30/04/2024 lúc 21:42 (GMT+7)
Breaking News

Hành trình đi đến thành công

VNHN - Rời khỏi trường phổ thông, Trần Minh Hải cũng như nhiều bạn bè cùng trang lứa hứng khởi nộp hồ sơ dự thi đại học nhưng không may anh bị rớt. Ngày nhận giấy báo với kết quả không mong muốn, anh nói dối bố mẹ là đã đỗ vào đại học Đà Lạt.

VNHN - Rời khỏi trường phổ thông, Trần Minh Hải cũng như nhiều bạn bè cùng trang lứa hứng khởi nộp hồ sơ dự thi đại học nhưng không may anh bị rớt. Ngày nhận giấy báo với kết quả không mong muốn, anh nói dối bố mẹ là đã đỗ vào đại học Đà Lạt. 

Cũng như ai, khăn gói lên đường vào giảng đường đại học là nhiệm vụ cao cả và vinh dự của cả gia đình, mọi người mừng mừng tủi tủi nhưng trên gương mặt anh lại phảng phất buồn. Nỗi buồn của một điều dấu diếm, của một dự định lớn đang ở phía trước mà không biết liệu rồi trong những ngày tháng tiếp theo sẽ sống ra sao, sẽ làm được những gì. Song anh quyết ra đi.


Chân dung người Thầy Trần Minh Hải

Ở Đà Lạt được một thời gian anh thấy không khả quan nên quyết định xuống thành phố Hồ Chí Minh tìm cơ hội. Trong hơn mười năm làm đủ nghề để mưu sinh, anh đã kịp bổ sung cho mình 3 tấm bằng Cao đẳng kinh tế, Đại học Văn Lang, Đại học Công Nghệ Thực Phẩm. Với 3 tấm bằng anh đã trả được món nợ nói dối bố mẹ, nhưng gánh nặng trách nhiệm của người anh cả trong gia đình thì vẫn còn ở phía trước.

Bén duyên với giáo dục

Giữa lúc loay hoay tìm công việc phù hợp thì anh gặp người bạn giới thiệu vào làm quản lí học sinh cho một trường tư thục, từ một người quản lí siêu thị anh trở thành một người Thầy đúng nghĩa. Công việc trong trường học có mức lương khá nhưng khung thời gian lại trói buộc. Với một bộ óc đầy suy tư, không chịu bó buộc trong khuôn khổ, anh lại quyết định bỏ việc. Trong một lần đi dạo anh gặp được quý nhân Phạm Hữu Phước, anh Phước nói rằng: “Tại sao em không mở một trường mầm non? Nếu thiếu vốn anh cho mượn 1 tỷ!”. Anh nghĩ đó là lời nói bông đùa nhưng vẫn hỏi lại: “Dựa vào đâu anh dám cho em mượn 1 tỷ?”. Anh Phước trả lời: “Anh nhìn em có tiềm năng. Em có tính thanh khoản rất cao về lòng tin.”. Đó là câu nói định mệnh làm thay đổi cuộc đời anh.

Từ người thầy trở thành chủ doach nghiệp

Có được sự hỗ trợ về vốn, anh tiếp nhận trung tâm Tân Việt Mỹ. Trong trung tâm này có 3 mô hình (trường mầm non, luyện thi đại học và ngoại ngữ) cùng song song tồn tại. Cơ sở ban đầu đã có, nhưng còn hướng đi như thế nào, đích đến ra sao, chọn mô hình nào cho phù hợp thì chưa định hình được. Sau mấy ngày suy nghĩ, anh tiến hành khảo sát thực tế khắp các quận, riêng quận Bình Tân khảo sát kỹ nhất. Trong quá trình khảo sát anh nhận thấy rằng trong thành phố có rất nhiều trung tâm luyện thi, trung tâm Anh ngữ, nhưng trường Mầm non thì còn thưa thớt, anh quyết định chọn mô hình Mầm non cho hướng đi của mình. 

