VNHN - Ông là một doanh nhân, nhà quản lý gương mẫu không chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết với nghề mà ở ông luôn có khát vọng vươn ra biển lớn. Đặc biệt, điều góp phần làm nên giá trị nhân văn sâu lắng trong ông chính là niềm đam mê âm nhạc. Thành công ngày hôm nay của ông được kết tinh từ sự rèn luyện, từ ý chí và lòng quyết tâm cùng sự cố gắng không mệt mỏi và hơn hết đó còn là khát vọng để vươn tới thành công của một trí thức tại TP.HCM năng động. Người tôi muốn giới thiệu trong bài viết chính là doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền hình cáp Sông Thu, Chủ tịch Hội đồng hương Quảng Nam tại TP. HCM.
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền hình cáp Sông Thu.
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1970, anh là con thứ trong một gia đình có ba anh em. Ngay từ nhỏ ông đã là người ham học và không ngừng tìm tòi, học hỏi vươn lên tìm kiếm cơ hội phát triển để làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Được thừa hưởng những tố chất kinh doanh của mẹ, nên từ năm 16 tuổi, ông đã biết kiếm tiền bằng cách hợp tác cùng một đơn vị Nhà nước để sản xuất bia hơi. Nhìn lại chặng đường hơn 32 năm trên thương trường, từ tay trắng đến cơ nghiệp ngày hôm nay, doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn, cho rằng: “Mình như người đi khai hoang...”. Càng đọc và tìm hiểu sâu về ông càng làm cho tôi thấy khâm phục tài năng đức độ ở ông, một doanh nhân đầy nhiệt huyết với nhãn quan chiến lược sắc bén, một người quản lý ấm áp trái tim người nghệ sĩ.
Trong quá trình gây dựng sự nghiệp ông cũng đã trải qua không ít lần thất bại nhưng ông không bỏ cuộc và quyết tâm làm lại từ đầu. Ông là người đã đưa đoàn xiếc Việt Nam đi diễn từ Bắc vào Nam và đoàn Trung Quốc về Việt Nam đi diễn giao lưu văn hóa, chính từ chuyến đi này, ông có cơ hội tiếp cận với dịch vụ truyền hình trả tiền tại Trung Quốc. Là người nhạy bén với kinh doanh và nắm bắt cơ hội, ông nhận thấy đây là lĩnh vực có tiềm năng. Sau khi trở về từ chuyến công tác ấy ông cùng người bạn thân thành lập ARICO, đưa dịch vụ truyền hình trả tiền đến với thị trường Việt Nam với tổng vốn đầu tư hạ tầng tại hai thị trường Đà Nẵng và TP.HCM lên đến gần 500 tỷ đồng.
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn đã ủng hộ 3 căn nhà Đại đoàn kết cho bà bà con nghèo tỉnh Quảng Nam với số tiền 150 triệu đồng, năm 2018.
Năm 2002, Công ty Truyền hình cáp Sông Thu Đà Nẵng được thành lập. Công ty đã góp vào liên doanh 80% vốn đầu tư và được đề cử giữ hai chức vụ quan trọng: Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc. Đây cũng là một mô hình mẫu về ngành truyền hình cáp cho các địa phương trong nước học tập, được các cấp lãnh đạo, các ban ngành liên quan và nhân dân khen ngợi. Năm 2004, nhận thấy quá trình phát triển đó, cũng như những kinh nghiệm thực tế của Công ty Sông Thu, khi xây dựng Dự án Mạng truyền hình cáp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình TP.HCM đã ký kết hợp tác với Công ty Sông Thu với thời hạn ban đầu là 20 năm - trên địa bàn 4 quận là Tân Bình, Tân Phú, Quận 6, Bình Tân.
Hiện nay, Công ty Truyền hình cáp Sông Thu được đánh giá là Công ty kinh doanh hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Truyền hình cáp. Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn không chỉ thành công trong lĩnh vực kinh doanh truyền hình cáp mà ông còn thành công cả trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác thải và sữa organic.
Nếu chỉ nói về khía cạnh thành đạt trên thương trường của Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn không thôi thì chưa đủ mà cái chất chứa trong tâm hồn ông, cái thi vị của âm nhạc luôn hòa cùng với giai điệu sâu lắng, ngọt ngào đi vào lòng người ấy là khởi nguồn của sự sáng tạo, mà nó ra đời như muốn được sẻ chia những tâm tư, những ước vọng sau những gì đã trải qua dù thành công hay thất bại, nó mang đến cho người nghe những cảm nhận chan chứa những hoài bão, những hương trầm xao xuyến, những nỗi nhớ mong người thân da diết, sự thủy chung và cả những khát vọng mong muốn được thỏa nguyện mong muốn được làm tròn bổn phận với cha mẹ cứ bừng lên những giai điệu âm nhạc trong sâu thẳm trái tim người trí thức doanh nhân, nghệ sĩ đa tài Nguyễn Văn Tuấn. Những cung bậc cảm xúc, những giá trị nhân văn lẫn ánh sáng của những khát vọng trong ông được truyền tải qua âm nhạc. Với ông âm nhạc là hơi thở, là nhịp đập trái tim, là một phần của cuộc sống và nếu nói không quá thì nó như là “lẽ sống trong ông”. Bản lĩnh cùng niềm tin sắc son trong cuộc sống đã xây dựng nên hình ảnh người doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn trí tuệ, mẫn tiệp và luôn bình tĩnh đón nhận mọi thứ, dù thất bại hay thành công. Ông luôn sống đúng với tính cách, bản chất con người mình, gắn mình với mọi người và luôn hướng tới xây dựng một môi trường văn hóa trong doanh nghiệp. Ông quan niệm rằng phải cứ cho đi mà không cần phải suy nghĩ đắn đo, điều quan trọng là làm sao bản thân phải tốt, mỗi ngày làm một việc tốt giúp được nhiều người. Âm nhạc dường như đã tâm tình được ý chí và hoài bão trong ông - một người bình dị, luôn mong muốn vươn xa, hướng tới, không ngại thất bại, khó khăn.
