08/05/2024 lúc 16:09 (GMT+7)
Breaking News

Grab có thể bị 'xử' trong thương vụ thâu tóm Uber

VNHNO - Grab có thể bị xử phạt do liên quan đến dấu hiệu vi phạm quy định tập trung kinh tế. Hậu quả pháp lý cho Grab khá nghiêm trọng trong thương vụ mua lại Uber.

VNHNO - Grab có thể bị xử phạt do liên quan đến dấu hiệu vi phạm quy định tập trung kinh tế. Hậu quả pháp lý cho Grab khá nghiêm trọng trong thương vụ mua lại Uber.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD) - Bộ Công Thương vừa mới kết thúc điều tra sơ bộ vào ngày 13/9 liên quan đến vụ việc Grab mua lại hoạt động của Uber tại thị trường Việt Nam.

Bà Trần Phương Lan – Trưởng ban Giám sát và quản lý cạnh tranh – Cục Quản lý cạnh tranh cho biết: Vụ việc Grab thâu tóm Uber có dấu hiệu vi phạm quy định tập trung kinh tế, chậm nhất 18/11 sẽ có kết quả điều tra.

Vụ việc liên quan đến Grab có dấu hiệu vi phạm quy định tập trung kinh tế đang được điều tra, xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004. Nhưng nếu đến ngày 1/7/2019, khi Luật Cạnh tranh 2018 với nhiều quy định mới có hiệu lực thi hành, mà vụ việc vẫn chưa kết thúc thì có thể được xử lý theo quy định mới.

Cụ thể theo Điều 118 quy định về chuyển tiếp vụ việc thì vụ Grab thâu tóm Uber sẽ được tiếp tục xem xét theo hai trường hợp: Nếu hành vi đang bị điều tra không vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 thì sẽ được đình chỉ điều tra, xử lý. Còn nếu bị xác định là vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 thì sẽ tiếp tục bị điều tra theo luật mới. 

Grab thâu tóm Uber có thể bị phạt do có dấu hiệu vi phạm quy định tập trung kinh tế. Ảnh: Internet.

Luật Cạnh tranh 2018 đã quy định hành rõ nội dung mức phạt trong vi phạm về lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm tài chính liền kề trước đó. Mức phạt tối đa đối với quy định cạnh tranh không lành mạnh được quy định cứng là 2 tỷ đồng. Còn cá nhân vi phạm sẽ chịu phạt bằng 50% mức phạt so với tổ chức.

Ngày 26/3/2018, Grab Việt Nam chính thức phát đi thông cáo cho biết hoàn tất thương vụ thâu tóm Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam. Trong thương vụ Grab sẽ thu mua toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam Á, và tích hợp các hoạt động này vào nền tảng di chuyển và công nghệ tài chính hàng đầu của Grab sát nhập thành một. Như vậy Uber sẽ chỉ giữ 27,5% cổ phần trong Grab.

Về phía Grab Việt Nam đã đưa ra phản biện khi cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%, nên không thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịch.

Tuy nhiên, kết quả điều tra sơ bộ của Cục CT&BVNTD công bố ngày 16/5 cho thấy, việc tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam có thị phần kết hợp vượt ngưỡng 50%. Cục CT&BVNTD đang xem xét ra quyết định điều tra chính thức thương vụ này tại Việt Nam, muộn nhất là ngày 18/11 sẽ có kết quả./.