19/12/2024 lúc 10:27 (GMT+7)
Breaking News

Hạn mặn khốc liệt ở ĐBSCL và cuộc chiến “chống” … trời!

VNHN - Nhiều doanh nghiệp cung ứng thiết bị chống hạn mặn đã nhanh chóng đồng hành cùng bà con bằng các biện pháp “cấp cứu” như quyên tiền, vận tải nước miễn phí, mua “giải cứu” lúa gạo... Đặc biệt, các doanh nghiệp ngành bồn chứa nước đã sát cánh cùng nhiều địa phương cung cấp nhiều loại bồn chứa để tích trữ nước sạch cho sinh hoạt, nấu ăn.

VNHN - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tình trạng xâm nhập mặn ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng dần, vào giữa tháng 4 sẽ đạt mức cao nhất. Tại một số trạm quan trắc ở tỉnh Long An và tỉnh Kiên Giang được dự báo có độ mặn cao hơn so với tháng 3 vừa qua.

Các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại; sông Hàm Luông; sông Cổ Chiên, sông Hậu và sông Cái Lớn… phạm vi xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt.

Mùa khô kéo dài…ông trời quên mưa!

Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, tổng diện tích lúa vụ Mùa 2019 và Đông Xuân 2019-2020 bị thiệt hại khoảng 43.500ha, chiếm 10,7% so với tổng cộng thiệt hại năm 2015-2016. Tổng số hộ dân vùng ĐBSCL đang bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn gặp khó khăn đến nguồn nước sinh hoạt khoảng 96.000 hộ. Trong đó, tỉnh Bến Tre 20.000 hộ, Sóc Trăng 24.400 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 20.500 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ, Long An 7.900 hộ và tỉnh Trà Vinh 8.600 hộ.

Một góc ảnh phèn mặn trên đồng ruộng ở Kiên Giang.

Vào khoảng thời gian này, nguồn nước ngọt ở vùng thượng nguồn các sông lớn ở ĐBSCL (bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ), mực nước tiếp tục thấp, khó khăn cho bơm tát ở các vị trí xa kênh trục chính. Vùng giữa ĐBSCL (bao gồm phần đất thuộc TP. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre), nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông khi chân triều xuống thấp, sông Cổ Chiên 35-40km, sông Hậu 30-35km, sông Vàm Cỏ 90-100km, sông Cái Lớn 55-60km. Các sông Hàm Luông, cửa Đại và cửa Tiểu khả năng lấy nước hạn chế do mặn nền tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trả lời báo giới, TS. Mai Văn Khiêm - Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn (KTTV) quốc gia cho biết, mặc dù tình hình hạn mặn mùa khô năm 2020 vẫn được coi ở mức nghiêm trọng như năm 2016, nhưng do các công tác dự báo, cảnh báo sớm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã triển khai tốt công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, thiệt hại cho hạn mặn mùa khô năm nay đã được giảm thiểu.

Trung ương, địa phương cùng xuống ruộng!

Cống ngăn mặn T2 ở xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, Trần Hồng Hà quyết định trích Quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ mỗi tỉnh 800 triệu đồng cho 5 tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp về hạn, mặn gồm: tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Cuối tháng 3/2020 vừa qua, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang đã tổ chức tiếp nhận 100 thiết bị lọc nước, xử lý nước, trao cho 100 hộ nghèo, gia đình chính sách của 2 huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông với tổng kinh phí 200 triệu đồng. Còn tại huyện Cai Lậy (Tiền Giang), UBND huyện đã khẩn trương cùng các ngành liên quan triển khai giải pháp cấp bách để cấp nước tưới cho cây sầu riêng. Tính đến 14 giờ, ngày 16/3/2020, trên địa bàn huyện đã tiếp nhận trên 9.404 m3 nước ngọt và UBND các xã đã phân phối gần 7.380 m3 nước ngọt cho 980 hộ dân để tưới cây sầu riêng. 

Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cùng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Sóc Trăng tặng bồn chứa nước sạch cho người dân vùng hạn mặn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tại Sóc Trăng, để góp sức chung tay, đồng hành cùng bà con ứng phó với hạn, mặn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã trao tặng 350 bồn chứa nước loại 500 lít cho 350 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình neo đơn với tổng trị giá trên 500 triệu đồng. Đồng thời cấp miễn phí hơn 200m3 nước ngọt đến các hộ gia đình, gia đình chính sách và người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển thuộc huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu. Theo báo cáo mới đây của Bộ NN&PTNT cho biết, tỉnh Kiên Giang đã bố trí kinh phí đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống, nâng công suất nhà máy cấp nước để bảo đảm cung cấp cho 9.000 hộ. Số hộ thiếu nước còn lại sẽ sử dụng cấp nước di động trong thời gian xâm nhập mặn lên cao và sẽ khẩn trương huy động các nguồn vốn khác để sớm giải quyết.