Chọn được mô hình, anh lại vào từng khu nhà trọ của khu công nghiệp tìm hiểu và thấy rằng hầu như con trẻ không được chăm sóc trong trường lớp mà chỉ do các cụ già trông coi thành từng nhóm. Các cụ cho biết: “Quanh đây không có trường, còn vô trường nhà nước phải có hộ khẩu thành phố!”. Tìm thấy nguồn trẻ đông đảo, anh tiếp tục tham khảo mức giá giữa các trường, tìm hiểu mức sống của công nhân khu công nghiệp và những người lao động tự do. 

Sau khi hội tụ đủ các yếu tố cần thiết, anh tiến hành chuyển đổi cổ phần trường Mầm non Việt Mỹ từ người chủ cũ vào năm 2012. Dưới sự tham gia điều hành của anh, số trẻ tăng nhanh theo thời gian. Và cơ may đã đến khi ông chủ cũ tuổi cao sức yếu không muốn tiếp quản nữa. Anh đem sự việc trên chia sẻ với anh Phước và anh Phước cho mượn thêm tiền để chuyển đổi cổ phần cơ sở tiếp theo. 

Có trong tay 2 cơ sở, anh tiến hành cấu trúc lại công ty, lựa chọn được 2 cô hiệu trưởng vừa có tâm vừa có tầm. Tìm được nhân sự cốt lõi, anh đưa ra mức học phí trung bình thấp nhằm đáp ứng mong đợi của phụ huynh ở phân khúc này. Hiểu được tâm tư nguyện vọng cuả phụ huynh nên anh đã cho gắn hệ thống camera 2 chiều, nhờ vậy số trẻ tăng đột biến. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, anh mở thêm 2 cơ sở nữa, tổng cộng là 4 cơ sở, tạo thành hệ thống trường Mầm non Hoàn Mỹ - Việt Mỹ với số lượng trên một ngàn cháu. 

Xúc cảm đong đầy

Trong con người Trần Minh Hải không chỉ chứa đựng tố chất đạo đức của một người thầy, một doanh nhân mà còn có một tâm hồn thi sĩ, một trái tim nhạy cảm, dễ động lòng trắc ẩn trước những biến đổi của tạo vật, những số phận éo le trong cuộc đời. Là một người lãnh đạo nhưng anh không xa cách với cấp dưới của mình mà luôn luôn nghĩ đến họ, nghĩ đến công việc vất vả lặng thầm của những cô giáo Mầm non, những cô bảo mẫu. Bao điều chứa chất trong một tâm hồn đau đáu thương đời, anh chẳng biết tâm sự cùng ai, đành gửi vào những câu thơ như những lời tự bạch. Đọc thơ anh ta mới cảm thấu tấm lòng của anh gửi gắm vào từng số phận, từng nhịp thở của sự nghiêp trồng người.

Tuổi xuân đi qua em

Em là cô giáo mầm non
nở nụ cười xuân với trẻ con
mỗi bước chân đi êm nhịp thở
giang tay bế bỗng cả trời mơ.

Sáng sớm em cười tươi đón trẻ
trưa mang theo ánh mắt giòn tan
rớt giọt mồ hôi
ủ giấc bé say nồng.

Chiều chia tay với trẻ
mắt em còn quyến luyến nhìn theo
hoàng hôn trải rực sông chiều
màn đêm buông xuống cánh diều chao nghiêng.

Mấy ai biết đêm qua em thiếu ngủ
chăm mẹ già và đứa con thơ
em vẫn cười tươi trước mặt phụ huynh
vì mưu sinh
vì trách nhiệm
em che dấu những điều buồn tủi
của riêng mình ướt gối hằng đêm.

Tuổi xuân đi qua em
bằng nhịp đập trái tim lan vào từng đứa trẻ
em đâu dám mong phụ huynh chia sẻ
bởi mỗi người nhận lấy nghiệp phần riêng.

Trăm năm dâu bể một đời
ngàn năm đọng lại tiếng người ru con!
                                    
                                           Thơ TMH

Bài thơ kết thúc bằng câu “ngàn năm đọng lại tiếng người ru con” là sự truyền dẫn nguồn năng lượng từ người mẹ sang con, từ đời này sang đời khác như chính những thăng trầm nhưng cũng đầy thi vị mà cuộc đời anh đã trải./.