin tới cử tri về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Đắk Lắk trong 9 tháng năm 2020; thời gian và các nội dung dự kiến của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV. Các cử tri doanh nhân phấn khởi với kết quả đạt được của đất nước, của tỉnh trong thời gian qua; đồng thời, có 14 ý kiến, kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về các vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật.

Hoàng Thị Thanh Thủy – Giám đốc Công ty TNHH tư vấn thuế SAT kiến nghị: Chính sách thuế GTGT của các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, sau chế biến đang không nhất quán và đa số doanh nghiệp đang hiểu chưa rõ nên thường ký hợp đồng không đúng khi giá bao gồm thuế, đòng thời đề nghị phân loại sản phẩm nông nghiệp chịu thuế hoặc không chịu thuế để doanh nghiệp dễ áp dụng; Đề nghị có văn bản cụ thể hóa thời gian giải quyết hồ sơ của các Sở, ban, ngành trong từng vụ việc cụ thể công bố để nhân dân được biết…

Ý kiến tâm tư từ các doanh nhân, doanh nghiệp với Đoàn Đại biểu QH tỉnh 

Cử tri Lê Hoàng Cơ - Giám đốc Công ty THHH đầu tư du lịch và thương mại Đam San kiến nghị: Chính quyền tỉnh Đắk Lắk cần cho cơ chế mở, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành tổ chức các Famtrip nhằm góp phần vực dậy ngành du lịch trong tỉnh sau chuỗi ngày ảm đạm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, các bên liên quan cũng cần nghiên cứu bổ sung thêm một số địa điểm mới, đạt chuẩn để các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài địa phương giới thiệu với khách du lịch; kết hợp khai thác các hoạt động thương mại, dịch vụ đi kèm. Có như vậy chất lượng ngành du lịch tỉnh nhà mới được cải thiện, nâng tầm.

Bà Nguyễn Thị Thái Thanh - Giám đốc Công Ty TNHH Ban Mê Green - cũng kiến nghị: Hiện nông dân không thể tiếp cận được nguồn vốn vay nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh cần có giải pháp cho vấn đề này vì bà con rất cần vốn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phương thức sản xuất; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ cây lâu năm sang đất nông nghiệp, thời gian chuyển đổi quá lâu, UBND tỉnh nên có cơ chế mở, thủ tục nhanh gọn để bà con thay đổi phương án làm kinh tế kịp thời.

Bà Nguyễn Thị Huệ, PChủ tịch Hiệp hội doanh nhân tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: Đắk Lắk là địa phương xuất khẩu cà phê rất là lớn, nguồn thu chính của Đắk Lắk chủ yếu là cà phê nhưng hiện nay chính sách về cà phê không công bằng, bởi vì những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê thì được hoàn thuế, những doanh nghiệp không xuất khẩu cà phê thì không được hoàn thuế, điều này khiến những doanh nghiệp lâu nay đang làm cà phê gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nguyên Anh, Công ty TNHH MTV Anh Coffee đề nghị: Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu và thu về hơn 3 tỷ đô la M và phần lớn là xuất khẩu thô. Các sản phẩm chưa được chế biến sâu, do đó còn một số tiềm năng lớn trong chế biến sâu. Đề nghị Quốc hội đưa vào Nghị quyết để phát triển chế biến sâu tạo ra chuỗi giá trị và mang về nhiều ngoại tệ hơn nữa cho đất nước.

Ngoài ra, nhiều cử tri đã kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh một số vấn đề  như: Đề nghị hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng và truy xuất nguồn gốc cây mc ca nói riêng, sản phẩm của Đắk Lắk nói chung để phục vụ cho việc xuất khẩu; cần có sự công bằng trong việc khấu trừ thuế đối với hộ cá thể và doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp đang chịu áp lực về tài chính, bởi doanh nghiệp vay hàng chục tỷ đồng của ngân hàng để đầu tư làm điện năng lượng tái tạo, tuy nhiên có công trình đã nghiệm thu 16 tháng nhưng vẫn chưa được ký hợp đồng thu mua bán điện…

Tại hội nghị, các Sở, ban, ngành đã giải đáp thắc mắc và tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện giúp doanh nghiệp phát triểnÔng Nguyễn Văn Hà - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk cho rằng: Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều khu du lịch đẹp nhưng người dân Đắk Lắk nhiều người vẫn chưa biết. Điểm được quy hoạch thì không có khách đến, điểm không quy hoạch lại đông khách đến. Tỉnh ủng hộ việc doanh nghiệp lữ hành tổ chức các sự kiện để phát triển ngành du lịch địa phương và sẽ tạo mọi điều kiện có thể để các đơn vị hoạt động tốt. Tuy vậy, Sở vẫn đang gặp khó khăn khi xử lý trong những doanh nghiệp hoạt động tự phát, không đảm bảo được an ninh, trật tự. Qua đó, doanh nghiệp muốn tổ chức các tour, điểm đến du lịch thì cần đăng ký trực tiếp với đơn vị để có cơ chế quản lý đúng theo quy định của nhà nước.

Ông Lưu Văn Khôi - Giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk cho biết, Sở đã thành lập đề án thực hiện chuỗi sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản sạch trình UBND tỉnh phê duyệt để hỗ trợ cho bà con nông dân. Đơn vị dự kiến mời thêm các tập đoàn lớn nước ngoài tư vấn hỗ trợ để nâng tầm chất lượng nông sản, trái cây tỉnh nhà. Sở cũng sẽ có một buổi làm việc với phía các doanh nghiệp để bàn bạc cùng thống nhất tìm ra một giải pháp căn cơ, lộ trình cụ thể để giải ''bài toán'' đầu ra cho nông sản. Việc phát triển năng lượng tái tạo, đây là tiềm năng thế mạnh của tỉnh, tuy nhiên còn nhiều vướng mắc do thực tế một số chủ đầu tư lách luật, làm công trình trên đất nông nghiệp, chưa hoàn thành các thủ tục đất đai, do đó không đủ điều kiện để nghiệm thu mua công trình.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk thông tin, hiện nay khách hàng ở thành phố không còn nhiều nên nhiều ngân hàng lớn đã mở phòng giao dịch khắp các xã, huyện vùng sâu vùng xa ở tỉnh do đó các ngân hàng vẫn đang tạo điều kiện cho người nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, nhất là vùng sâu, vùng sa.

Phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Y Khút Niê đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, thẳng thắn mang tính xây dựng của các cử tri. Ông cho rằng: Đây là buổi làm việc rất chất lượng, các ý kiến, kiến nghị của cử tri đã được các Sở, ban, ngành giải đáp thắc mắc và đưa ra nhiều giải pháp, định hướng giúp doanh nghiệp, doanh nhân kịp thời tháo gỡ khó khăn phát triển kinh tế. Một số ý kiến của cử tri chưa được trả lời tại hội nghị sẽ được Đoàn nghiên cứu, xem xét trình Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành trung ương có hướng xử lý, điều chỉnh. Bên cạnh đó, đề nghị các sở, ban ngành ở địa phương với trách nhiệm của mình cần sớm tìm ra các phương án tốt nhất để tham mưu UBND tỉnh nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển bền vững, qua đó thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn./.