Tỉnh Bạc Liêu chuẩn bị ứng vốn trước đầu tư mở rộng 36km mạng lưới đường ống và khoan bổ sung 4 giếng nước ngầm để cấp nước cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Tỉnh Long An đã hỗ trợ kinh phí mua 160 bồn trữ nước cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc huyện Cần Giuộc đang bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, tỉnh Tiền Giang đã lắp đặt 50 vòi nước công cộng đảm bảo khắc phục hoàn toàn tình trạng thiếu nước của 2.200 hộ dân trong các ngày xâm nhập mặn lên cao.

Để tiếp tục ứng phó với tình hình xâm nhập mặn đã và đang diễn ra, Bộ NN&PTNT đề nghị cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đang được bàn giao tạm thời để vận hành trong mùa khô 2019-2020.

Doanh nghiệp vào cuộc ... đồng hành cùng người dân

Nan giải nhất hiện nay đối với các tỉnh ĐBSCL nằm ở hạ nguồn là nước sinh hoạt. Tại Bến Tre, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt diễn ra từ sau tết Nguyên đán 2020 nhưng đến nay đã quá sức chịu đựng của người dân. Trong khi nước máy đã bị nhiễm mặn 4-5‰, không thể tắm giặt thì người dân bắt buộc phải đi mua nước ngọt từ nơi khác chở về với giá “cắt cổ”, có nơi lên đến 300.000 đồng/m3, dù giá nước máy của các nhà máy nước chỉ khoảng 8.000 đồng/m3.

Trung tuần tháng 3/2020, các cán bộ, chiến sĩ tàu 937 (thuộc Hải đoàn 129, Quân cảng Sài Gòn) đã cấp miễn phí 300m3 nước ngọt cho bà con khu vực ven biển Bến Tre. Khi tàu cập bến Cái Mơn, hàng trăm người dân tổ chức chào đón. Một cán bộ tàu cho biết, đây là số nước ngọt để cấp nước cho các hộ dân bị nước biển xâm thực nặng tại huyện Chợ Lách (Bến Tre). Từ Tết Nguyên đán đến nay, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã kịp thời hỗ trợ 800 thùng nước uống tinh khiết loại 20 lít, 150 bồn nhựa chứa nước loại 1.000 lít, 200 bồn nhựa loại 500 lít cùng nhiều suất quà tết trị giá hàng trăm triệu đồng cho bà con vùng hạn, mặn. Tỉnh cũng trang bị thiết bị lọc nước nhiễm mặn RO cho 12/35 trạm cấp nước để tạo nước ngọt, cung cấp cho người dân.

Trao bồn chứa nước loại 1.000 lít cho người dân.

Nhiều doanh nghiệp cung ứng thiết bị chống hạn mặn đã nhanh chóng đồng hành cùng bà con bằng các biện pháp “cấp cứu” như quyên tiền, vận tải nước miễn phí, mua “giải cứu” lúa gạo... Đặc biệt, các doanh nghiệp ngành bồn chứa nước đã sát cánh cùng nhiều địa phương cung cấp nhiều loại bồn chứa để tích trữ nước sạch cho sinh hoạt, nấu ăn. Nhiều công ty sản xuất bồn chứa nước đã kịp thời cung ứng ra thị trường những sản phẩm tiện ích, phù hợp nhất với bà con vùng hạn mặn với “giá mùa hạn”, rất phù hợp để các hộ mua sắm hay các địa phương, nhà hảo tâm mua tặng bà con trong vùng.

Chẳng hạn, sản phẩm của Công ty Roto Việt Nam, một công ty lấy việc giảm bớt nỗi đau do thiên tai của người dân ĐBSCL làm sứ mạng. Mùa hạn này, Roto đưa ra các sản phẩm bồn chứa nước ngọt nhựa và inox với 2 kiểu dáng truyền thống là đứng và nằm. Điều khá thú vị là mặc dù là sản phẩm lâm thời cho mùa hạn mặn nhưng chất lượng sản phẩm vẫn bền bĩ theo thời gian. Nguyên liệu nhựa làm bồn của ROTO được lựa chọn kỹ càng, đảm bảo chất lượng, đủ khả năng “thi gan” với mọi khắc nghiệt của thời tiết và “đọ sức” với sự thách thức của thời gian. Đặc biệt, để giảm thiểu tối đa chuyện rò rĩ nước, từng chiếc bồn của ROTO được đúc nguyên khối theo công nghệ khuôn quay vòng, không mối nối, có tính chịu lực cao, dẻo dai, nên nguy cơ rạn nứt khó lòng xảy ra và rò rỉ nước trở thành chuyện không thể!.

                                                                                                                 Hồng Ân