Doanh nhân Tuấn Sông Thu cùng Nhạc sĩ Võ Công Anh và Ca sĩ Ngọc Sơn tại chương trình họp mặt
Hội đồng hương Quảng Nam tại TP. HCM năm 2019.
Đặc biệt là ca khúc “Mẹ hiểu lòng con 2” do Ngọc nữ Bolero Tố My thể hiện, nội dung ca khúc là sự thổ lộ niềm trăn trở, nỗi lòng của một người con xa quê với mong muốn người mẹ hiền kính yêu sẽ thấu hiểu. Đây cũng là ca khúc anh thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn với người mẹ của mình.
Mẹ ơi! Thấu hiểu lòng con.
Từ ngày xa quê nắng dãi mưa dầm.
Bôn ba xứ sở quê người.
Hiểu lòng mẹ thương, lòng mẹ trông ngóng con đêm ngày.
Bao lần thao thức cầu xin,
Ơn trên soi xuống chở che cho người.
Vì sao, tóc mẹ phai màu?
Vì sao gánh cong lưng còng?
Chẳng bao giờ nghe tiếng thở than, nuôi con khôn lớn xá chi thân mình.
Giờ con đã trưởng thành hơn, tìm lại miền quê đáp ơn sinh thành.
Rêu phong mục phủ mái nhà, bóng mẹ nơi đâu?
Mà còn ai ngóng trông con về.
Còn ai nhóm bếp chờ mong.
Mẹ ơi đau đớn xót xa trong lòng.
Muộn màng con khóc nhớ mong trong long.
Bên cạnh ca khúc “Mẹ hiểu lòng con 1” và “Mẹ hiểu lòng con 2” được rất nhiều ca sĩ như Hoàng Vĩnh Lộc, Tố My, Hà Quang… chọn biểu diễn tại rất nhiều sân khấu trên cả nước, doanh nhân Tuấn Sông Thu còn là người viết lời cho rất nhiều ca khúc như: Người Quảng xa quê; Vỡ mộng tình ơi; Vị ngọt tình yêu; Gót hồng thư sinh; Thu sầu lẻ bóng; Bài ca Doanh nhân Quảng Nam; Bút ký thư sinh; Chuyện tình bên suối; Chuyện tình dưới mưa; Tương tư ca; Khúc lãnh du; Ngọc nữ Sâm Ngọc Linh. Ngoài những ca khúc về tình yêu, tình mẫu tử, về tuổi học trò hay về người Quảng xa quê, doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn còn viết lời cho nhiều ca khúc về quê hương, như: Nam Phước yêu thương; Ta về Duy Xuyên; Đà Nẵng mến yêu.
Rất nhiều ca khúc do doanh nhân Tuấn Sông Thu viết lời được Ca sĩ Quang Lê và Ngọc nữ Bolero Tố My thể hiện.
Là một trí thức đi lên từ gian khó nên ông thấu hiểu sự khó khăn, vất vả của người lao động. Đến khi trở thành người lãnh đạo cao nhất của một công ty, ông luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bằng cái tâm, cái tình, cái lý và cái tầm của mình đã giúp ông cùng cộng sự chèo lái Công ty CP Truyền hình cáp Sông Thu phát triển mạnh mẽ, giúp người lao động bớt cực nhọc trong lao động sản xuất và ổn định hơn về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Ông luôn tâm niệm rằng cứ hãy lao động hăng say, làm việc hết mình thì thành quả ắt sẽ tới. Nhiều năm công tác trong nghề, sự nỗ lực cống hiến của anh chính là đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội, cho quê hương, đất nước. Sự đồng cam cộng khổ với người lao động, gắn kết trách nhiệm lãnh đạo của mình với nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động. Ông chia sẻ: “Mỗi người cần có cái nhìn chiến lược lâu dài để có thể đóng góp tâm sức, trí tuệ cho sự phát triển chung của xã hội. Không nghĩ như vậy, không vì điều đó thì bản thân của mỗi người chỉ sẽ lo cho riêng mình, sẽ không thể thành công trên cương vị và trọng trách được giao. Với tôi, cái riêng luôn đặt đằng sau cái chung, trong cái chung thành công ắt có được cái riêng của mình. Điều ấy đã thôi thúc tôi làm việc và cống hiến bằng tinh thần chủ động, sáng tạo, bằng một tư duy thiết thực”.
Doanh nhân Nguyễn Văn Tuấn dù ở vị trí nào ông cũng làm tròn trách nhiệm với chữ “Tâm” và chữ “Tín” của mình. Ông không nề hà khó khăn mà ngược lại ông lấy khó khăn để rèn giũa bản thân, để được cống hiến nghiều hơn cho đời, cho nghề. Đối với ông phần thưởng cao quý nhất đó chính là mang đến cho người lao động một cuộc sống đầy đủ hơn, được cống hiến nhiều hơn vào sự thành công trong công cuộc đổi mới, xây dựng và hội nhập quốc tế của đất nước.